[The School of Life] 5 dấu hiệu nhận biết người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc
Điều tuyệt vời nhất về sự trưởng thành thể chất chính là nó rất dễ nhận ra; chúng ta nhanh chóng nhận ra độ tuổi của một người qua ngoại hình,...
Điều tuyệt vời nhất về sự trưởng thành thể chất chính là nó rất dễ nhận ra; chúng ta nhanh chóng nhận ra độ tuổi của một người qua ngoại hình, từ đó dễ dàng đặt ra kì vọng cũng như điều chỉnh thái độ giao tiếp với người đó. Nhưng điều này đối với mức độ trưởng thành về cảm xúc là một thứ xa xỉ. Bởi thứ này ta có thể liên tục kinh ngạc với những người ta tiếp xúc. Những người kém trưởng thành về mặt cảm xúc nhất có thể đánh lừa người khác bởi cuộc sống trưởng thành, tỏ ra phong thái tự tin và thái độ vô cùng nho nhã. Có thể ta sẽ mất kha khá thời gian ở trong mối quan hệ yêu đương hoặc công việc trước khi kịp nhận ra rằng thực chất ta đang đối mặt với một đứa trẻ sơ sinh với đa dạng cảm xúc mà bản thân không hề hay biết.
Điều tuyệt vời nhất về sự trưởng thành thể chất chính là nó rất dễ nhận ra; chúng ta nhanh chóng nhận ra độ tuổi của một người qua ngoại hình, từ đó dễ dàng đặt ra kỳ vọng cũng như điều chỉnh thái độ giao tiếp với người đó. Nhưng điều này đối với mức độ trưởng thành về cảm xúc là một thứ xa xỉ. Bởi thứ này ta có thể liên tục kinh ngạc với những người ta tiếp xúc.
Những người kém trưởng thành về mặt cảm xúc nhất có thể đánh lừa người khác bởi cuộc sống trưởng thành, tỏ ra phong thái tự tin và thái độ vô cùng nho nhã. Có thể ta sẽ mất kha khá thời gian ở trong mối quan hệ yêu đương hoặc công việc trước khi kịp nhận ra rằng thực chất ta đang đối mặt với một đứa trẻ sơ sinh với đa dạng cảm xúc mà bản thân không hề hay biết.
Vì sẽ có ích khi đưa ra vài chỉ dẫn chung để nhận biết người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc là như thế nào và cách rời xa họ nhanh chóng nếu cần thiết. Sau đây là một số lời thoại đặc trưng của những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc trong các cuộc hội thoại, và ít nhất đó cũng chính là dấu hiệu dấy lên hồi chuông cảnh báo.
"Tôi không thấy thoải mái khi ở một mình."
Có lẽ trên hết, điều khác biệt giữa người trưởng thành và chưa trưởng thành đó là khả năng độc lập mà không bị phân tâm, và nghĩ ngợi về việc họ là ai cũng như những gì họ đã trải qua. Người trưởng thành cho phép bản thân họ kiểm nghiệm cũng như "cảm nhận" những cảm xúc chân thật của họ, kể cả khi điều này rất khó khăn đối với họ và cũng không khiến họ thoải mái. Họ đón nhận những mặt xấu xí của bản thân, sự giận dữ, sự ghen tị và cả sự xấu hổ của chính mình. Họ không cần phải làm những việc mà người không chững chạc liên tục ép bản thân làm như: tìm một ai đó hoặc một thứ gì đó để đánh lạc hướng họ khỏi những dòng suy nghĩ giúp họ hiểu hơn về chính mình.
"Tôi không nhớ rõ tuổi thơ của mình ra sao nữa."
Có rất ít người được trải qua một tuổi thơ êm đẹp hoàn toàn. Dù rằng không ai cố tình làm vậy hay với mục đích tốt nhất của họ, sự phát triển của trẻ em vẫn bị cản trở và tổn thương. Do đó, điều quan trọng không phải là ai đó đã có một tuổi thơ "hạnh phúc" (hầu như không ai trên hành tinh này hoàn toàn có điều đó), nhưng mỗi người nên có cái nhìn về tuổi thơ của mình một cách bình tĩnh và sâu sắc kể cả về mặt tích cực và tiêu cực. Việc không thể nhớ nhiều về quá khứ không cho thấy rằng đó là điều bình dị hay chỉ là "lâu lắm rồi ...", chỉ là nó chưa được nghĩ tới thôi. Và bạn nên "né" nhé.
"Tôi chưa từng nghĩ về điều đó luôn ấy..."
Những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc gặp trở ngại rất lớn trong các cuộc trò chuyện mà đòi hỏi họ phải đưa ra những hiểu biết của mình về đam mê, điều phiền muộn, những kế hoạch và quá khứ của chính họ. Thế nên, nếu có ai đó ngồi cà phê cùng họ và hỏi, đại loại như, lần gần nhất họ chia tay là vì sao, hay họ thấy việc làm của họ ý nghĩa thế nào, hay điều họ nuối tiếc nhất khi còn bé, người hỏi sẽ có khả năng cao nhận được những câu trả lời kiểu như điều này là quá mới mẻ với họ và họ "chưa từng nghĩ về điều này trước đây". Không phải là người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc đang sống khép kín; chỉ đơn giản là họ đang sống chưa đúng với cuộc đời mình, với nỗi đau thật sự của nó.
"Mọi thứ đều tốt. Không sao cả..."
Thật là thô lỗ nếu ta ghen tị với những người đang có tâm trạng tốt. Tuy nhiên, người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường không chỉ có tâm trạng tốt, họ cứng nhắc ép bản thân khỏi tâm trạng tiêu cực. Mọi thứ đều được cho là là tốt (cha mẹ, công việc, tình yêu, đời sống tình dục, tham vọng của họ) bởi vì họ không có đủ can đảm để đối phó với bất cứ điều gì có nhiều sắc thái hơn và thực tế hơn, mà có thể kéo theo sự tức giận, mất mát, bối rối hoặc ham muốn ngớ ngẩn. Một người bước ra cuộc đối thoại với một người mất phương hướng và cô đơn như thế có thể có suy nghĩ rằng bất kỳ cuộc sống nào cũng có thể là một chiều khá vui nhộn. Đó không chỉ là cách một người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc đang tiếp nhận mọi việc.
"Đừng lảm nhảm về mấy thứ tâm lý đó nữa..."
Ngay khi cuộc hội thoại khiến họ cảm thấy bản thân không kiềm chế được cảm xúc, người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ cắt ngang nó bằng những lời chỉ trích nặng nề rằng cuộc hội thoại đang bị xoay quanh những điều vô nghĩa phức tạp thái quá. Thay vào đó, họ cởi mở hơn với những chủ đề đơn giản, dễ hiểu như thể nguồn gốc của mọi vấn đề của chúng ta là nằm ở việc suy nghĩ quá nhiều. Đó là kiểu thái độ có thể khiến họ khuyên một người đang lo lắng 'vui lên đi' hoặc sẽ cho rằng đa số các vấn đề tâm lý đều được bắt nguồn từ việc không ra khỏi nhà đủ nhiều. Nhưng tất nhiên, điều này không bắt nguồn từ sự tự tin: đó là một cách tồi tệ để bịt tai của một người và nói "Không" với những điều "thô nhưng thật".
Những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có thể cực kỳ quyến rũ và khiến ta thấy thú vị khi ở bên. Nhưng theo nguyên tắc chung, chúng tôi khuyên bạn nên tránh xa họ và chú ý đến sự thay đổi của họ trong khoảng 10 hay 20 năm sau. Cuộc sống cuối cùng sẽ quá ngắn ngủi, thú vị và cô đơn khi dành thời gian xung quanh những người không quan tâm đến việc mà ta xem là, trở nên trưởng thành về mặt cảm xúc.
Đông Phương dịch
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/article/5-signs-of-emotional-immaturity/