10 dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một người ngoan cố bệnh lý 

10-dau-hieu-cho-thay-ban-dang-gap-phai-mot-nguoi-ngoan-co-benh-ly 

Nếu đời bạn chưa từng gặp ai đó cứng đầu đến mức nguy hiểm thì thật khó mà tin rằng tính ngoan cố và không nhượng bộ là một bệnh lý.

Tình cũ của tôi là một người ngoan cố bệnh lý, và ý tôi là theo ý nghĩa lâm sàng. Anh ta rất cứng nhắc đòi mọi việc phải theo ý mình, nó thực sự gây tổn thương anh ta và khả năng quan hệ của anh với mọi người. Chết tiệt, nó thậm chí còn là nguyên nhân khiến chúng tôi đường ai nấy đi!

Nếu đời bạn chưa từng gặp ai đó cứng đầu đến mức nguy hiểm thì thật khó mà tin rằng tính ngoan cố và không nhượng bộ là một bệnh lý. Nhưng, hãy tin tôi đi, điều đó có thể xảy ra và trong nhiều trường hợp, nó là kẻ hủy diệt.

Hầu như ai cũng có một người bạn, thành viên gia đình hay người yêu cũ phù hợp với các tiêu chí về một người từ chối nhượng bộ hoặc thỏa hiệp mà điều này gây hại cho họ. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang đối mặt với một người ngoan cố bệnh lý chưa? Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải người như vậy ...

Họ không thừa nhận mình sai, ngay cả khi sự thật rành rành trước mặt.

Điều dễ nhất cần tìm kiếm để biết liệu bạn có đang gặp phải người ngoan cố bệnh lý hay không là xem cách họ phản ứng khi họ được chứng minh là sai. Một người cứng đầu nhưng sống thực tế thì sẽ nhân nhượng khi họ được cho thấy bằng chứng rằng họ đã sai.

Trái lại, một người ngoan cố bệnh lý sẽ lẩn tránh và không chấp nhận bằng chứng. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ trích dẫn nguồn bằng chứng kém chất lượng hoặc không đáng tin. Đôi lúc, họ sẽ kết thúc cuộc trò chuyện.

Họ tức giận trước dấu hiệu bất đồng quan điểm dù là nhỏ nhất.

Đối với người ngoan cố bệnh lý, sự bất đồng bị xem là công kích cá nhân họ. Vậy nên họ có xu hướng hung hãn bất cứ khi nào có người bất đồng ý kiến với họ.

Một người ngoan cố bệnh lý hầu như luôn luôn tự ái trước bất kỳ dạng thức bất đồng quan điểm nào—dù đó là chuyện đơn giản như yêu cầu thỏa hiệp với một đơn đặt bánh pizza. Đây chỉ đơn giản là một trong rất nhiều điều rất có khả năng sẽ xảy ra khi bạn đương đầu với một người ái kỷ hay người ngoan cố bệnh lý.

Nếu bạn thấy họ không thể giữ bình tĩnh khi được bảo rằng họ sai thì có lẽ bạn đang phải ứng phó với một người đang có vấn đề này. Nếu họ nổi nóng và hằn học thì khả năng cao là hành vi ngoan cố là một triệu chứng của một chứng rối loạn nhân cách nào đó chưa được điều trị.

Mọi người có xu hướng xa lánh họ, và cảnh báo bạn về con người họ.

Một trong những dấu hiệu đáng chú ý khác cho thấy bạn đang gặp phải người ngoan cố bệnh lý đó là cách những người khác hành xử xung quanh họ. Mặc nhiên, những ai ngoan cố bệnh lý là những người vô cùng khó chịu và đáng ghét trong quan hệ xã hội.

Rất có thể bạn không phải người duy nhất nhận ra khuyết điểm tính cách này ở họ—tin tôi đi, đa số những người phát hiện ra nét tính cách này đều có xu hướng lảng tránh họ. Họ thậm chí còn cảnh báo cho bạn biết về những khuynh hướng của người ấy nếu đó là trường hợp nghiêm trọng.

Người đó có những niềm tin cực đoan.

Đừng hỏi lý do tại sao, những người có niềm tin cực đoan thường cũng có xu hướng là người có mức độ ngoan cố độc hại. Bởi lối tư duy "trắng và đen" của họ, nên hầu hết những kẻ cực đoan đều không bao giờ chịu thỏa hiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Thật kỳ lạ, chủ nghĩa cực đoan cũng có khuynh hướng là một dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng khác đối với tình trạng hạnh phúc của một người. Tuy nhiên, tại sao việc họ không có khả năng hợp tác hoặc thỏa thiệp lại gắn chặt với niềm tin cực đoan thì vẫn cần phải xem xét thêm.

Bạn không thể khuyên họ dùng đến lý lẽ, logic.

Logic là công cụ số một khi giao thiệp với một người lý trí. Còn một người bị mắc kẹt một cách phi lý trí vào những niềm tin, quan điểm sống của họ thì sẽ không chịu nghe phải trái, cũng như họ sẽ không nghe bất cứ điều gì không xác nhận thành kiến của họ.

Bạn đã từng thử dùng lý lẽ logic tranh luận với ai đó chưa, để rồi họ bảo rằng họ không đồng tình với bạn, ngay cả khi bạn đã dùng lập luận hợp logic, công bằng để thuyết phục họ? Nếu vậy thì bạn đang gặp phải một người ngoan cố bệnh lý, họ có thể đã bị tẩy não.

Bạn thường thấy phát điên khi nói chuyện với người này, đơn giản vì họ liên tục bác bỏ bất cứ quan điểm nào không phù hợp với quan điểm của họ.     

Khi bạn gặp phải một người ngoan cố bệnh lý thì bạn rất dễ cảm thấy thất vọng. Bạn cũng dễ có cảm giác như mình đang sắp tâm thần đến nơi khi cố gắng giải thích mọi chuyện với họ.

Người ngoan cố bệnh lý có một cách thức để thao túng ý kiến của người khác cho đến khi ngay cả người tỉnh táo và lý trí nhất cũng phải tự vấn bản thân. Một số người ngoan cố thậm chí còn đi xa tới mức lặp đi lặp lại cùng một câu nói cho đến khi bạn xem đó là sự thật.

Khi đã xem xét mọi khía cạnh thì bạn đang đối mặt với một người ngoan cố bệnh lý nếu bạn thấy mình tự hỏi, "Mình có bị điên không? Tại sao thằng cha này lại không chịu hiểu điều này vậy?"

Bất cứ khi nào họ bị chứng minh là sai thì họ lại viện ra lý do để giải thích tại sao họ vẫn đúng trong chừng mực nào đó.

Tình cũ của tôi, khi bị buộc phải thừa nhận rằng anh ta sai, thì lại nói, "Ờ, 50 năm trước thì thông tin của anh là đúng đó."

Đa số những người ngoan cố sẽ nói những điều tương tự, bất luận điều đó có mang tính hạ nhục bạn hay không, hay là thông tin rườm rà, không cần thiết chỉ nhằm để khiến đối phương cảm thấy tệ vì đã đúng. Tại sao? Bởi vì họ thực sự ghét cay ghét đắng việc mình là người sai.

Bạn khá chắc rằng mình đang bị gaslit.

Bạn đã từng có cảm giác rằng một ai đó đang tìm cách khiến bạn cảm thấy như mình đang nhớ lại điều gì đó chưa từng xảy ra, hoặc như thể anh ta đang cố làm bạn cảm thấy mình bị điên hay chưa? Nếu vậy thì bạn có thể là nạn nhân của kẻ đang tìm cách truyền sự bệnh hoạn đó vào hành vi của bạn để khiến bạn cảm thấy mình bị điên.

Gaslight là một kỹ thuật mà những kẻ bạo hành và người ngoan cố bệnh lý sử dụng để khiến nạn nhân cảm thấy như họ bị mất trí. Nó thường đi cùng với việc người đó liên tục quả quyết rằng họ đúng, hoặc khiến cho nạn nhân phải nghi ngờ trí nhớ của họ. Nghe quen không?

[Tìm đọc cuốn sách về gaslighting: Hiệu Ứng Đèn Gas - tác giả Robin Stern]

Dù có chuyện gì xảy ra, bạn sẽ không bao giờ nhận được lời xin lỗi từ họ.  

Theo kinh nghiệm cá nhân thì những người có bệnh lý này không bao giờ thừa nhận hành vi sai trái hoặc thông tin thiếu chính xác. Bất luận bạn đưa ra bằng chứng nào, họ cũng không bao giờ nhận sai.  

Đấy là bởi người ngoan cố thường có nhu cầu lúc nào cũng phải đúng 100 phần trăm. Nếu họ bị buộc phải nhận sai thì họ xem bản thân là đang thừa nhận thất bại—và đó là việc mà họ không bao giờ làm được.

Bạn khá chắc chắn rằng họ đang mắc phải một chứng rối loạn nhân cách nghiêm trọng.  

Bạn có tin không, rất nhiều chứng rối loạn nhân cách thường đi kèm với tính ngoan cố bệnh lý—hoặc một triệu chứng của chính chứng rối loạn đó. Chẳng hạn như rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder) hầu như đồng nghĩa với việc bạn đang đối mặt với một người ngoan cố bệnh lý.   

Thật không may, bạn chẳng thể làm được gì để thay đổi một ai đó có tính cách này, cũng như thay đổi một chứng rối loạn nhân cách. Vì vậy nếu bạn vô tình chạm mặt một ai đó mắc phải vấn đề này thì tốt nhất là bạn nên tránh xa họ bằng mọi giá.

[Tìm hiểu về chứng Ái kỷ trong cuốn sách Kẻ Ái Kỉ Cô Độc - Đi Vào Thế Giới Ẩn Giấu Trong Trái Tim (The Narcissist You Know)

 

Nguồn

https://vocal.media/psyche/10-signs-you-re-dealing-with-a-pathologically-stubborn-person

menu
menu