5 hối tiếc lớn nhất của đời người
Một người phụ nữ truyền cảm hứng khác, Bronnie Ware, kể lại câu chuyện về công việc chăm sóc những người hấp hối và viết nên cuốn sách "Năm điều hối tiếc hàng đầu của người hấp hối". Cô chỉ ra 5 hối tiếc và 5 chiến lược tránh hối tiếc vào ngày thứ Hai của
Jodi Wellman, chuyên gia hỗ trợ về cách sống chia sẻ một bí quyết mang lại nhiều cảm hứng cho chúng ta, đó là nghĩ về cái chết.
Theo Wellman, chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Một người phụ nữ truyền cảm hứng khác, Bronnie Ware, kể lại câu chuyện về công việc chăm sóc những người hấp hối và viết nên cuốn sách "Năm điều hối tiếc hàng đầu của người hấp hối". Cô chỉ ra 5 hối tiếc và 5 chiến lược tránh hối tiếc vào ngày thứ Hai của bạn.
1. Tôi ước mình có can đảm sống như cách bản thân mong muốn, không phải cuộc sống người khác mong đợi.
Những gì người khác kỳ vọng về bạn thực chất với bạn có ý nghĩa gì? Làm thế nào bạn có thể tăng thêm can đảm để sống một cuộc đời đúng với chính mình? Cuộc sống đó thế nào?
Một nghiên cứu của tiến sĩ Laura King yêu cầu người tham gia viết về bản thân tốt nhất có thể trong tương lai, nơi họ đạt được mọi thứ mong muốn, sau khi làm việc chăm chỉ.
Kết quả cho thấy, sau 5 tháng, những người viết theo yêu cầu trong 20 phút mỗi ngày, suốt bốn ngày liên tiếp, cải thiện tâm trạng, giảm bệnh tật hơn. Một phân tích tổng hợp của 28 nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài tập tương tự này là một biện pháp can thiệp hiệu quả để cải thiện sức khỏe.
2. Tôi ước đã không làm việc chăm chỉ như vậy.
Trung bình một người dành 90.000 giờ trong đời để làm việc. Bạn có đang làm việc quá sức hay làm việc không mang lại ý nghĩa như mong muốn.
Nghiên cứu về lý thuyết quyền tự quyết cho thấy những người thực sự yêu thích công việc của họ có xu hướng có một số thứ: sự liên quan (họ cảm thấy được kết nối và có cảm giác thuộc về nơi làm việc), quyền tự chủ (họ cảm thấy tự do thực hiện các ý tưởng đổi mới), quyền làm chủ (họ tin rằng họ đang cải thiện bản thân) và mục đích (công việc của họ phù hợp với những gì họ tin là có ý nghĩa cá nhân).
Hầu hết những người bày tỏ sự hối tiếc này là những người đàn ông thuộc thế hệ cũ, những người dành nhiều thời gian cho công việc hơn làm việc họ yêu thích.
Ảnh minh họa:CNBC
3. Ước đủ can đảm bày tỏ cảm xúc của mình.
Theo hiệp hội lo lắng và trầm cảm Mỹ, mỗi năm, rối loạn lo âu là bệnh tâm thần phổ biến nhất Mỹ, ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu người trưởng thành, chiếm 19% dân số.
Trong khi chứng rối loạn lo âu phát triển từ một tập hợp phức tạp các yếu tố nguy cơ (di truyền, hóa chất trong não, tính cách, các sự kiện trong cuộc sống,..), thì theo bác sĩ tâm thần David Burns, còn một thứ nữa gọi là mô hình cảm xúc ẩn giấu. Theo đó, người chịu ảnh hưởng của yếu tố này chỉ che giấu cảm xúc của mình và tránh nói ra những gì họ thực sự cảm nhận hoặc tin tưởng. Đây đều là những bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ nghiêm trọng liên quan đến lo lắng tột độ.
Burns nói khoảng 75% bệnh nhân mắc chứng lo âu đủ can đảm bày tỏ cảm xúc thì lo lắng hầu như biến mất.
Có lẽ bạn không phải là một trong số 40 triệu người mắc chứng lo âu, nhưng vẫn cần can đảm để bày tỏ cảm xúc. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong năm nay nếu bạn bày tỏ cảm xúc thực sự của mình thường xuyên hơn?
4. Tôi ước đã giữ liên lạc với bạn bè
Có nhiều bằng chứng cho thấy những người giữ liên lạc với bạn bè và kết nối xã hội nhiều hơn sống lâu và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bất chấp điều này, hầu hết không coi kết nối xã hội và cộng đồng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Andy Proctor, nghiên cứu sinh tại đại học Brigham Young, Mỹ cho hay, gần đây, ông khảo sát 1.474 người khắp Mỹ, Anh và Australia về tầm quan trọng của kết nối xã hội với sức khỏe, so với các yếu tố hành vi đã được thiết lập khác như tập thể dục, không hút thuốc, có cân nặng khỏe mạnh và không uống rượu quá mức.
Những người này coi các yếu tố xã hội ít quan trọng nhất, trong khi nghiên cứu phân tích tổng hợp cho rằng đó là yếu tốt quan trọng nhất.
5. Ước gì để mình hạnh phúc hơn
Trong khi bạn nghĩ hạnh phúc đến trong tương lai, thì hạnh phúc chỉ xảy ra ở hiện tại.
Nhà nghiên cứu Lani Shiota thực hiện một nghiên cứu quan trọng về trải nghiệm sợ hãi. Đó là trải nghiệm của hiện tại, không xảy ra trong tương lai và nó bao gồm tất cả. Vì vậy, hãy để mình hạnh phúc thay vì lo sợ về những gì sẽ đến.
Nhật Minh (Theo Psychology Today)