5 Điều Người Ta Thường Nói Mỗi Khi Gian Dối

5-dieu-nguoi-ta-thuong-noi-moi-khi-gian-doi

Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên psychologytoday.com của Tiến sĩ Jack Schafer - chuyên gia phân tích hành vi của FBI.

Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên psychologytoday.com của Tiến sĩ Jack Schafer - chuyên gia phân tích hành vi của FBI.

Một số câu trả lời phổ biến không nên bị bỏ qua.

Nhận ra sự lừa dối chỉ qua lời nói là một nhiệm vụ khó khăn. Phương pháp hiệu quả nhất so sánh lời đối tượng nói với sự thật đã biết.

Phương pháp tốt nhất để dự đoán sự lừa dối so sánh những gì một người nói chống lại bằng chứng bên ngoài hoặc chân lý đã biết. Một số lời khẳng định nhất định có thể cho thấy khả năng lừa dối cao, nhưng không có chứng cứ bằng lời nói nào có thể chỉ ra chính xác sự gian dối.

Tuy nhiên, một số từ hoặc nhóm từ có thể báo hiệu lời nói dối. Nếu cuộc trò chuyện quan trọng, biết được đâu là sự giả dối có thể rất có ích, trong cả công việc kinh doanh lẫn tương tác xã hội.
Những lời nói sau nên được chú ý bởi chúng rất có thể là dấu hiệu của lời nói dối:

1. "Thế đấy."

Từ "thế" cho biết người nói có nhiều điều để nói nhưng không đi sâu vào chi tiết. Nếu người đó kể lại toàn bộ câu chuyện, phản ứng của họ sẽ là: "Vậy đấy." Từ "thế" báo hiệu rằng câu trả lời không nói lên toàn bộ câu chuyện. Những người thành thực liên hệ đến tất cả các sự kiện mà không sợ những hậu quả pháp lý hoặc xã hội. Người lừa dối không kể đầy đủ câu chuyện vì có những điều họ không muốn tiết lộ.

2. "Bạn không thể chứng minh điều đó."

Từ "chứng minh" cho thấy có bằng chứng để xác minh giả thiết hoặc cáo buộc đặt ra, nhưng người nói không thể tìm ra bằng chứng ẩn. Những người trung thực không nghĩ về bằng chứng: Họ biết rằng không có bằng chứng nào tồn tại vì họ không làm những gì mà mình bị cáo buộc. Những người lừa dối biết bằng chứng lừa dối của mình tồn tại nhưng người nói vẫn chưa phát hiện đủ bằng chứng để buộc tội họ.

3. "Tại sao tôi lại làm vậy?"

Trả lời câu hỏi với một câu hỏi là dấu hiệu quan trọng chứng minh sự dối trá. Người ngay thẳng phủ nhận trực tiếp. Họ thường trả lời, "Tôi không làm điều đó." Những người lừa dối thì lảng tránh, và khi bị bất ngờ, họ cần thêm thời gian để suy nghĩ về một câu trả lời đáng tin cậy. Đại thể như "Tại sao tôi lại làm như vậy?" giúp kẻ dối trá có thêm thời gian để tạo ra lời hồi đáp hợp lý.

4. "Bạn đang cáo buộc tôi ư?"

Ngoài việc trả lời một câu hỏi với một câu hỏi, bị cáo có thể tinh vi cố gắng để lật ngược tình thế, đưa người hỏi về thế phòng thủ. Ngầm ý của bị cáo sẽ là: "Sao bạn dám tố cáo tôi? Hãy chuẩn bị để tự bảo vệ mình đi." Cuộc phản công tinh tế này giúp người bị tố cáo biện minh cho cáo buộc của họ. Khi làm như vậy, bị cáo có thêm thời gian để phản công hoặc dựng nên một câu chuyện đáng tin cậy. Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này: "Vâng, tôi đang buộc tội bạn, nếu không thì tôi đã chẳng đề cập đến chuyện này." Câu trả lời này cũng là một cách để phản công và đưa trở lại bị cáo về thế bị động.

5. "Tôi không nhớ là đã làm điều đó."

Những kẻ lừa dối thường viện đến trí nhớ kém như một cách để che giấu sự thật. Có hai mẹo để giải quyết cho những người giải mã:

Thứ nhất, để không nhớ những gì bạn đã làm, trước tiên bạn phải có một ý niệm về sự tồn tại của sự kiện. Theo định nghĩa, để không nhớ điều gì, ban đầu bạn phải lưu trữ các thông tin trong bộ nhớ của bạn. Quên kí ức chỉ ra rằng kỉ niệm đó đã được lưu trữ trong bộ não nhưng người đó không thể lấy lại được. Những người trung thực thường trả lời: "Tôi không biết." Trí nhớ kém cho thấy người đó không gợi lại được trí nhớ, và do đó không biết chuyện gì đã xảy ra. Những người thành thực cố gắng làm bất cứ điều gì họ có thể để lấy lại kí ức về sự kiện. Những người lừa dối không muốn tiết lộ thông tin đã được ghi nhớ vì sợ phải tiết lộ sự thật.

Mẹo thứ hai cũng tương tự. Một người không thể nói, "Tôi không nhớ làm điều đó", trừ khi người đó nhớ những gì họ thực sự đã làm. Từ "đó" gợi ý rằng người đó không nhớ đã làm một chuỗi hành động cụ thể. Để nói, "Tôi không làm điều đó," người đó phải biết những gì anh ta đã làm. Một cách logic, làm thế nào một người có thể nói anh ta hoặc cô ấy không nhớ làm điều gì đó khi họ không ký ức về sự kiện? Từ "đó" gợi ý sự ghi nhớ về một sự kiện.

Phản ứng của người hỏi đặt ra cho nước cờ này sẽ là: "Bạn nhớ đã làm gì cơ?" Những người thành thực sẽ cho bạn biết những gì họ nhớ làm, để thêm vào chứng cớ ngoại phạm của họ. Những kẻ dối trá thường bám víu vào sự thiếu trí nhớ bằng cách nói rằng, "Tôi không biết tôi đã làm gì." Ở đây phản ứng của người hỏi là: "Nếu bạn không biết bạn đã làm gì, có thể bạn đã làm chính xác những gì tôi mô tả ". Những người lừa dối không cố gắng lấy lại kí ức về một hành động vì sợ hãi sự thật.

Chìa khóa để phát hiện sự lừa dối là lắng nghe cẩn thận những gì ai đó nói với bạn. Từ ngữ không chỉ đơn giản được thốt ra miệng của người khác. Chúng có ý nghĩa và là đại diện trực tiếp cho những gì mà một người đang suy nghĩ: Lời nói có thể, và thực sự, tiết lộ sự gian dối.


------------
Tác giả: Tiến sĩ Jack Schafer - chuyên gia phân tích hành vi của FBI


Link bài gốc: https://www.psychologytoday.com/blog/let-their-words-do-the-talking/201611/5-things-people-commonly-say-when-theyre-lying?utm_source=FacebookPost&utm_medium=FBPost&utm_campaign=FBPost
Dịch giả: Cao Vân Anh - YBOX.VN Translator

menu
menu