5 giai đoạn của nỗi buồn: Hiểu rõ cảm xúc khi trải qua mất mát giúp chúng ta chữa lành "vết thương lòng", tránh xa nguy cơ trầm cảm

5-giai-doan-cua-noi-buon-hieu-ro-cam-xuc-khi-trai-qua-mat-mat-giup-chung-ta-chua-lanh-vet-thuong-long-tranh-xa-nguy-co-tram-cam

Khi mất mát điều gì đó như tiền bạc, sức khỏe, tình cảm hay một người thân yêu.., chúng ta có thể cảm thấy không thể chịu đựng được.

Khi mất mát điều gì đó như tiền bạc, sức khỏe, tình cảm hay một người thân yêu.., chúng ta có thể cảm thấy không thể chịu đựng được. Chúng ta trải qua nhiều trải nghiệm cảm xúc khác nhau như tức giận, bối rối và buồn bã... Có thể nói, nỗi đau buồn rất phức tạp và đôi khi chúng ta tự hỏi liệu nó có bao giờ kết thúc?

Các giai đoạn của sự đau buồn và tang thương là phổ quát và được cảm nghiệm bởi mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, qua nhiều nền văn hóa. Đau buồn xảy ra để đáp ứng với căn bệnh nghiêm trọng của bản thân, với sự tan vỡ của một mối quan hệ gần gũi, hoặc với cái chết của một sinh thể yêu quý, cho dù là con người hay động vật.

"5 giai đoạn của nỗi buồn" là một lý thuyết được phát triển bởi bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross. Bà đưa ra mô hình này khi quan sát những bệnh nhân giai đoạn cuối khi là giảng viên tại trường y khoa của Đại học Chicago. Sau này bà đã mở rộng lý thuyết của mình đến những dạng mất mất cá nhân khác như cái chết của người mình yêu thương, mất việc làm, chấm dứt quan hệ hoặc ly dị, chẩn đoán vô sinh…

Theo Elisabeth Kübler, chúng ta phải trải qua năm giai đoạn đau buồn khác nhau:

CHỐI BỎ

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bạn nhận biết nỗi buồn bệnh tật, mất mát hay sự ra đi của người thân... Sự từ chối giúp chúng ta giảm thiểu nỗi đau mất mát quá lớn. Khi chúng ta tiếp nhận thực tế về sự mất mát của mình, chúng ta cũng đang cố gắng vượt qua nỗi đau tinh thần. Rất khó khăn để tin rằng chúng ta đã mất đi một người quan trọng trong cuộc đời mình, đặc biệt là khi ta có thể vừa nói chuyện với người này vào tuần trước hoặc thậm chí là ngày hôm trước. 

Đó là một cơ chế bảo vệ để giảm nhẹ tình trạng sốc đột ngột về sự mất mát. Chúng ta ngăn chặn những lời nói và che giấu sự thật. Đây là phản ứng tạm thời mà đưa chúng ta qua làn sóng đau khổ đầu tiên.

Chúng ta có thể mất một khoảng thời gian để chấp nhận thực tế mới này. Chúng ta sẽ luôn nghĩ về những kỉ niệm gắn bó cùng với người đã mất đó và ta tự hỏi làm thế nào để tiếp tục sống mà không có người này. Từ chối là nỗ lực giả vờ tin rằng sự mất mát không tồn tại, đó là sự nhìn nhận và trốn tránh thực tại đau lòng.

GIẬN DỮ

Khi hiệu ứng mặt nạ của sự chối bỏ và cách ly bắt đầu giảm đi, thực tế và nỗi đau của nó lại nổi lên. Chúng ta chưa sẵn sàng. Những cảm xúc mãnh liệt bên trong cơ thể trào dâng, chuyển hướng và thể hiện bằng giận dữ.

Cảm giác tức giận sau khi mất mát là điều bình thường. Chúng ta đang cố gắng chấp nhận một thực tế mới và chúng ta có thể cảm thấy vô cùng khó chịu. Giận dữ cho phép chúng ta thể hiện cảm xúc mà không sợ bị phán xét hoặc từ chối. 

Thật không may, tức giận thường là cảm giác đầu tiên chúng ta có khi bắt đầu giải phóng cảm xúc liên quan đến mất mát. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập trong thời điểm mà bạn có thể tận hưởng sự quan tâm, kết nối.

THƯƠNG LƯỢNG

Khi đối diện với mất mát, bạn cảm thấy tuyệt vọng đến mức sẵn sàng làm mọi thứ để xoa dịu hoặc giảm thiểu nỗi đau. Mất đi một người thân yêu có thể khiến chúng ta phải cân nhắc bất kỳ cách nào có thể tránh được nỗi đau hiện tại.

Các phản ứng bình thường để cảm xúc bất lực và dễ bị tổn thương thường là một nhu cầu để lấy lại kiểm soát: Nếu mình đã đi khám bệnh sớm hơn... Nếu mình đi khám một bác sĩ khác... Nếu mình đã cư xử tốt hơn…

Khi thương lượng diễn ra, chúng ta thường có yêu cầu cao có thể tạo ra đến một kết quả trái hiện tại. Nhưng rồi ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho hiện tại cả dù đau đớn và hối tiếc rất nhiều.

SUY THOÁI

Trong quá trình đối diện với đau buồn, sẽ có lúc tâm trí ta lắng lại và ta sẽ phải nhìn vào thực tại. Ta sẽ nhận ra ta không thể thương lượng với những điều đã xảy ra được. Cảm giác mất mát lại quay về và hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết. 

Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta có xu hướng thu mình lại trong khi nỗi buồn ngày càng lớn. Chúng ta có thể thấy mình rút lui, ít hòa đồng hơn và ít tiếp cận với người khác do những gì chúng ta đang trải qua. Mặc dù đây là một giai đoạn đau buồn rất tự nhiên, nhưng nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm sau khi mất người thân là rất cao.

CHẤP NHẬN

Đó là lúc khi con người đã hoàn toàn tin rằng mình không thể làm gì để thay đổi quá khứ được. Sự buồn bã và hối tiếc vẫn có thể xuất hiện trong giai đoạn này, những dấu hiệu về mặt cảm xúc như từ chối, thương lượng và giận dữ sẽ ít xuất hiện hơn. Đạt đến giai đoạn này là một món quà quý giá cho tất cả mọi người, cho phép con người thoát khỏi sự tiếc nuối và tiếp tục cuộc sống.

Khi chúng ta xem xét năm giai đoạn của đau buồn, điều quan trọng cần lưu ý là mỗi người có nỗi đau khác nhau và bạn có thể trải qua hoặc không trải qua từng giai đoạn này hoặc trải qua từng giai đoạn trên theo thứ tự. Ngoài ra, không có khoảng thời gian cụ thể nào được đề xuất cho bất kỳ giai đoạn nào trong số này. Một người nào đó có thể trải qua các giai đoạn khá nhanh, chẳng hạn như trong vài tuần, trong khi một người khác có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để chuyển giai đoạn chấp nhận. Bất kể thời gian nào để bạn vượt qua những giai đoạn này đều là hoàn toàn bình thường.

Vượt qua nỗi đau khi mất mát là cả một hành trình dài đầy nỗ lực, khó khăn và đơn độc. Tuy nhiên một khi bạn đã đi tới giai đoạn cuối cùng, đó là chấp nhận, bạn sẽ có thể vượt qua mọi nỗi buồn và mọi thách thức khó khăn hơn của cuộc sống.

Theo Verywellmind

Nguồn: cafef.vn

menu
menu