5 lớp học hàng đầu mà chúng ta nên dạy ở trường

5-lop-hoc-hang-dau-ma-chung-ta-nen-day-o-truong

Đã đến lúc nhìn nhận rằng hầu hết những điều quan trọng các bạn học trong cuộc đời không được học ở trường.

Hãy thành thật: nền giáo dục của chúng ta thật tệ.

Ý tôi là, hầu hết kiến thức lịch sử quan trọng mà tôi học từ lớp 5 đến lớp 12 tôi có thể tìm thấy trên Wikipedia và hiểu toàn bộ trong vòng vài tuần. Và hầu hết các kiến thức khoa học cơ bản bạn có thể muốn tìm hiểu được giải thích cặn kẽ dễ hiểu trong các video clips trên YouTube. Trên hết, chúng ta đang có một thị trường lao động bất ổn định nhất trong vòng 100 năm qua. Công nghệ phát triển chóng mặt và robots sẽ làm một nửa số công việc của chúng ta trong vòng một thập kỷ nữa. Bằng cấp đại học đang được tranh cãi là không có giá trị. Và cứ mỗi 6 tháng các phát minh công nghiệp và công nghệ mới luôn được tạo ra.

Và chúng ta vẫn đẩy con cái đến trường để học chương trình mà ông bà chúng đã học qua.

Đã đến lúc nhìn nhận rằng hầu hết những điều quan trọng các bạn học trong cuộc đời không được học ở trường. Tôi biết với cá nhân tôi, hầu hết những điều quan trọng tôi học được là tôi phải tự tìm hiểu khi trở thành người lớn.

Vậy tại sao những điều này không được dạy ở trường học? Ý tôi là nếu tôi, thay vì bỏ 6 tháng học về hội họa của Chaucer và Renaissance, tại sao tôi lại không dành 6 tháng ấy để học về cách tiết kiệm cho tuổi về hưu và thế nào là thỏa thuận tình dục? Tại sao không ai cho tôi biết là đến tuổi trưởng thành của mình, phần lớn công việc trên thị trường lao động sẽ được robot làm thay hay sẽ được gia công ở nước ngoài?

Hãy gọi tôi là kẻ bất mãn, hoặc có thể chỉ là một thành viên của thế hệ Y. Thành thật mà nói, các lớp học này ở đâu? Các lớp học dạy những thứ vớ vẩn mà tôi cần phải học ấy? (1)

Vậy các lớp học mà lẽ ra chúng ta nên được học ở trường cấp III là gì? Sau đây là 5 lớp đầu bảng mà chúng ta nên được nhồi vào đầu ngay từ những ngày ấy.

1. TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Chương trình giảng dạy cần bao gồm: thẻ tín dụng và biểu lãi suất ngân hàng cũng như biểu đánh giá tín nhiệm vay vốn và các tài khoản tiết kiệm cho nghỉ hưu; lý do tại sao bạn phải bắt đầu tiết kiệm 100 đô/ tuần ngay từ khi bạn 18 tuổi bởi vì thời gian từ lúc đó cho đến khi bạn 50 tuổi bạn sẽ có một số tiền gấp bốn lần con số không nhỏ nào đó.

Thành thực mà nói, lãi kép đang làm mưa làm gió trái đất này. Tại sao tôi lại chả biết gì về điều này cho đến khi tôi 24 tuổi?

Tại sao vấn đề này lại quan trọng: Bởi vì một gia đình trung lưu ở Mỹ có trên 15,000 đô nợ thẻ credit card mỗi tháng.2 Bởi vì 36% những người lao động tại Mỹ KHÔNG CÓ tiết kiệm cho tuổi về hưu.(3)

Các kiến thức tài chính cơ bản này trên thực tế là vấn đề lớn trong cuộc sống của chúng ta. Bởi vì, như bạn thấy đấy, nếu bạn có một xã hội chỉ toàn những người mua những thứ mà họ không có khả năng chi trả, nghỉ hưu mà chả có đồng nào dắt đít, ốm đau bệnh tật lúc về già và không thể chi trả chi phí y tế – đấy, viễn cảnh này đủ cho chúng ta hiểu con đường chúng ta đang đi sẽ dẫn đến đâu.

Và viễn cảnh này dường như chính xác là những gì đang xảy ra.

2. QUẢN LÝ QUAN HỆ

Chương trình giảng dạy cần bao gồm: Giao tiếp, thể hiện cảm xúc của mình mà không trách cứ hay đánh giá người khác; biết cách nhận diện hành vi thao túng và biết cách dừng việc đó lại; các ranh giới cá nhân và không trở thành người xúi giục; các thảo luận trung thực về đời sống tình dục và nó liên quan (hay không liên quan) đến tình yêu; “đồng thuận tình dục ” và làm thế nào để trải nghiệm sự khác biệt giữa nam và nữ.

Hầu hết chúng ta học những vấn đề này thông qua trải nghiệm hết lần này đến lần khác những cuộc chia tay dữ dội.

Tại sao vấn đề này lại quan trọng: 

Bởi vì đến khi bạn nằm liệt giường sắp chết vì ung thư, bạn sẽ không nghĩ về việc tại sao Napoleon có thể vượt qua vụ ghen tuông tại Nga hay làm thế nào cuộc đảo chính Meiji lại thay đổi toàn bộ bộ mặt địa chính trị châu Á ...

Bạn sẽ chỉ nghĩ về những người bạn yêu thương trong cuộc đời mình và những người bạn đã đánh mất.

Có nhiều yếu tố làm nên hạnh phúc, nhưng có quá ít thứ có nhiều ảnh hưởng và tác động đến hạnh phúc như các mối quan hệ của chúng ta. (4) Học cách tránh vấp ngã trong các mối quan hệ như những thằng say tệ hại và học cách thực hành kiểm soát bản thân tốt cũng như học cách thể hiện cảm xúc và yêu thương hợp lý có lẽ là kỹ năng đem lại thay đổi lớn nhất trong cuộc đời và là điều tôi đã làm được.

Bởi vì chúng ta không chỉ nói đến việc kết hôn hay chuyện tình dục. Chúng ta nói về các mối quan hệ đúng đắn. Làm thế nào trở thành người bạn tốt, làm thế nào đối xử đúng đắn với gia đình, làm thế nào giải quyết các xung đột tại nơi làm việc, làm thế nào để biết chịu trách nhiệm cho những cảm xúc và vấn đề của bản thân mà không lôi toàn bộ thế giới chìm cùng với mình.

Là con người, chúng ta cơ bản là những sinh vật xã hội. Chúng ta không tồn tại trong chân không. Chúng ta không thể. Các sợi dây quan hệ xã hội dệt nên tấm thảm cuộc đời chúng ta. Câu hỏi là: bạn đã làm ra những sợi tơ óng mượt hay chỉ là những sợi polyester thô?

3. LOGIC VÀ LÝ LUẬN LOGIC

Chương trình giảng dạy cần bao gồm câu hỏi sau:

Đúng hay sai: Nếu tất cả B là C và tất cả C là D, vậy thì tất cả D đều là B.

Câu trả lời, dĩ nhiên, là “sai” (5)

Các câu hỏi kiểu này luôn gây cảm giác khó chịu trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Tuy nhiên khả năng tư duy của chúng ta thông qua giải quyết đúng các câu hỏi kiểu này sẽ giúp tăng niềm tin trong chúng ta về năng lực tự lãnh đạo cuộc đời mình. Ví dụ, theo cùng một logic như câu trên, nhưng với thế giới thực là ví dụ sau:

“Cindy luôn gây chuyện tại văn phòng. Và Cindy là một phụ nữ. Do vậy phụ nữ thường gây chuyện tại văn phòng.” (6)

Hay:

“Hầu hết tội phạm đều nghèo. Hầu hết người nghèo nhận phúc lợi xã hội. Do đó hầu hết phúc lợi xã hội rơi vào tay tội phạm.”

Dĩ nhiên những luận cứ trên đều sai, và bạn vẫn thường thấy chúng được ghi lại trên truyền thông đại chúng, được các lãnh đạo tranh cãi như thể đó là những vấn đề hiện hữu, và còn trở thành thành kiến và định kiến của rất nhiều người.

Mới gần đây thôi là một bài báo ngu ngốc nhất mà tôi đọc được trong tháng. Bài báo đưa luận điểm bảo vệ lý luận rằng vật thể hoá tình dục ở phụ nữ (sexual objectification of women) là sai còn sự vật thể hoá tình dục nam giới thì được chấp nhận. Tại sao? Bởi vì đàn ông không bị hiếp dâm nhiều như phụ nữ.

Những thứ đó được gọi là ngụy biện.(7)

Tại sao vấn đề này lại quan trọng: vấn đề là chúng ta thường xuyên đưa ra những ngụy biện logic. Và thường theo cách thức mà chính chúng ta cũng chẳng nhận ra. Và thậm chí ngay cả với những quyết định hoặc niềm tin quan trọng mang tính sinh tử. Những luận điểm này được phát triển đưa vào các chiến dịch chính trị (X kiếm tiền giỏi; các chính phủ cần kiếm tiền; do đó X sẽ rất cần ở trong Chính phủ), các vấn đề quyền dân sự, các vấn đề đạo đức và các quyết định mang tính đạo đức (Bob nói dối tôi, do đó tôi nên nói dối lại Bob), trong giải quyết các xung đột cá nhân, và v..v.

Những ngụy biện logic này xâm nhập vào đời sống của chúng ta khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm. Những quyết định sai lầm về sức khỏe, về quan hệ, về nghề nghiệp và nhiều thứ khác nữa.


Spock phát biểu rằng mọi sự phản bác lại bài báo này đều là không logic.

Ở trường học chúng ta không được dạy cách tư duy thực tế hay giải quyết vấn đề. Thay vào đó chúng ta được dạy cách sao chép và ghi nhớ mọi thứ — và rồi quên chúng đi ngay sau đó.(8) Cách thức tư duy nghèo nàn này theo chúng ta trong mọi vấn đề phức tạp của cuộc sống. Và đặc biệt trong thế kỷ 21 này, cuộc sống trở nên phức tạp đến khó tin. Tôi có cảm tưởng rằng xu hướng hiện nay về việc ngày càng giảm các tư duy trí tuệ, thay vào đó là tư duy nấp sau các trường phái tôn giáo và các hình thức văn hóa đơn giản hóa trí tuệ khác đến từ việc thiếu sự chuẩn bị cho một thế giới hậu hiện đại phức tại.

4. KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

Chương trình giảng dạy cần bao gồm: tôi biết bây giờ bạn sẽ nói “làm thế quái nào mà việc tự nhận thức bản thân có thể được dạy ở trường? Nhưng nói thật đấy, môn này có thể được dạy và thực hành như bất kể môn nào khác.(9)

Khả năng tự nhận thức bản thân là khả năng nghĩ về điều bạn nghĩ. Đó là khả năng có cảm nhận về những cảm nhận của bản thân, có quan điểm về những quan điểm của bản thân.

Ví dụ, Tôi có thể có ý nghĩ “tôi ghét tất cả những người tên là Steve. Những người tên là Steve toàn là người xấu.”

Đây là ví dụ điển hình của sự cố chấp. Một kiểu trả thù đơn giản thông qua việc đưa ra luận cứ vơ đũa cả nắm. Và nếu bạn thiếu khả năng tự nhận thức bản thân, bạn sẽ là người có thành kiến với những giá trị hời hợt.

Ghét ông, Steve

Nhưng với một người có đầy đủ sự nhận thức về bản thân, họ sẽ tự hỏi mình “tại sao tôi lại ghét những người tên là Steve? Phải chăng bởi vì bạn trai cũ của tôi tên là Steve? Hay có lẽ tên bố tôi là Steve? Và có phải liệu tôi đang trút sự tức giận của đời mình lên tất cả những người tên Steve trên thế giới này? Như vậy thật đáng hổ thẹn, tôi nên tự rửa đầu óc của mình.”

Những ý nghĩ như thế là chỉ có tôi với ý nghĩ của tôi. Chỉ có tôi có cảm nhận về chính những cảm nhận của mình. Và chỉ có tôi có quan điểm về những quan điểm của mình. Đó được gọi là tự nhận thức bản thân. Hầu hết mọi người sống cả đời nhưng rất ít người có những khoảnh khắc như vậy.

Nhưng điều này có thể học được, cũng như tất cả những thứ khác, thông qua thực hành. Cơ bản là với bất cứ thứ gì yêu cầu bạn nghĩ về những thứ bạn nghĩ, có cảm nhận về những cảm nhận của bạn, chính là quá trình phát triển khả năng tự nhận thức bản thân. Ví dụ như thiền, tri liệu tam lý, ghi nhật kí , hay chỉ đơn giản là có một người đủ thân thiết chỉ ra, một cách nhất quán, cho bạn thấy những thành kiến và định kiến của bản thân bạn.

Tại sao vấn đề này lại quan trọng: Khả năng tự nhận thức bản thân cấp độ cao được các nghiên cứu chứng minh là đem lại lợi ích về mọi mặt trong đời sống con người. Những người phát triển các kỹ năng siêu nhận thức trở thành các nhà lập kế hoạch tốt hơn, có nguyên tắc sống hơn, tập trung cao hơn,  hòa hợp hơn với cảm xúc của bản thân, ra quyết định tốt hơn, và có khả năng dự đoán những vấn đề tiềm năng ở phía trước.(10)

Tôi thấy cần phải thêm vào bài viết này rằng khả năng tự nhận thức bản thân có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì các mối quan hệ.

Với mọi việc chúng ta làm trong cuộc đời, luôn có một công cụ duy nhất theo chúng ta từ đầu đến cuối: tâm trí của chúng ta. Tâm trí của ta là một máy lọc tuyệt vời. Mọi việc chúng ta làm và mọi điều xảy đến với chúng ta đều được lọc qua tâm trí và tư duy của chính chúng ta. Do đó, chúng ta cần đầu tư thời gian và năng lượng để hiểu tâm trí mình một cách tốt nhất, vì nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống. Có thể bạn là người dễ cáu giận hay dễ đưa ra định kiến, có thể bạn là người hay thu mình vào vỏ bọc và tách biệt khỏi mọi người, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu nào đó khiến bạn luôn lùi bước, hay có thể bạn là người bốc đồng và là một chuyên gia gây điều tệ hại cho chính bản thân. Dù có là dạng thức nào, chúng ta cần hiểu rõ các khuynh hướng của bản thân và tìm cách kiểm soát cũng như thích ứng với những khuynh hướng ấy.

5. CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI

Chương trình giảng dạy cần bao gồm: tại sao mọi điều chúng ta tin tưởng đều có thể sai theo một góc độ nào đó; tại sao trí nhớ nhiều khi thật không đáng tin; tại sao các bộ môn nghiên cứu chính xác toán hay vật lý đều có đầy những vấn đề không thể giải quyết;(11) sao chúng ta lại thường có đánh giá sai lầm về những điều làm chúng ta hạnh phúc/bất hạnh trong quá khứ và những thứ sẽ làm chúng ta hạnh phúc/bất hạnh trong tương lai;(12) tại sao hầu hết những sự kiện quan trọng trong lịch sử lại luôn là những điều ít được dự đoán nhất;(13) làm sao mà các niềm tin chắc chắn và cứng rắn lại thường dẫn đến tội lỗi và bạo lực, mà không phải là ngược lại;(14) rất nhiều kiến thức khoa học hiện nay được dựa trên các các nghiên cứu thất bại nhiều lần trong quá khứ cho đến khi được xác nhận là đúng đắn;(15) và v..v

Tại sao vấn đề này lại quan trọng: Hầu hết những điều tốt đẹp trong cuộc sống lại đến từ những thứ bất ổn hay những giai đoạn không chắc chắn nhất của cuộc đời. Sự không chắc chắn khiến bạn trở nên tò mò, muốn tìm hiểu và kiểm nghiệm những ý tưởng khác nhau, trao đổi các ý tưởng với người khác. Sự không chắc chắn khiến bạn khiêm tốn hơn, giúp bạn chấp nhận những thứ không mong muốn sẽ xảy ra. Và nó cũng khiến bạn nhìn người khác và sự việc khác nhau mà không áp đặt các thành kiến hay định kiến bất công.

Hầu hết những thứ tồi tệ lại đến tự sự quá chắc chắn trong cuộc đời: tự mãn, kiêu ngạo, cố chấp và định kiến bất công. Con người sẽ không tụ tập lại với nhau hình thành các giáo phái tôn giáo và uống thuốc độc cùng nhau khi họ không chắc chắn về một điều gì đó. Các chính phủ cũng không bỏ đói hay giết hàng triệu người dân nước mình vì những điều họ không chắc chắn. Họ làm những việc này vì họ chắc chắn một thứ gì đó. Con người không rơi vào khủng hoảng, lén lút theo dõi bạn đời đã ly hôn của mình hay bắn cả một trường học bởi vì còn đang nghi ngờ điều gì đó. Họ đều làm những điều này trong trạng thái tin tưởng chắc chắn vào thứ họ đang làm.

Họ chắc chắn với một niềm tin rằng, như hầu hết mọi niềm tin, đều có thể sai.

Chủ nghĩa hoài nghi phát triển khả năng nhận thức các giải pháp/niềm tin thay thế, tạm gác lại những định kiến, hỏi và thử thách bản thân và khiến bản thân trở nên tốt hơn.

Bạn không biết chắc chắn Susy ở chỗ làm có ghét bạn hay không. Bạn không thực sự biết rõ liệu sếp của bạn là một kẻ dớ dẩn hay chỉ là một người giao tiếp kém. Có thể vợ ông ta bị ung thư hay gì đó và ông ấy đã khóc cả đêm. Có thể chính bạn mới là kẻ dớ dẩn mà không hề hay biết.

Bạn không biết chắc chắn liệu hôn nhân đồng tính có làm hỏng các sợ dây kết nối xã hội hay liệu chính đàn ông và phụ nữ thực ra quá khác hay quá giống nhau. Bạn không thể chắc chắn công việc mới sẽ làm bạn vui hơn, hay liệu kết hôn có giải quyết các vấn đề của bạn (tôi cá hầu như là “không”), hay liệu con bạn có thực sự đáng được hưởng tất cả các phần thưởng không.

Cuộc sống phát triển trong dòng chảy của những sự không chắc chắn. Sự chắc chắn chỉ là các chiến lược mà chúng ta áp dụng để tránh dòng chảy ấy. Bởi vì giáo dục hay học tập không dừng lại khi các cuốn sách giáo khoa được gập lại hay bằng cấp được trao tay, mà sẽ đi cùng chúng ta suốt cuộc đời.

Dịch bởi AnhThu Bui

Ghi chú:

1. Khi tôi chuẩn bị viết bài viết này tôi đã xúc phạm chút đỉnh về hệ thống giáo dục Mỹ, và tôi thường nhận được những email đầy giận dữ từ nhiều giáo viên. Tôi muốn làm rõ rằng tôi không hề có ý định làm nhục các giáo viên hay công việc họ đang làm. Họ là những giáo viên giỏi và cả những giáo viên dốt. Họ đang bị tắc lại với hệ thống gàn dở. Và tôi chắc chắn rằng có nhiều giáo viên trong số họ cũng thấy bất mãn với chính chương trình dảng dạy mình đang phải làm như chúng ta thôi.
2. Tháng 7/2015. Nguồn từ New York Fed: Báo cáo về vay tieu dùng gia đình↵
3. Báo USA Today. 1/3 số người không có tiết kiệm nghỉ hưu .↵
4. Vaillant, G. E. (2012). Triumphs of Experience: The Men of the Harvard Grant Study. Cambridge, Mass: Belknap Press.↵
5. Cách tiếp cận với những câu hỏi logic kiểu này là hãy thay những cái tên buồn cười với những thứ hữu hình, như: “tất cả người Eskimos là người Canada. Tất cả người Canada là người Bắc Mỹ. Do đó tất cả người Bắc Mỹ là người Eskimos.” Dĩ nhiên là nhiều người Bắc Mỹ không phải là người Eskimos. Tuy nhiên một con số sinh viên làm sai câu hỏi kiểu này.↵
6. Tôi thích ví dụ này vì có thẻ được diễn giải theo hướng của người ghét phụ nữ và người ghét nam giới. Những gã Sô Vanh có thể nói, “Hầy, Cindy khởi động mọi cuộc tranh cãi vì cô ấy là phụ nữ mà.” Những người theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến có thể nói “ hầy, đàn ông toàn chọn tranh cãi với Cindy vì cô ấy là phụ nữ.” Cả hai đều sai logic (và nhảm nhí).↵↵
7. Bài viết này gây phẫn nộ nên tôi không kết nối vào đây.↵
8. Ví dụ, hầu hết trẻ đúp 2 lớp vì môn toán sau kỳ nghỉ hè.↵
9. Trong tâm lý học, tự nhận thức bản thân được gọi là “siêu nhận thức.’↵
10. Schraw, G. (1998). Promoting general metacognitive awareness. Instructional Science, 26(1-2), 113–125.↵
11. Godel’s Incompleteness Theorem showed that there are inherent limitations in any axiomatic system of mathematics. Heisenberg’s Uncertainty Principle shows that at a sub-atomic level, nothing can be truly measured with any precision.↵
12. See: Stumbling On Happiness by Daniel Gilbert for more on this.↵
13. See: The Black Swan by Nassim Taleb for more on this.↵
14. See: Evil: Inside Human Violence and Cruelty by Roy Baumeister for more on this.↵
15. The New Yorker. The Truth Wears Off.↵

Nguồn: https://markmanson.net/taught-in-school

menu
menu