Hạnh phúc khi không nghĩ gì cả
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong triết học là, “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” của nhà triết học người Pháp thế kỷ 17 René Descartes. Câu nói này được hiểu là hành động suy nghĩ tạo ra cảm giác về bản sắc của chúng ta ...
Tác giả Steve Taylor
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong triết học là, “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” của nhà triết học người Pháp thế kỷ 17 René Descartes. Câu nói này được hiểu là hành động suy nghĩ tạo ra cảm giác về bản sắc của chúng ta, và nếu không có suy nghĩ thì chúng ta sẽ không còn tồn tại. Nhưng nói đúng ra, Descartes đã lập luận rằng điều duy nhất trên thế giới mà chúng ta có thể chắc chắn việc chúng ta tồn tại, là nhờ việc chúng ta có khả năng suy nghĩ. Chúng ta có thể nghi ngờ mọi thứ khác - ngay cả khi mặt trời sẽ mọc vào sáng mai - nhưng miễn là chúng ta đang suy nghĩ, chúng ta không thể nghi ngờ sự tồn tại của mình.
Có vẻ không cần thiết khi phản bác với một nhà triết học già đáng kính như vậy, nhưng theo quan điểm của Steve Taylor, Tiến sĩ, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Leeds Beckett, Descartes đã sai khi nhấn mạnh quá nhiều vào tư duy. Nói rộng hơn, điều này cũng đúng với văn hóa phương Tây có xu hướng mở rộng hành động suy nghĩ, coi trọng suy nghĩ hơn bản năng và coi trọng logic hơn trực giác. Những người phương Tây liên kết tư duy với nền văn minh, và sự vắng mặt của nó đồng nghĩa với thứ man rợ, kém phát triển. Nhưng về nhiều mặt, sẽ tốt hơn nếu chúng ta suy nghĩ ít đi.
Chúng ta không ngừng tồn tại khi chúng ta ngừng suy nghĩ. Trên thực tế, chúng ta tồn tại theo nghĩa đen nhiều hơn. Suy nghĩ không ngừng tạo ra cảm giác về bản sắc, thậm chí là tạo ra những ảo tưởng. Suy nghĩ che đi bản chất tự nhiên nhất của chúng ta, và sự khỏe mạnh cũng như sự sáng tạo tự phát nảy sinh từ nó. Theo đó, có ý thức mà không cần suy nghĩ là một trạng thái lý tưởng, một trạng thái mà chúng ta nên tìm kiếm.
Source: Fllickr/Jael Claybaugh
HAI KIỂU SUY NGHĨ
Điều quan trọng cần lưu ý là có hai kiểu suy nghĩ khác nhau. Một mặt, đó là suy nghĩ hợp lý, có ý thức, khi chúng ta suy nghĩ có chủ đích và logic để đưa ra quyết định và kế hoạch, tổ chức cuộc sống và giải quyết vấn đề. Đây là sức mạnh của lý trí mà chúng ta sử dụng trong triết học và toán học. Kiểu suy nghĩ này là một công cụ tuyệt vời và chúng ta đã đúng khi đánh giá cao nó.
Tuy nhiên, một mặt khác, tư duy logic có ý thức thực sự khá hiếm. Phần lớn suy nghĩ của chúng ta thuộc về một phạm trù khác - những câu chuyện phiếm liên quan lướt qua tâm trí chúng ta một cách ngẫu nhiên. Nó thường bao gồm những suy nghĩ về tương lai và quá khứ, những giấc mơ về ước mơ, tham vọng của chúng ta cùng với những thực tế bị thay thế, hoặc những đoạn hội thoại và lời bài hát. Khi sự chú ý của chúng ta không bị các nhiệm vụ hoặc các hình thức giải trí bên ngoài cuốn lấy - hoặc khi chúng ta không thể cố gắng tập trung ổn định vào một nhiệm vụ và trở nên buồn chán - tâm trí của chúng ta thường bị áp đảo bởi những suy nghĩ này.
Tư duy liên tưởng đôi khi có thể là một điều thú vị - chẳng hạn như những giấc mơ và những ký ức êm đềm. Tuy nhiên, nhìn chung, “những suy nghĩ nhảm nhí” có ảnh hưởng rất tiêu cực. Nó tạo ra một cảm giác xáo trộn bên trong chúng ta, như thể tâm trí của chúng ta mất kiểm soát. Nó cũng tăng cường cảm giác tách biệt của chúng ta, bắt rễ từ sâu bên trong tâm trí của chúng ta. Suy nghĩ nhảm nhảm nhí cũng thu hút sự tiêu cực. Bạn rất dễ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực, điều này có thể dẫn đến sự chán ghét bản thân và trầm cảm.
HẠNH PHÚC KHI KHÔNG NGHĨ GÌ CẢ
Hầu hết những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng ta đều xảy ra khi không có suy nghĩ. Ví dụ, một trong những trải nghiệm thú vị nhất của chúng ta là trạng thái “dòng chảy”, khi sự chú ý của chúng ta được dồn toàn bộ các hoạt động có tính thử thách và kích thích, chẳng hạn như chơi nhạc, khiêu vũ, viết hoặc đọc. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể có một công việc hấp dẫn thường xuyên giúp chúng ta rơi vào “dòng chảy”. Một trong những lý do tại sao dòng chảy mang lại hạnh phúc là bởi chúng ta ngừng suy nghĩ. Khi sự chú ý kết hợp với một hoạt động, tâm trí của chúng ta trở nên yên tĩnh và trống rỗng. Chúng ta thậm chí có thể mất hoàn toàn nhận thức về bản thân.
Tương tự, một trong những trải nghiệm tích cực nhất của chúng ta là cảm giác kinh ngạc khi cảm thấy ấn tượng với các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Một bản nhạc hay một tòa nhà hay phong cảnh thiên nhiên khiến tâm trí chúng ta phải dừng lại. Ngay cả khi chỉ trong giây lát, tâm trí choáng váng khiến chúng ta ngừng suy nghĩ và chìm vào im lặng.
Một ví dụ cuối cùng là thiền. Toàn bộ mục đích của thiền (ít nhất là trong nhiều biến thể) là ngừng suy nghĩ. Chúng ta tập trung sự chú ý vào hơi thở của mình hoặc câu niệm, và dần dần tâm trí của chúng ta trở nên bình tĩnh và yên tĩnh hơn. Nếu chúng ta cố gắng làm dịu suy nghĩ của mình - hoặc chỉ là làm chậm chúng - thì chúng ta sẽ trải nghiệm một cảm giác hạnh phúc hơn khi chúng ta suy nghĩ rất nhiều.
Trong trạng thái thiền định sâu, chúng ta có thể trải nghiệm trạng thái tỉnh táo mà không cần suy nghĩ gì cả. Đây là một trong những trạng thái rất tích cực mà chúng ta có thể trải nghiệm và nó đem lại một cảm giác yên bình toàn vẹn. Chính xác thì trạng thái này mâu thuẫn với câu nói của Descartes. Thay vì việc ngừng tồn tại, chúng ta có một cảm giác thuần khiết hơn và sâu sắc hơn nhiều, đó là hạnh phúc.
SUY NGHĨ CHỈ LÀ MỘT CÔNG CỤ
Chúng ta nên ngừng suy nghĩ hoàn toàn? Điều này là không thể. Nhưng như đã nhấn mạnh ở trên, suy nghĩ có ý thức là cần thiết. Trạng thái lý tưởng nhất của con người là suy nghĩ bất cứ khi nào chúng ta cần hoặc muốn. Suy nghĩ phải là một công cụ mà chúng ta lấy ra khi cần, và sau đó lại có thể cất đi. Khi cất đi, chúng ta có thể trở lại sự hài hòa của một trạng thái yên tĩnh về tinh thần.
Điều này nghe có vẻ không thực tế, nhưng trong nghiên cứu của tác giả bài viết, Tiến sĩ Steve Taylor, ông đã gặp nhiều người báo cáo rằng tâm trí của họ tĩnh lặng hơn nhiều so với trước đây và có những người thường xuyên trải qua những khoảng thời gian không suy nghĩ. Đây là một trong những tác động của hiện tượng mà tác giả gọi là “sự biến đổi thông qua tình trạng hỗn loạn” (transformation through turmoil), sự chuyển đổi sang một trạng thái hoạt động ở mức độ cao hơn mà đôi khi xảy ra giữa những đau khổ tâm lý dữ dội.
Sau sự biến đổi này, mọi người cũng cho biết họ cảm nhận hiện tại rõ ràng hơn và nhạy cảm hơn với vẻ đẹp. Họ cho biết họ thấy hạnh phúc hơn và cảm giác sống chân thực hơn, với mục đích cao cả hơn - có lẽ vì họ đã không còn tập trung quá nhiều để suy nghĩ về những gì mà cuộc sống tạo ra.
Link gốc: The Happiness of Not Thinking
https://www.psychologytoday.com/us/blog/out-the-darkness/202210/the-happiness-not-thinking
[Viện Tâm lý Việt Pháp chuyển ngữ]
Nếu bạn quan tâm tới thiền, chánh niệm thì đừng bỏ qua cuốn sách CHÁNH NIỆM - HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐẾN GIÁC NGỘ
Cuốn sách đúc kết trí tuệ từ bốn thập kỷ miệt mài giảng dạy và nhiệt tâm tu tập của thiền sư Joseph Goldstein. Cuốn sách sẽ là một người bạn đồng hành tin cậy suốt cuộc đời cho bất cứ ai cam kết sống chánh niệm và thành tựu giải thoát nội tâm. Dựa trên sự tham cứu kỹ lưỡng từng chữ từng câu trong Satipaṭ̣ṭ̣hāna Sutta (Kinh Niệm Xứ), bài kinh bất hủ của Đức Phật về bốn nền tảng của chánh niệm vốn là cơ sở cho các phương pháp thiền Vipassanā ngày nay, thiền sư Joseph Goldstein đã trình bày trọn vẹn những lời dạy của Đức Phật một cách có hệ thống.
Thông tin về cuốn sách
https://tiki.vn/chanh-niem-huong-dan-thuc-hanh-den-giac-ngo-p205884473.html?spid=205884474