Tình Yêu 2.0, Thực Chất, Luôn Có Ở Quanh Ta
Những khoảnh khắc kết nối tích cực nhỏ nhoi có thể đem lại những lợi ích về sức khỏe.
Nhân vật của Hugh Grant trong bộ phim “Love Actually” có thể đang lên kế hoạch gì đó khi anh ta quan sát được rằng tình yêu, thực chất là, luôn ở quanh chúng ta – và nếu chúng ta mở rộng định nghĩa của tình yêu đến quan niệm của Barbara Frederickson về “Tình yêu 2.0” trong quyển sách cùng tên của cô, anh ta có thể còn đúng đắn hơn chúng ta nghĩ. Nơi nào cũng có thể có những hội ý chuyên môn.
Không lâu trước đây, tôi được mời đến diễn thuyết tại một buổi nói chuyện IGNITE (buổi nói chuyện mà những người diễn thuyết sẽ trình bày về những đam mê riêng tư và chuyên nghiệp của mình, chi tiết tại: igniteshow.com) trong một cuộc gặp thường niên của Hội Tâm lý học Công nghiệp và Tổ chức (Society for Industrial and Organizational Psychology). Chủ đề của các cuộc nói chuyện là “sự kết nối”. Cách những người diễn thuyết chúng tôi cắt nghĩa chủ đề là tùy thuộc vào mỗi người.
Đã từng đọc sách của Frederickson với chiếc nón “đọc sách thú vị”, tôi quyết định đọc lại quyển sách dưới con mắt hàn lâm để xem nó có thể giúp tôi có một cái nhìn mới mẻ hơn về sự kết nối, đặc biệt là sự kết nối chúng ta tạo ra tại những hội nghị. Kết quả là, tôi tìm ra nhiều hơn là một cảm hứng từ quyển sách này. Bài viết này phản ánh lại những gì tôi rút ra được và diễn thuyết tại buổi nói chuyện IGNITE.
Khái niệm điển hình của chúng ta về tình yêu là cái mà chúng ta dùng để mô tả tình cảm đôi lứa, quan hệ gia đình thân thiết, hoặc cả những tình bạn gần với tình thân. Kiểu tình yêu này tập trung vào những mối quan hệ, lòng tin, và sự hỗ trợ mạnh mẽ. Điều tốt là nó sẽ sâu sắc hơn theo thời gian và là một tình cảm lâu dài. Nó cũng thường chỉ giới hạn trong phạm vi một số ít người trong cuộc đời.
Và mặc dù họ có đôi lúc làm chúng ta cảm thấy điên tiết, nhưng họ có thể đang giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Nghiên cứu tích lũy đưa ra những bằng chứng cho thấy một sự tăng tuổi thọ đối với những người có các mối quan hệ xã hội nhiều hơn và phức tạp hơn.
Thật vậy, chúng ta đều biết rằng làm những việc tốt cho sức khỏe như chích ngừa cúm, bỏ thuốc lá, và tập thể dục thường xuyên sẽ làm gia tăng tuổi thọ. Nhưng nhiều người trong chúng ta không nhận ra được những bằng chứng cho thấy việc phát triển một mạng lưới quan hệ xã hội có thể cũng quan trọng tương đương hoặc là hơn thế nữa trong việc tăng cường tuổi thọ so với những biện pháp sức khỏe khác (Holt-Lunstad, Smith, & Layton, 2010).
Vậy nếu bạn không đủ may mắn để có nhiều bạn thân, một người bạn tình, hay là một gia đình đúng nghĩa? Nếu bạn bằng lòng mở rộng khái niệm của tình yêu, hoặc là Frederickson gợi ý, nâng cấp nó lên Tình yêu 2.0, bạn có thể sẽ gặp may mắn. Bởi vì kết quả nhận thấy rằng loại tình yêu này rất phong phú và dễ tạo dựng với tất cả chúng ta trên nền tảng hằng ngày.
Tình yêu 2.0 được định nghĩa bởi Frederickson là "một khoảnh khắc cộng hưởng tích cực chung ngắn ngủi”. Nó gồm ba thành phần:
(a) một cảm xúc tích cực chung giữa hai hoặc nhiều người,
(b) sự đồng bộ giữa phản ứng hóa sinh và hành vi, và
(c) nhận thức về các dấu hiệu của những mối quan tâm chung – dù chỉ là trong khoảng thời gian ngắn.
Khi chúng ta nâng cấp lên Tình yêu Love 2.0, ta đi từ định nghĩa văn hóa của tình yêu đến sự thấu hiểu về tình yêu từ con người của chúng ta. Và, như kết quả, cơ thể chúng ta không thể thực sự phân biệt được giữa những khoảnh khắc tích cực ngắn ngủi mà chúng ta chia sẻ với bạn đời của mình với những khoảnh khắc chia sẻ cùng một anh chàng nào đó trong thang máy. Khi chúng ta cộng dồn những khoảnh khắc này (hoặc, nói cách khác, khi “trở thành người yêu”), chúng ta sẽ mở lòng với những món quà bằng nhận thức, tâm lý, và sinh lý.
Về nhận thức, Frederickson mô tả một nghiên cứu về sự ảnh hóa trong não cho thấy những hoạt động được tăng cường trong những vùng não biểu thị bề rộng của tri giác được tăng lên khi chúng ta trải qua những cảm xúc tích cực, thứ phản chiếu lại những gì ta đạt được trong những khoảnh khắc của Tình yêu 2.0 (Schmitz, De Rosa, & Anderson, 2009). Nói cách khác, chúng ta có thể sẽ nhận thấy nhiều thứ xung quanh chúng ta hơn. Thêm vào đó, những khoảnh khắc của Tình yêu 2.0 có thể sản sinh ra sự sáng suốt, từ việc gặp gỡ được với nhiều người có những quan điểm khác nhau mà ta có thể sử dụng khi cần thiết.
Về cảm xúc, bổ sung cho cảm giác dễ chịu thuần túy mà Tình yêu 2.0 sản sinh, những quan điểm mới thu thập được có thể giúp chúng ta xây dựng tính kiên cường để giải quyết những tác nhân gây stress không thể tránh khỏi trong cuộc sống (Algoe & Frederickson, 2011).
Về sinh lý, Frederickson giải thích rằng những lần gặp mặt này tăng cường oxytocin (một hormone có liên quan đến sự liên kết và gắn bó) và có thể giúp chúng ta tăng trương lực phế vị (giúp thư giãn nhịp đập của tim); đây là những vậy chỉ tị một sức khỏe thể chất được cải thiện.
Có vẻ như ở bất cứ đâu, “những người đang yêu” đều chiến thắng.
Nhưng điều này thì liên quan gì đến hoạt động mạng lưới trong hội nghị?
Mặc dù những khoảnh khắc kết nối tích cực ngắn ngủi này có khả năng xảy ra ở bất kỳ lúc nào chúng ta gặp mặt một người khác, chúng lại dễ xảy ra hơn khi chúng ta ở trong một môi trường tràn ngập những sự tích cực và sôi nổi, và khi chúng ta có cảm giác thuộc về và thân quen với những người xung quanh. Với nhiều chuyên gia, hội nghị thường niên là nơi chúng ta cảm thấy rất hào hứng, sinh động, và như thể chúng ta đã “tìm được người của mình”.
Chúng ta đã được dạy về hoạt động mạng lưới trong những hội nghị để có thể đề bạt bản thân và công việc. Chúng ta phát hiện ra rằng ta có thể gặp được những cộng tác viên mới và nhận được những lời phê bình hữu ích cho công trình mà chúng ta trình bày.
Mặc dù vẫn có những lợi ích đầy tiềm năng này, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hứng thú với việc hoạt động mạng lưới, và một số người lại hoàn toàn kinh sợ nó. Có lẽ việc này trông có vẻ giả tạo; có lẽ nó sẽ rút cạn sức lực của chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta xem những hội nghị này là một mảnh đất màu mỡ để trải nghiệm những khoảnh khắc kết nối ngắn ngủi này thì sao?
Nếu chúng ta thật sự mở lòng và vui lòng tiến hành một cách hoàn toàn – bằng việc nhìn thẳng vào mắt người khác, trao tặng một nụ cười chân thật, thực sự nghiêng người tới và lắng nghe những gì họ nói – chúng ta không chỉ đạt được những lợi ích truyền thống của hoạt động mạng lưới mà còn thu được một số lợi ích về sức khỏe thực sự.
Tôi thấy hội nghị đầy những cơ hội cho các khoảnh khắc này – khi xem bảng quảng cáo, đi bộ đến hội nghị chuyên đề, uống cà phê trong giờ giải lao, những giờ cocktail, vân vân. Nhưng, một lưu ý nho nhỏ: Nếu bạn đi xung quanh với mắt dán chặt vào smartphone thì những khoảnh khắc đó rất khó có thể xảy ra được.
Vậy nên hãy nhớ những gì Barbara (và Hugh) nói, và có những sự thay đổi.
Hồng Phương dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-wide-wide-world-psychology/201406/love-20-actually-is-all-around