Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách giữa đố kỵ và ngưỡng mộ 

tri-tue-cam-xuc-la-chia-khoa-de-thu-hep-khoang-cach-giua-do-ky-va-nguong-mo 

Mục đích của bài này là khám phá sự khác biệt giữa đố kỵ và ngưỡng mộ, nhờ đó mà chúng ta có thể bớt đi cảm giác đố kỵ và thường xuyên trải nghiệm cảm giác ngưỡng mộ đầy tích cực. 

Đố kỵ là cảm giác mà bạn khao khát hay thèm muốn thứ gì đó mà người khác đang sở hữu—đó có thể là vật chất hoặc một thuộc tính. Đố kỵ dựa trên sự so sánh tiêu cực, đưa đến cảm giác thiếu sót và đau đớn. Đố kỵ mang tính huỷ diệt vì cơ bản nó là một so sánh tiêu cực. Nó có thể là động lực thúc đẩy, nhưng cũng có thể gây ra cảm giác thiếu tự tin, do đó dẫn đến sự tiêu cực và lòng tự trọng thấp.

Ngược lại, sự ngưỡng mộ liên quan đến việc đánh giá cao những gì người khác đã hoặc đang làm mà không giảm thiểu hay xem thường nỗ lực của họ để đạt được những thứ đó. Hoặc trong trường hợp là những thứ chẳng đòi hỏi nỗ lực, chẳng hạn như nhan sắc hoặc có một giọng nói dễ nghe, nó chỉ đơn giản là đánh giá cao những gì họ đang có, khiến cuộc sống quanh ta trở nên đẹp đẽ hơn và tận hưởng chúng. Sự ngưỡng mộ có thể là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn đố kỵ vì nó xuất phát từ sự tích cực và thường là ý thức cao về lòng tự trọng.

THU HẸP KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐỐ KỴ VÀ NGƯỠNG MỘ  

Khi gặp ai đó có một phẩm chất, thuộc tính gì đó mà chúng ta còn thiếu, ta có thể quyết định mình nên ngưỡng mộ hay là đố kỵ với họ. Bạn có thể nhận ra sự khác biệt bằng cách tự hỏi mình câu sau: Tôi có ngưỡng mộ thành tựu của người này khi tính đến tất cả những gì họ đã bỏ ra để đạt được chúng không, hay là tôi chỉ đang chăm chăm vào ước muốn có được thứ họ đang sở hữu? Hoặc nếu phẩm tính của đối phương là thứ được trời cho, bạn có thể dành chút thời gian suy ngẫm về cảm giác của mình khi xem xét người này và phẩm tính của họ. Nếu bạn cảm thấy mình thiếu cao quý và bao dung thì bạn chắc chắn có thể nhận được lợi ích từ việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc để phát triển nhận thức về những cảm xúc chân thực của bạn và học cách ngưỡng mộ thay vì ganh ghét người khác. Bạn có thể học cách chuyển đồng xu đố kỵ/ngưỡng mộ sang mặt ngưỡng mộ và loại bỏ mặt đố kỵ. Điều này sẽ cho phép bạn có những mối quan hệ tích cực, trung thực hơn, truyền cảm hứng sáng tạo hơn và thu hút nhiều hơn những thứ bạn thiếu vào cuộc sống của mình.

Ảnh: GETTY

SỨC MẠNH CỦA SỰ NGƯỠNG MỘ

Khi ngưỡng mộ ai đó tức là bạn đang đặt mình vào vị trí của người học. Còn những kẻ đố kỵ thì lại có xu hướng dựng lên rào cản đối với việc học hỏi. Người đố kỵ tự khép mình trước người khác vì họ cảm thấy giá trị bản thân đang bị đe doạ. Nhưng nhờ học cách ngưỡng mộ mà bạn có thể trở nên thân thiện hơn và cởi mở để trân trọng nỗ lực và sự phấn đấu ở người khác.

Theo bạn, điều nào sau đây hữu ích hơn: chỉ nhăm nhăm soi mói cái dở của thiên hạ và ganh ghét trước thành công của họ, hay là học hỏi từ những người thành công và được thúc đẩy bởi thành công của họ? Một người có thể nhìn thấy thành tựu của người và nổi lòng đố kỵ, trong khi người khác thì thực tâm ngưỡng mộ. Sự lựa chọn là của bạn, và đó là lựa chọn quan trọng mà bạn cần đưa ra, vì học cách phân biệt giữa hai điều này cho phép bạn tránh được nỗi bất hạnh do đố kỵ gây ra và xem thái độ ngưỡng mộ là nguồn sức mạnh khơi dậy niềm tự hào và động lực thúc đẩy.   

CAM KẾT ĐI THEO SỰ NGƯỠNG MỘ

Điều quan trọng là đừng tìm cách kìm nén cảm giác đố kỵ, mà hãy điều chỉnh lại cảm giác đó bằng cách cam kết đi theo sự ngưỡng mộ. Thực tế thì, việc cố phớt lờ hoặc che giấu sự đố kỵ có thể khiến cho nó trở nên dữ dội hơn. Khi không được kiểm soát, cảm giác đố kỵ có thể dẫn tới cảm giác phẫn nộ và cay đắng, cũng như những cảm xúc chân thực rằng chúng ta đã sai. Giải pháp cho đố kỵ ấy là thừa nhận rằng nó là một tác nhân gây ra bất hạnh, và sau đó chuyển nó thành sự ngưỡng mộ.  

Nếu bạn cảm thấy đố kỵ, đừng quá lo lắng rằng bạn là một kẻ xấu xa hay không thể cứu giúp. Thay vào đó, hãy coi nó là cơ hội để tạo ra năng lượng và thúc đẩy quá trình phát triển cá nhân của bạn bằng cách chuyển hoá đố kỵ thành sự ngưỡng mộ. Mặc dù ngưỡng mộ và đố kỵ là những cảm xúc đối nghịch nhau, nhưng điểm chung của chúng là có thể thúc đẩy chúng ta cải thiện bản thân.

Sự ngưỡng mộ được liên kết với một tâm lý giàu có, dư thừa. Đó là một phần của quá trình tích cực bao gồm đặt mục tiêu, lập kế hoạch và học những gì cần thiết để phấn đấu đều đặn hướng tới mục tiêu. Từ chỗ có khát vọng để đạt được mong muốn của bạn, từng phần của quá trình này có thể làm bạn trở thành một người mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc là rất quan trọng để kiểm soát cảm xúc của bạn và học cách ngưỡng mộ thay vì đố kỵ. Trí tuệ cảm xúc sẽ mang đến cho bạn nhận thức và kỹ năng cần thiết để tạo khoảng cách giữa những gì đang xảy ra, cách bạn cảm nhận và suy tư. Bằng cách nhận thức được từng quá trình này và học cách phân biệt cũng như sửa đổi chúng, bạn có thể trở thành một người có sức ảnh hưởng, mạnh mẽ và hạnh phúc hơn, nhiều khả năng đạt được mục tiêu của mình và có những mối quan hệ thỏa mãn hơn.

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/forbescoachescouncil/2021/07/07/the-key-to-bridging-the-gap-between-envy-and-admiration-is-emotional-intelligence/?sh=2f6e50824f53

menu
menu