Vấn đề về sự bất cân xứng tâm lý

van-de-ve-su-bat-can-xung-tam-ly

Một trong những sự thật cơ bản nhất về kiếp người là ta luôn hiểu bản thân từ bên trong, nhưng lại chỉ biết về người khác qua những gì họ chọn hoặc có thể chia sẻ với ta – một lượng thông tin hạn chế, được biên tập kỹ lưỡng.

Một trong những sự thật cơ bản nhất về kiếp người là ta luôn hiểu bản thân từ bên trong, nhưng lại chỉ biết về người khác qua những gì họ chọn hoặc có thể chia sẻ với ta – một lượng thông tin hạn chế, được biên tập kỹ lưỡng.

Ta thường xuyên và sâu sắc tiếp xúc với chính những lo âu, hy vọng, khát khao và ký ức của mình – nhiều trong số đó quá mãnh liệt, kỳ lạ, mong manh hoặc buồn bã. Nhưng khi nói đến người khác, ta chỉ có thể dựa vào những lời họ nói ra, những dấu hiệu họ để lộ, hoặc đôi khi là những mẩu chuyện vụn vặt họ chọn kể. Những gợi ý này là một bản đồ đầy thiếu sót, không bao giờ phản ánh được toàn bộ thực tế về cuộc sống của một con người khác.

Hệ quả của sự bất cân xứng tâm lý này là ta thường nghĩ rằng bản thân mình kỳ quặc, đáng xấu hổ và đáng lo ngại hơn nhiều so với những người ta gặp. Những cảm xúc lo âu, tức giận, ghen tị, những rắc rối trong đời sống tình dục hay những nỗi đau khổ dường như mãnh liệt và rối rắm ở ta hơn hẳn so với bất kỳ ai xung quanh. Nhưng thực tế không phải vậy. Ta không khác biệt hay “lạ lùng” hơn người khác; ta chỉ đơn giản biết quá rõ về chính mình.

Sự bất cân xứng tâm lý này dẫn đến hai hệ quả phổ biến: cô đơnrụt rè.

Ta cảm thấy cô đơn vì không thể hình dung rằng người khác cũng khao khát, thèm muốn, ghen tị, tức giận, khổ đau và rơi lệ như ta. Ta thấy mình như bị đẩy ra ngoài lề, sống giữa một thế giới xa lạ với những con người hoàn toàn khác biệt – và có lẽ, nếu họ hiểu rõ ta, họ sẽ khó mà chấp nhận nổi. Trong những khoảnh khắc tối tăm, ta có thể nghĩ rằng không một ai vừa hiểu vừa có thể yêu thương con người thật của mình.

Ta cũng trở nên rụt rè, dễ cảm thấy lép vế trước những người mà ta cho rằng không thể chia sẻ cùng những tổn thương hay bất an của ta. Ta tưởng tượng rằng họ sẽ không bao giờ có thể liên hệ với những suy nghĩ vu vơ, điên rồ, kỳ quặc, hay đôi lúc lý tưởng hóa quá mức mà tâm trí ta trôi qua mỗi ngày. Khi đạt được những vị trí quan trọng, ta dễ cảm thấy như kẻ mạo danh, luôn bị ám ảnh rằng những điểm khác biệt của mình khiến ta không xứng đáng so với những người từng đứng ở vị trí đó. Để hoà nhập, ta trở nên nhạt nhẽo, sao chép vẻ ngoài của người khác dựa trên giả định rằng đó mới là con người thật của họ.

Giải pháp cho sự bất cân xứng tâm lý nằm ở hai điều: nghệ thuậttình yêu.

Nghệ thuật mang đến những miêu tả chân thực về đời sống nội tâm của những người xa lạ, bằng sự duyên dáng và sức hút mãnh liệt, nghệ thuật giúp ta nhận ra họ cũng trải qua những nỗi khổ tâm và hy vọng mà ta tưởng chỉ riêng mình gánh chịu.

Tình yêu, ngược lại, là cơ hội quý giá để ta cảm nhận sự an toàn và dũng cảm bộc lộ con người thật của mình với một người khác. Từ đó, ta có thể khám phá đời sống thực sự của họ qua một mối liên kết gần gũi và sâu sắc hiếm hoi.

Để vượt qua sự bất cân xứng tâm lý, ta cần học cách tin tưởng – ngay cả khi không có bằng chứng – rằng tất cả mọi người, xét cho cùng, đều gần giống ta hơn là họ giống với những “vỏ bọc” họ phô bày ra thế giới. Họ cũng rụt rè, sợ hãi, lo âu, và thiếu sót không kém gì ta. Sự thật may mắn là, không ai trong chúng ta kỳ quặc, khác thường, hay đặc biệt theo cách tiêu cực như ta thường sợ hãi hoặc tự huyễn hoặc.  

Nguồn: THE PROBLEM OF PSYCHOLOGICAL ASYMMETRY - The School Of Life

menu
menu