13 red flag trong mối quan hệ
Mọi người nói rất nhiều về red flag trong mối quan hệ nhưng chính xác thì thuật ngữ này có nghĩa là gì? Có phải mọi red flag đều giống nhau với tất cả chúng ta?
Mọi người nói rất nhiều về red flag trong mối quan hệ nhưng chính xác thì thuật ngữ này có nghĩa là gì? Có phải mọi red flag đều giống nhau với tất cả chúng ta? Liệu chúng có phải lý do để rời đi hay có nghĩa là cần xác định red flag và khắc phục mối quan hệ? Bài viết này sẽ giải đáp các câu hỏi đó và chỉ ra một số red flag phổ biến nhất trong mối quan hệ.
RED FLAG TRONG MỐI QUAN HỆ LÀ GÌ?
Trong mọi ngữ cảnh, thuật ngữ “red flag” tượng trưng cho một lý do để ngừng lại. Red flag dùng trong thể thao khi trận đấu bị dừng lại vì có lỗi và người ta sẽ vẫy cờ ở đường đua khi tình trạng quá nguy hiểm để tiếp tục cuộc đua. Đèn đỏ báo hiệu chúng ta dừng phương tiện di chuyển khi đang đi trên đường và dây đỏ cảnh báo chúng ta không vượt qua điểm nào đó.
Tiến sĩ Wendy Walsh, một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về mối quan hệ cho biết: “Trong mối quan hệ, red flag là dấu hiệu một người khó có khả năng có một mối quan hệ lành mạnh và tiếp tục đi cùng nhau có thể rất nguy hiểm về mặt tình cảm.”
Lưu ý rằng red flag trong mối quan hệ có thể không thể hiện rõ. Dù một số có thể rất rõ ràng nhưng nhiều red flag giống một dấu vết rằng có vấn đề tiềm ẩn. Ngoài ra, cũng cần thời gian để red flag thể hiện trong mối quan hệ.
RED FLAG VÀ YELLOW FLAG
Vấn đề quan trọng là chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa red flag và yellow flag. Red flag cho thấy lý do để chấm dứt hoặc ngừng lại một mối quan hệ, trong khi yellow flag ít nghiêm trọng hơn và sẽ là cảnh báo để chúng ta chậm lại. Thông thường, yellow flag sẽ khác nhau theo nhu cầu cá nhân và mong muốn của bạn trong một mối quan hệ, trong khi red flag có tính chất phổ biến hơn.
“[Ví dụ], yellow flag có thể gồm sự khó khăn trong giao tiếp tình cảm mà một người nhận thức được và đang tiến hành giải quyết.” Tiến sĩ Walsh nói: “Red flag có thể là bạn đang có mối quan hệ với một người có tiền sử bạo lực gia đình, luôn lừa dối và lạm dụng chất cấm.”
13 RED FLAG TRONG MỐI QUAN HỆ
Nếu người yêu/ bạn đời của bạn thể hiện bất kỳ red flag nào dưới đây, đã đến lúc cần có một cuộc trò chuyện với bản thân và với họ về tương lai của mối quan hệ này. Dù xuất hiện các viễn cảnh khác nhau và luôn có chỗ cho những thay đổi nhỏ, nhưng red flag liên quan tới những vấn đề sâu hơn mà một người cần xác định để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh.
NGHIỆN ĐỒ UỐNG CÓ CỒN VÀ NGHIỆN MA TÚY
Amber Trueblood – Chuyên gia trị liệu về Hôn nhân và Gia đình cho biết: “Uống rượu bia hằng ngày hoặc uống đến khi say vài lần trong tuần có thể là red flag với vấn đề đồ uống có cồn.” Dựa dẫm vào ma túy để vượt qua ngày, tuần hoặc qua những thời khắc khó khăn trong đời cũng là một vấn đề đáng quan ngại.
Nếu đồ uống có cồn và chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, sức khỏe hoặc mối quan hệ của người yêu/ bạn đời của bạn, vậy đó chính là dấu hiệu của nghiện. Tương tự, nếu người yêu/ bạn đời của bạn phụ thuộc vào chất kích thích để vượt qua ngày, tuần hoặc qua những thời khắc khó khăn, vậy đó là dấu hiệu của chứng nghiện và cho thấy họ chưa tìm được cách giải quyết vấn đề mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bản thân.
Sau cùng, nếu việc sử dụng chất kích thích khiến người yêu/ bạn đời của bạn gây tổn thương về thể chất hoặc cảm xúc của bạn, đó là dấu hiệu rõ ràng để chấm dứt mối quan hệ.
THỂ HIỆN SỰ BẠO LỰC
Nếu ai đó thể hiện bạo lực với bạn, người họ yêu thương, người lạ hoặc thậm chí là động vật, đó là một red flag nghiêm trọng. Nó cho thấy họ không phát triển được một cách lành mạnh để truyền tải hợp lý cảm xúc của bản thân. Trong một số trường hợp, điều này có thể ám chỉ rằng họ thiếu lòng đồng cảm với người khác.
MỤC TIÊU TRONG MỐI QUAN HỆ KHÔNG PHÙ HỢP
Tiến sĩ Walsh cho biết nếu mục tiêu trong mối quan hệ của các bạn trái ngược nhau, đó có thể là dấu hiệu đã đến lúc cần chấm dứt mối quan hệ đó. Nó sẽ ít có khả năng là red flag theo nghĩa đó là vấn đề cá nhân cần giải quyết, nhưng nó sẽ là red flag trong mối quan hệ của bạn ở tương lai.
Tiến sĩ Walsh nói: “Ví dụ nếu họ nói mình sẽ không bao giờ kết hôn nhưng đó lại là điều bạn khát vọng, vậy hãy tin lời họ nói.”
Các mục tiêu sai lệch khác trong mối quan hệ gồm nơi bạn muốn sống, muốn có con không và cách giải quyết vấn đề tài chính.
LIÊN TỤC THỂ HIỆN SỰ GHEN TỴ VÀ THIẾU LÒNG TIN
“Một red flag phổ biến khác là ghen tỵ và thiếu lòng tin”, Chuyên gia Trueblood cho biết. “Thường thì red flag của một người yêu/ bạn đời bất an là trông như người đó rất chú tâm tới bạn vào thời điểm đầu của mối quan hệ, nhưng có thứ ngầm ẩn đang kiểm soát bên dưới sự chú tâm đó. Sau này trong mối quan hệ, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn lại và tái diễn giải sự chú ý liên tục hoặc sự hào phóng quá mức đó chính là nỗi bất an tột cùng.”
Có “lịch sử” không chung thủy
Các mối quan hệ đều cần lòng tin để phát triển lâu dài và vững bền. Nếu người yêu/ bạn đời của bạn có “lịch sử” không chung thủy, hãy cẩn trọng.
Kể cả nếu như họ thể hiện sự thay đổi, bạn vẫn buộc phải tự hỏi bản thân rằng mình có thấy thoải mái tiếp tục mối quan hệ này không sau khi biết họ có “lịch sử” về việc lừa dối. Một số người sẽ không bận tâm với vấn đề này, nhưng nếu bạn có, vậy hãy nhận thức rõ ràng nhân tố này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tin tưởng hoàn toàn của bạn với họ.
BẢN CHẤT KIỂM SOÁT
Một người yêu/ bạn đời có tính kiểm soát dưới bất kỳ hình thức nào cũng có khả năng cao gặp các vấn đề cá nhân mà họ cần phải giải quyết. Hãy nghĩ lại mối quan hệ của bạn nếu đối phương từng cố kiểm soát người bạn gặp/ nói chuyện, nơi bạn muốn đi, cách bạn tiêu tiền, bạn làm gì trên mạng, cơ thể bạn thế nào, đồ ăn bạn ăn hoặc thậm chí cả quần áo bạn mặc.
CÂU CHUYỆN VỀ “NGƯỜI CŨ ĐIÊN CUỒNG”
Nói về người cũ là điều bình thường, đặc biệt là khi bạn bắt đầu hẹn hò người mới. Nhưng hãy chú tới ngôn ngữ mà đối phương dùng khi nói về những người cũ đó. Những quan điểm đó có thể bộc lộ sự vô trách nhiệm và thiếu tôn trọng với những người họ từng yêu thương.
Chuyên gia Trueblood cho biết: “Nếu người đó miêu tả những người cũ là điên khùng thay vì nhận 50% trách nhiệm cho bất kỳ sự bất thường nào xuất hiện trong các mối quan hệ cũ đó, [có khả năng cao bạn sẽ] trở thành ‘người cũ điên khùng tiếp theo’ của họ.”
KHÔNG CÓ BẠN BÈ
Nếu người yêu/ bạn đời của bạn gặp khó khăn khi xây dựng và duy trì các mối quan hệ, đó có thể là dấu hiệu bạn cũng có thể gặp khó khăn khi kết nối với họ.
Hãy cố gắng tìm hiểu vì sao đối phương gặp vấn đề này. Nếu bạn phát hiện sự sai lệch, đổ lỗi, vậy có khả năng bạn sẽ trải nghiệm cách đối xử y hệt trong mối quan hệ của bạn.
----
Nguồn: VerywellMind
Dịch: Tâm lý học mỗi ngày