10 hệ lụy đối với con trẻ khi chứng kiến cha mẹ lừa dối nhau

10-he-luy-doi-voi-con-tre-khi-chung-kien-cha-me-lua-doi-nhau

Các chuyên gia cho rằng, khi cha mẹ lừa dối nhau, phản bội nhau có thể gây ra 10 hệ lụy cho sự phát triển và hạnh phúc sau này của trẻ.

1. Ích kỷ, vô tâm 

Tác giả cuốn Surviving an Affair (Sống sót sau một cuộc tình), tiến sĩ Jennifer Harley Chalmers cho rằng trẻ em có cha mẹ phản bội nhau thường có xu hướng ích kỷ và vô tâm.

Đó là bởi hành vi của cha mẹ ảnh hưởng đến chúng. Cha mẹ làm những việc không màng đến cảm xúc của nhau khiến con trẻ cũng có thể học theo. 

Rất có thể sau này khi lớn lên, các con cũng sẽ có những xu hướng như cha mẹ, sống không thật lòng và lừa dối bạn đời. Trẻ có thể sẽ chỉ làm những điều khiến mình vui mà quên đi người khác đang nghĩ gì. 

Ảnh: rawpixel.com / Unsplash

2. Mất niềm tin 

Tác giả cuốn Parents Who Cheat: How Children and Adults are Affected When Their Parents are Unfaithful (cha mẹ phản bội: Trẻ con và người lớn bị ảnh hưởng như thế nào khi cha mẹ không chung thủy), Ana Nogales chỉ ra rằng cha mẹ phản bội, lừa dối nhau có thể ảnh hưởng đặc biệt đến trẻ nhỏ. 

Trẻ có xu hướng tự hỏi: "Nếu cha lừa dối mẹ và làm tổn thương mẹ, có lẽ cha cũng sẽ làm điều gì đó khiến mình bị tổn thương." Trẻ có thể mất niềm tin khi chúng chứng kiến cảnh cha mẹ chia lìa, cãi vã vì có 'tiểu tam'. 

3. Nói dối 

Một hệ lụy khác khi cha mẹ không hạnh phúc đó là sự nói dối ở trẻ. Một khi chúng đồng lõa với cha hoặc mẹ, nói dối người khác rằng mình tốt, mình về muộn là vì điều này, mình không về sớm là do một lý do khác, nó có thể khiến trẻ học được cách che đậy hành vi. 

Bằng cách này, cha mẹ vô tình đã "tiếp tay" cho con trẻ nói dối. Trẻ sẽ có xu hướng làm điều này trong tương lai đối với chồng hoặc vợ của mình. 

4. Chúng trở nên thu mình

Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ. Khi chứng kiến cảnh cha mẹ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" vì một ai đó ngoài gia đình, chắc chắn chúng cũng sẽ không cảm thấy thoải mái.

Trẻ có xu hướng kín tiếng, bí mật và không bộc lộ cảm xúc của mình. Mọi vấn đề ở trường như bị bắt nạt, điểm kém, không tập trung học tập cũng không được con bộc lộ ra và điều này sẽ rất nguy hiểm. 

5. Trẻ trở nên lo lắng, trầm cảm 

Dù cha mẹ có giấu đi những việc làm sai trái, những mối quan hệ ngoài luồng thì trẻ cũng đủ thông minh để nhận ra những thay đổi trong gia đình mình. 

Các con cũng sẽ trở lên lo lắng, trầm cảm mỗi khi cha vắng nhà lâu không về, mẹ cũng ít quan tâm, nấu nướng như trước. Chúng cũng dần cảm nhận được tại sao dạo này cha mẹ không đi cùng nhau, không cùng gia đình đi về thăm ông bà...

Thậm chí những lo lắng đó cũng có thể đi vào giấc ngủ của các con mà bố mẹ không hề hay biết. 

6. Cảm thấy tội lỗi 

Các chuyên gia cho rằng khi cha mẹ lừa dối nhau, trẻ có xu hướng cảm thấy tội lỗi. Chúng tự hỏi có phải là do lỗi của mình không mà cha mẹ có những hành động đổi xử tệ với nhau như vậy. Có phải mình là gánh nặng của họ hay không. 

Thậm chí nhiều đứa trẻ đưa ra sự lựa chọn khi bố mẹ chúng chia tay. Một là ở với mẹ, hai là ở với bố. Chúng đều thương cha mẹ như nhau nhưng trong trường hợp này, nỗi sợ hãi và tội lỗi luôn đeo đẳng. 

7. Trẻ trở nên hung hăng

Chuyên gia phát hiện có đến 88,4% trẻ có cha mẹ phản bộ nhau có xu hướng giận giữ hơn. Lý do là vì họ chứng kiến cảnh cha mình có thể "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với mẹ vì người khác. Hoặc chúng cũng vô tình thấy cảnh cha bị tổn thương vì mẹ chọn đi với người khác có tiền đồ hơn. 

Trẻ thường trở nên giận dữ bởi vì chúng như một "quan tòa" giữa những cuộc cãi vã, giận hờn của cha mẹ. 

8. Hiểu sai về cha mẹ 

Có những gia đình giải quyết vấn đề phản bội nhau rất "âm thầm". Ví dụ như khi cha ngoại tình và rồi về chia tay mẹ, nói với con trẻ rằng "mẹ rất tốt nhưng cha rất tiếc vì chúng ta không còn duyên ở cạnh nhau".

Trong trường hợp này, con sẽ có ý nghĩ khác rằng "mẹ không tốt nên cha mới làm như vậy". Thế là tình cảm của con cái đối với cha mẹ cũng sẽ thay đổi theo mà sự thật đôi khi không phải thế. 

9. Gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống

Điều này rất rõ ràng khi gia đình không hạnh phúc. Có lẽ bạn sẽ không cần phải có chuyên gia giải thích về điều này. Khi cha mẹ không quan tâm, không hỗ trợ, trẻ sẽ gặp khó khăn khi học tập.

Chúng có thể có những hành vi lạ ở trường. Chúng cũng có thể thu mình, không chia sẻ. Hoặc thậm chí trẻ có thể trở nên hung hăng, hoặc bị bắt nạt. 

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ không hăng hái với các hoạt động trong cuộc sống. Những sở thích, đam mê đều bị bỏ lại đằng sau chỉ vì cha mẹ không hạnh phúc. Khi lớn lên, chúng cũng sẽ "lạc lối" khi chọn bạn đời của mình. 

10. Trẻ có xu hướng chơi bời 

Rất nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì một trong hai người phản bội. Với những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, chúng thường có xu hướng "đi bụi".

Trẻ thường thích tụ tập với đám bạn xấu, nghiện game,thích hút thuốc, thích trộm cắp, chểnh mảng học hành và luôn làm những thứ hung hăng. Chúng cho rằng đó là cách tốt nhất để có thể thoát khỏi những nỗi bất hạnh mà mình phải gánh chịu. 

(Theo Baby Gaga) 

Minh Trần dịch/giadinhmoi.vn

menu
menu