3 bài tập tạo ra sức mạnh tinh thần chỉ trong 5 phút
Trong một thế giới mà mọi thứ ngày càng đổi mới nhanh chóng như hiện nay, áp lực đang đè nặng lên cá nhân mỗi người, gây ra những tổn thương về mặt tinh thần, sự suy giảm sức mạnh trí não hay nặng nề hơn là những căn bệnh tâm lý đôi khi sẽ đeo bám bạn suố
Trong một thế giới mà mọi thứ ngày càng đổi mới nhanh chóng như hiện nay, áp lực đang đè nặng lên cá nhân mỗi người, gây ra những tổn thương về mặt tinh thần, sự suy giảm sức mạnh trí não hay nặng nề hơn là những căn bệnh tâm lý đôi khi sẽ đeo bám bạn suốt cuộc đời. Nhưng bạn cũng có thể xây dựng sức mạnh tinh thần của mình với một vài bài tập huấn luyện não dưới đây.
Cho dù bạn bị cám dỗ sa ngã vào những điều không hay, hoặc bạn sắp từ bỏ mục tiêu của mình, thì kiên trì cũng không phải là một việc dễ dàng nữa. Những trước khi đổ lỗi cho việc thiếu quyết đoán trời sinh của mình, và trước khi đưa ra lời bào chữa cho hiệu suất kém đi của mình, hãy cân nhắc đến những bài tập này.
Chỉ mất một vài phút một ngày để bạn xây dựng được một tinh thần khỏe mạnh để khai thác được những tiềm năng lớn nhất của mình.
Xây dựng sức mạnh tinh thần cũng giống như xây dựng sức mạnh thể chất vậy. Làm 50 cái chống đẩy mỗi ngày sẽ chỉ mất vài phút thời gian, nhưng nếu bạn duy trì được thói quen này mỗi ngày trong một thời gian dài, bạn sẽ có được sức mạnh cơ thể phi thường.
Cũng tương tự như thế, sức mạnh tinh thần của bạn cũng có thể được xây dựng theo cách giống vậy. Chỉ trong vài phút mỗi ngày, bạn có thể đào tạo trí não của mình suy nghĩ một cách khác đi, quản lý cảm xúc và hành xử hiệu quả.
Duy trì liên tục thói quen này, bạn sẽ xây dựng được sức mạnh tinh thần giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn hay những thách thức trong cuộc sống.
Mặc dù có nhiều bài tập có thể giúp bạn phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng dưới đây là ba bài tập giúp bạn xây dựng sức mạnh tinh thần chỉ trong năm phút mỗi ngày hoặc thậm chí ít hơn:
1. Xác định ba điều khiến bạn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống
Hãy đếm những phước lành, những may mắn, những niềm hạnh phúc của bạn – những điều trái ngược với những gánh nặng mà bạn đang mang trên vai mình. Điều này có thể tạo ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe tâm lý của bạn. Các nghiên cứu đều nhất quán cho rằng lòng biết ơn làm tăng niềm vui, hạnh phúc, làm giảm trầm cảm.
Hãy khiến cho biết ơn trở thành một thói quen hàng ngày của bạn, bằng cách xác định một cách có chủ đích ba điều khiến bạn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống của mình. Đó có thể đơn giản là cảm giác biết ơn đối với nước sạch chảy ra từ vòi nước mà bạn dùng, hoặc bạn biết ơn một làn gió mát vào một ngày ấm áp.
Các nghiên cứu cho thấy bạn có thể thay đổi về mặt vật lý của bộ não bằng cách khiến cho lòng biết ơn trở thành một thói quen của mình. Hãy viết một cuốn nhật ký biết ơn (gratitude journal), liệt kê những điều bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày sau bữa tối, hoặc biến việc xác định những gì bạn thấy biết ơn thành một thói quen trước khi đi ngủ.
Theo thời gian, lòng biết ơn sẽ trở thành giống như bản chất thứ hai của bạn vậy, và bạn sẽ có được những lợi ích nhất định, từ việc giấc ngủ được cải thiện cho đến khả năng miễn dịch tốt hơn.
2. Thực hành chánh niệm
Không thể nào gọi là sống khỏe được khi mà bạn cứ không ngừng lặp lại, nhớ lại một điều gì đó đã xảy ra vào tuần trước, ngày hôm trước, hoặc khi bạn cứ đang dự đoán những điều khủng khiếp tồi tệ sẽ xảy ra vào ngày mai.
Chánh niệm là ở trong hiện tại trong giây lát. Và bởi vì thời điểm duy nhất bạn có thể thay đổi hành vi của mình là ngay bây giờ, nên điều quan trọng nhất là có thể tập trung được vào “ở đây” và “bây giờ”.
Khoa học cho thấy chánh niệm có vô số lợi ích về thể chất và tâm lý. Trong số những lợi ích đó là giảm căng thẳng và trở nên từ bi hơn từ bên trong.
Vì vậy, hãy dành một phút chỉ để tập trung vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Hãy lắng nghe xem bạn nghe được những âm thanh gì. Hãy nhìn quanh căn phòng và xem bạn thấy được những gì. Hãy quét nhanh một vòng cơ thể bạn và lắng lại để cảm nhận xem cơ thể bạn đang cảm thấy thế nào.
Bằng việc thực hành chánh niệm thường xuyên, bạn sẽ có thể tăng khả năng tập trung, dù điều này rất khó khăn trong thế giới hiện đại với nhịp sống nhanh, hối hả, vội vã. Và bạn cũng sẽ có thể thưởng thức trọn vẹn mỗi khoảnh khắc bởi vì bạn sẽ ít bị phân tâm bởi các vấn đề của ngày hôm qua và những lo lắng về ngày mai.
3. Diễn “như thể”
Bạn có thể chờ đợi đến bạn khi cảm thấy có điều gì đó khác biệt để bắt đầu thực hiện thay đổi. Nhưng việc chờ đợi cho đến khi bạn cảm thấy bản thân mình tốt để bắt đầu phát triển hoặc chờ đợi cho đến khi bạn cảm thấy vui vẻ đủ để mời bạn bè mình ra thị trấn chơi và ở lại qua đêm có thể khiến cho mọi thứ lùi lại đấy.
Thay vào đó, các nghiên cứu cho thấy bạn nên diễn vai người mà bạn muốn trở thành. Khi bạn thay đổi hành vi của mình, những suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ thay đổi theo. Chẳng hạn như khi bạn buồn, thông thường hẳn là bạn sẽ sụp bả vai xuống và nhìn sàn nhà, nhưng làm như vậy sẽ chỉ khiến bạn rơi vào và ở trong trạng thái trầm cảm thôi. Hãy thẳng lưng, thẳng vai lên và nở nụ cười, bạn sẽ cảm thấy được sự gia tăng tức thời trong tâm trạng của bạn.
Đừng bao giờ ngồi mong đợi cảm giác tự tin sẽ tự nhiên mà đến với bạn, dù bạn chẳng cần làm gì cả. Thay vào đó, hãy tự hỏi chính bản thân mình, làm sao để mình có thể diễn vai diễn tự tin đây? Diễn như một người tự tin, ngay cả khi bạn đang tràn ngập cảm giác hoài nghi chính bản thân mình, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, chắc chắn hơn về bản thân. Và nghiên cứu cho thấy việc diễn rằng mình đang tự tin thậm chí còn làm tăng sự tự tin của người khác ở bạn.
Bạn hãy thử tự hỏi bản thân mình xem một người có tâm thần khỏe mạnh sẽ làm gì nhỉ? Sau đó, hãy điên như thể bạn đang cảm thấy mình mạnh mẽ rồi vậy. Và bạn sẽ tăng được sức mạnh lên một chút.
Hãy thực hiện những “cú chống đẩy” cho tinh thần của bạn
Mỗi ngày là một cơ hội để bạn phát triển một ít sức mạnh về thần kinh. Các bài tập đơn giản, ngắn như thế này nếu được thực hiện liên tục trong thời gian dài sẽ giúp bạn xây dựng được sức mạnh tinh thần của mình.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến những thói quen xấu đang cướp đi sức mạnh tinh thần của bạn. Cảm thấy tiếc nuối cho bản thân mình, bỏ cuộc sau thất bại đầu tiên, và cho đi sức mạnh của mình chỉ là một vài trong những thói quen xấu có thể gây ra sự tàn phá đối với thói quen nâng cao sức mạnh tinh thần của bạn.
Từ bỏ những thói quen không lành mạnh sẽ giúp bạn làm việc một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn chứ không phải khó khăn hơn đâu.
Theo PsychologyToday/giaoducthoidai.vn/