Trầm cảm tìm đến khi bạn của thực tại đang muốn sống tốt hơn? 

tram-cam-tim-den-khi-ban-cua-thuc-tai-dang-muon-song-tot-hon- 

Chúng ta đang sống trong một thời đại với quá nhiều bất an và lo lắng, chúng đến từ những cảm xúc tiêu cực khác nhau: lo lắng buồn bã, bất hạnh dằn vặt, lạc lõng và thất vọng… tất cả những biểu hiện này đều là triệu chứng của căn bệnh trầm cảm.

Chúng ta đang sống trong một thời đại với quá nhiều bất an và lo lắng, chúng đến từ những cảm xúc tiêu cực khác nhau: lo lắng buồn bã, bất hạnh dằn vặt, lạc lõng và thất vọng… tất cả những biểu hiện này đều là triệu chứng của căn bệnh trầm cảm.

Không phải chỉ những người có lối sống tiêu cực mới dễ mắc trầm cảm, trầm cảm tìm đến với nhiều dạng thức khác nhau, đó có thể là người bình thường vẫn luôn vui cười, người lúc nào cũng mang dáng vẻ lạc quan tích cực. Nhưng đâu đó lẫn sâu trong tâm hồn họ là sự cô đơn tuyệt vọng và những tổn thương mất mát không thể hàn gắn. Mỗi ngày họ đều cố gắng vươn lên và sống tốt hơn, thế nhưng song song cùng với bước đi về phía trước, họ lại quên chữa lành sâu bên trong mình, vẫn bị những thiếu sót trong quá khứ dằn vặt, vô tình tạo nên sự bất mãn và không hài lòng với thực tại.

Cuối cùng, khi những nỗi đau trở nên quá lớn vượt tầm kiểm soát, chúng sẽ khiến bạn bị chôn vùi và không thể thoát khỏi cái bóng của quá khứ. Nói cách khác, trầm cảm chính là nỗi khao khát muốn được sống tốt hơn của chính bản thân bạn.

Khái niệm về quan điểm thời gian được tuyên bố bởi nhà tâm lý học người Mỹ - Philip Zimbardo càng củng cố thêm cho điều này. Đây là nhận thức chủ quan của một cá nhân về thời gian và những giá trị được hình thành thông qua sự tương tác giữa kinh nghiệm trong quá khứ cùng các chuẩn mực xã hội. Quan điểm về thời gian được chia thành quá khứ tích cực, quá khứ tiêu cực, khoái lạc trong hiện tại và định hướng tương lai. Zimbardo cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải có một quan điểm thời gian cân bằng, thay đổi linh hoạt tùy theo mỗi tình huống, thay vì chỉ thiên về một phía nào đó.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người có quan điểm thời gian tích cực sẽ ít có nguy cơ bị mắc trầm cảm hơn. Người có cái nhìn tích cực về quá khứ sẽ biết trân trọng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp. Ngược lại, người nhìn quá khứ theo hướng tiêu cực sẽ sống với sự nuối tiếc và hối hận, không thể tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc của hiện tại.

Thay vì mãi đắm chìm vào trong những nỗi đau, hy vọng rằng mỗi chúng ta có thể phần nào buông bỏ dần được sự dằn vặt trong tâm trí, vì chỉ khi bạn cố gắng tập trung sống cho hiện tại, những ám ảnh trong quá khứ mới có thể dần lùi xa không làm phiền tới tương lai tốt đẹp của riêng bạn!

Trích trong sách “Phục hồi sau trầm cảm và lo âu”.

“PHỤC HỒI SAU TRẦM CẢM VÀ LO ÂU” – là cuốn sách tổng hợp những phương pháp chữa lành tâm lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp bạn tạo dựng, phát triển và kiểm soát tốt tâm trí của mình để có thể sống với một tâm thế vững vàng trong hiện tại, thoát khỏi những lo âu cùng sự hối tiếc.

Xem sách tại Fahasa

menu
menu