15 hiệu ứng tâm lý trong tình yêu

15-hieu-ung-tam-ly-trong-tinh-yeu

Yêu đúng người sẽ khiến bạn trở nên ưu tú hơn.

1. Hiệu ứng Matthew① trong tình yêu: Người bỏ ra càng nhiều càng không được trân trọng, người càng ích kỷ sức hấp dẫn càng cao.
 
Biểu hiện của hiệu ứng Matthew trong tình yêu là: Kẻ yếu thì ngày càng yếu đi, kẻ mạnh thì ngày càng mạnh lên.
 
Khi bạn bằng lòng bỏ ra vì bản thân, không ngừng hoàn thiện chính mình, sức hấp dẫn của bạn mới tăng lên, từ đó nâng cao sức hút của bản thân. Còn khi bạn một mực lấy lòng đối phương, sẽ càng khiến đối phương được đà lấn tới, mà trong quá trình ấy bạn sẽ không ngừng "mất giá", mà đối phương sẽ không ngừng "tăng giá".
 
2. Định luật Murphy② trong tình yêu: Bạn càng quan tâm anh ấy, càng dễ biểu hiện không tốt.
 
Bạn sẽ phát hiện, khi bạn quan tâm một người, bạn sẽ càng coi trọng việc được và mất. Bạn càng yêu anh ấy, thì càng khó kiểm soát bản thân, càng dễ dàng bị trừ điểm
 
Mà khi bạn tỏ ra như bình thường, sức hấp dẫn của bản thân bạn ngược lại sẽ bộc lộ triệt để, càng dễ dàng nhận được sự coi trọng của đối phương.
 
Điều này cũng giải thích vì sao "khi thích thì ấp a ấp úng, mà khi đùa giỡn thì mồm như tép nhảy".
 
3. Tăng cường tính "đứt đoạn": Cách thu phục thông minh nhất, khiến ham muốn của anh ấy đối với bạn mãi mãi không ngừng.
 
Người phát hiện ra khái niệm này là nhà tâm lý học B. F. Skinner.
 
Ông làm một thí nghiệm: Đặt 3 con mèo vào ba chiếc lồng khác nhau, con mèo đầu tiên ấn nút sẽ cho ăn; con mèo thứ hai cho dù ấn nút, phải tùy lúc mới cho ăn; con mèo thứ ba ấn nút cũng không cho ăn.
 
Thí nghiệm phát hiện, tần suất ấn nút của con mèo thứ hai cao nhất.
 
Trong tình cảm, cái kiểu "tùy lúc ban thưởng" này cũng dùng như vậy: Lần nào anh ấy hẹn bạn ra ngoài, bạn đều đồng ý, lâu dần tự nhiên anh ấy sẽ cảm thấy hẹn gặp bạn chẳng có gì khó, sinh ra tâm lý buông thả; nhưng nếu lần nào bạn cũng không đồng ý, anh ấy sẽ cảm thấy mình không có cửa, dễ dàng từ bỏ; chỉ có đồng ý "tùy lúc", mới khiến đối phương đoán không ra, chạm không tới, lần nào cũng mang tâm lý thăm dò.
 
Lần nào cũng trong tâm trạng chộn rộn thăm dò để hẹn bạn, cảm giác mới mẻ vĩnh viễn tồn tại, không ngừng ham muốn đối với bạn.
 
4. Hiệu ứng Romeo và Juliet: Chướng ngại càng nhiều, tình cảm càng đậm.
 
Đặt trong tình huống nền tảng tình cảm của hai bên như nhau, chướng ngại bên ngoài càng nhiều, họ sẽ càng yêu nhau sâu đậm.
 
5. Hiệu ứng "nguyên nhân đầu tiên": Cảm giác đầu tiên trực tiếp quyết định toàn bộ ấn tượng của đối phương về bạn.
 
Khi hai bên nam nữ lần đầu gặp mặt, ấn tượng để lại là sâu sắc nhất.
Bạn trang điểm cẩn thận sẽ cho đối phương ấn tượng "Cô ấy là một người xinh đẹp"; cho dù sau này bạn không hay trang điểm, ấn tượng này vẫn sẽ không phai mờ trong tâm trí của đối phương.
 
6. Hiệu ứng "nguyên nhân trực tiếp": "Chia tay trong hoà bình" là cơ hội cuối cùng cho đối phương để lại ấn tượng tốt.
 
Cùng với sự tiếp xúc lâu dài của hai bên, "hiệu ứng nguyên nhân trực tiếp" thay thế cho "hiệu ứng nguyên nhân đầu tiên".
Hiệu ứng "nguyên nhân trực tiếp" là, cùng với sự xuất hiện của nhiều loại kích thích, ấn tượng của chúng ta chủ yếu hình thành dựa trên kích thích xuất hiện cuối cùng.
 
Điều này cũng giải thích vì sao "chia tay trong hoà bình" để lại cho hai bên hồi ức đẹp hơn; còn hai người cãi nhau khi chia tay, sau này nhớ lại đối phương cũng sẽ tức giận đến mức nghiến răng nghiến lợi.
 
7. Hiệu ứng phản chiếu: Vì sao bạn luôn yêu cầu người khác hiểu mình.
 
Hiệu ứng phản chiếu là: Một người thường dễ dàng áp đặt những đặc điểm của bản thân lên người khác, cho rằng đối phương có cùng cảm xúc, suy nghĩ, đặc tính giống như mình.
 
Ví dụ, bạn luôn thiện chí với người khác, trước giờ chưa từng từ chối, thế nên bạn sẽ hoài nghi liệu người yêu cũng ở bên ngoài cũng sẽ không chủ động, không từ chối, không trách nhiệm như vậy", từ đó không ngừng tìm kiếm manh mối chứng thực cho suy đoán ấy của bản thân.
 
8. Hiệu ứng cầu treo: Rung động không có nghĩa là thích.
 
Có lẽ bạn thường có cảm giác thế này: Trong một khoảnh khắc hay tình huống, bỗng nhiên thấy rung động với người mà bình thường bạn hoàn toàn không có cảm giác, vì thế bạn tưởng rằng mình thích đối phương rồi, tiếp theo đó làm vô số hành động để hùa theo giả tưởng đó.
 
Thực ra, đây là "hiệu ứng cầu treo" kinh điển: Hoàn cảnh của tình huống lúc đó khiến cơ thể bạn hồi hộp, tim đập nhanh, vậy nên bạn quy trường hợp này thành rung động với người ở bên cạnh.
 
9. Hiệu ứng "chai mặt": Căn cứ theo tâm lý lâu ngày sinh tình.
 
Nhà tâm lý học Tra Vinh Tì làm một thí nghiệm: Ông đưa cho các người tham dự các bức ảnh của người khác giới, trước hết chia thành 20 lần, 10 lần, 1 lần, sau đó mời các người tham dự đánh giá mức độ yêu thích của họ đối với nhân vật trong ảnh. Kết quả thực tế cho thấy: Bức ảnh xuất hiện nhiều nhất có mức độ yêu thích cao nhất. Cũng là nói, số lần quan sát tăng mức độ yêu thích lên.
 
10. Hiệu ứng phấn chấn: Yêu đúng người sẽ khiến bạn trở nên ưu tú hơn.
 
Càng khắc cốt ghi tâm với người mình yêu bao nhiêu, bạn càng muốn vì họ mà trở nên ưu tú hơn.
 
Mượn câu nói của Chu Nhân: Nếu bạn nhìn thấy mình trong gương ngày càng đẹp ra, chúc mừng bạn, bạn tìm đúng người rồi.
 
11. Hiệu ứng trái nghịch: Yêu càng đậm, hận càng sâu.
 
Người bỏ ra càng nhiều trong một mối quan hệ, khi mỗi người một ngả càng dễ "hắc hoá"; hoặc trong quá trình theo đuổi đối phương nhưng không thành, thì dễ xích mích trở thành kẻ thù, vì yêu mà hận. Đây gọi là "hiệu ứng trái nghịch" trong tình yêu.
 
12. Hiệu ứng cổ liệt trị③: Con người vì sao có mới nới cũ?
 
Trong tâm lý học, quy trường hợp "đứng núi này trông núi nọ" của con người (nhất là nam giới) về "hiệu ứng cổ liệt trị". Hiệu ứng này có thể thấy rất nhiều ở động vật có vú, con người là động vật có vú bậc cao nhất, tương tự cũng không tránh được việc vẫn giữ dấu tích này.
Vì vậy tính kỉ luật và cảm giác trách nhiệm của mỗi người cũng từ đó mà trở nên đặc biệt quan trọng.
 
13. Hiệu ứng đập bóng: Khi cãi nhau, vì sao càng cãi càng hăng?
 
Ý nghĩa bề mặt: Khi bạn dùng lực đập bóng, áp lực mặt bóng phải chịu càng lớn thì nó sẽ bật lên càng cao.
 
Trong quá trình cãi nhau, bạn một câu tôi một câu không ngừng đả kích lẫn nhau, khiến con người phải chịu áp lực rất lớn, độ phát huy cũng càng mạnh; ngược lại, nếu trong quá trình đó có một bên đề nghị bình tĩnh, cũng giống như dừng hành động đập bóng lại, kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.
 
14. Hiệu ứng bổ sung trong tình yêu④: Con người trước hết sẽ luôn chú ý đến những người mình thích.
 
Trong một tập thể có hai người hoà hợp, thường một số sẽ có "hiệu ứng bổ sung trong tình yêu".
 
Con người sẽ luôn nảy sinh hứng thú với người mình có thiện cảm. Khi một người thể hiện xu hướng thích bạn, chỉ cần giá trị của bản thân họ tạm ổn, bạn sẽ bất giác tìm những điểm mạnh trên người đối phương và thích họ lúc nào không biết.
 
15. Hiệu ứng Zeigarnik⑤: không đạt được vĩnh viễn thấy bứt rứt
 
"Lạt mềm buộc chặt" là bí kíp kinh điển để thu hút người khác giới, nguyên nhân đằng sau đó có thể bạn cũng biết: không đạt được luôn thấy bứt rứt.
 
Nói trên phương diện tâm lý học, đây là một kiểu hiệu ứng ghi nhớ: Ấn tượng của con người về việc chưa hoàn thành xong sâu đậm hơn những việc đã hoàn thành rồi.
 
---------------
Chú thích:
 
① Hiệu ứng Matthew: Với những người vốn đã có ưu thế (ví dụ: nền tảng gia đình, học vấn, môi trường giáo dục tốt,…), thì họ lại có nhiều khả năng nhận được những cơ may đặc biệt để thành công hơn nữa.
② Định luật Murphy: Khi một điều tồi tệ có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra. (Anything that can go wrong, will go wrong)
③ Bản gốc: 古烈治效应
④ Bản gốc: 恋爱补偿效应
⑤ Hiệu ứng Zeigarnik: Khi mọi người bắt đầu làm việc gì, họ sẽ có khuynh hướng hoàn thành nó.
______
 
Dịch bởi Kim Anh
menu
menu