7 thay đổi trong lối suy nghĩ để chuyển từ ở không bị động thành chủ động sẵn sàng
Động lực cố gắng hết sức, sử dụng toàn bộ tiềm năng của bản thân, và luyện tập bốn đức hạnh chiến lược của sự nam tính, phải được thôi thúc từ trong chính bản thân ta.
Đạo đức tốt bao gồm rất nhiều yếu tố… nhưng một trong những yếu tố lớn nhất chính là được làm việc một cách đủ đầy trong một công việc hữu ích và thú vị. Trạng thái không hoạt động như một vùng đất chết nguy hiểm vậy.” - Winston Churchill
Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về việc im lìm bị động giết chết sự nam tính. Nam tính là một dạng năng lượng - để chiến đấu, cạnh tranh, mạo hiểm, và khám phá - cần một đầu ra để có thể duy trì sức mạnh, tầm quan trọng và tăng tiến.
Nếu không có đầu ra, năng lượng nam tính sẽ sụp đổ. Đàn ông đánh mất ý thức điều khiển, mục đích, tự trọng, đồng thời tiêu chuẩn, sự cứng rắn, và kỷ luật cũng sẽ giảm đi. Từ đó thường dẫn đến cảm giác bồn chồn, tật xấu, mệt mỏi, và trầm cảm.
Trong quá khứ, có những yếu tố bên ngoài kìm hãm trạng thái bị động - mối nguy hiểm và đe dọa từ môi trường hoang dã, nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công việc đòi hỏi lao động chân tay, vân vân.
Ngày nay, hầu như không có tác nhân bên ngoài nào có thể ép buộc bạn noi theo “cuộc sống vất vả” của Theodore Roosevelt. Khi không có văn hóa tôn vinh, trong một thời đại hòa bình và no đủ, chẳng có gì phải xấu hổ khi không bỏ nhiều công sức, trôi nổi theo dòng đời, và hài lòng với hiện trạng.
Động lực cố gắng hết sức, sử dụng toàn bộ tiềm năng của bản thân, và luyện tập bốn đức hạnh chiến lược của sự nam tính, phải được thôi thúc từ trong chính bản thân ta.
Dưới đây chúng ta bần về 7 thay đổi nhận thức sẽ giúp bạn chuyển từ còn đường ít ai chối từ đến hướng đi ít ai chọn lựa - từ ở không bị động đến chủ động sẵn sàng.
Luôn luôn sẵn sàng
Trong bài Semper Virilis: Đường đến sự nam tính trong thế kỷ 21, tôi đã giới thiệu khái niệm “Dự trữ nam tính”.
Tôi tưởng tượng sự nam tính hiện đại lý tưởng giống như chức năng của Vệ binh Quốc gia. Vệ binh là những dân quân - thường họ có công việc toàn thời gian khác, nhưng được huấn luyện đạt tiêu chuẩn của một quân nhân tại ngũ nhằm chuẩn bị cho việc bị gọi đi thực hiện nghĩa vụ. Vệ binh đại diện cho dàn tiền tuyến phòng thủ của đất nước và luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ trong nhiều cơn biến động khác nhau - họ có có bị điều đi chiến đấu ở nước ngoài bởi chính phủ liên bang hoặc giảm thiệt hại thiên tai bởi chính phủ bang. Vì teh61 phương châm của vệ binh là “‘Luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn có mặt”.
Tương tự, dù thời điểm lịch sử hiện tại không đòi hỏi đại đa số nam giới phải phục vụ toàn thời gian với vai trò truyền thông là người bảo vệ và chiến binh, điều đó không có nghĩa ta nên hài lòng khi an phận trong một cuộc sống im lìm. Ta có thể chủ động, bằng cách luôn sẵn sàng để giải quyết bất kỳ tình huống cấp bách nào. Bằng cách rèn luyện bản thân trong thể dục thể thao, kỷ luật, tinh thần dẻo dai, và một loạt những kỹ năng cứng và mềm, ta có thể sẵn sàng để được “điều động” trong bất kỳ tình huống biến động nào - dù có là vấn đề địa chính trị, là thiên tai gần nhà, hay chỉ đơn giản là những thử thách thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Tất nhiên, Vệ binh Quốc gia được trả tiền và hưởng lợi ích để đổi lại cho cam kết sẵn sàng phục vụ. Vậy lý do gì để một công dân bình thường có động lực để huấn luyện bản thân một cách tự nguyện?
7 thay đổi tư duy then chốt để chuyển từ ở không bị động sang chủ động sẵn sàng
1. Nhận ra rằng những hiểm họa tiềm tàng không bao giờ hiển nhiên như bạn nghĩ
Khi Kate trở về từ trường đại học vào kỳ nghỉ hè sau năm nhất, một ngày cô đã rất sốc khi nghe chuông cửa và một cảnh sát đang đứng ngoài. Chị gái của cô gặp tai nạn xe hơi nghiêm trọng và gia đình cô cần đến bệnh viện ngay lập tức. Kate nói với tôi rằng điều cô nhớ rõ như sau giây phút ấy chính là việc biến động đã xảy đến trong cuộc sống của cô giống như một tia chớp trên bầu trời trong xanh. Ngày hôm ấy cũng như bao ngày - cô trở về nhà sau buổi chạy bộ, thời tiết trong lành, nắng đẹp. Kate nói rằng cô đã nghĩ sẽ có môt điềm báo nào đó cho sự việc tồi tệ này, như là cảm giác không lành và thời tiết u ám.
Bạn biết rồi đấy, như trong phím ấy mà.
Tuy nhiên, trong đời thực, nhạc nền u ám hiếm khi phát ra trước những bi kịch. Mọi thứ trở mình như lật mặt đồng xu - hôm trước cuộc sống bạn còn vui vẻ an lành, hôm sau bạn mất việc, bố bạn qua đời, hay một tay súng bước vào chỗ làm việc và băt đầu nã đạn.
Tất nhiên, nếu là biến động địa chính trị vĩ mô thì thường là quá trình nhiều năm với những dấu hiệu báo trước. Thế nhưng lịch sử đã cho thấy ngay cả khi mối nguy rình rập ngay trước cửa, người ta lại tỏ ra tự mãn, con người vốn đã khó để tin rằng cuộc sống không hề diễn ra chính xác như nhũng gì đã xảy ra trước đó.
Ví dụ, một trong những điều hấp dẫn nhất về loạt ba quyển tiểu sử về Winston Churchill của tác giả William Manchester là cách ông so sánh âm mưu của Nazi và công cuộc xây dựng quân đội những năm 30, với những đáp trả hời hợt từ phần còn lại của châu Âu.
Sự khác biệt này đạt đến đỉnh điểm trong cuộc chiến gọi là “Chiến tranh Kỳ quặc”. Sau khi Nazi xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức, thế nhưng không có nhiều sự kiện xảy ra (ít nhất là trên đất liền) trong 8 tháng sau đó. Thủ tướng Neville Chamberlain nghĩ rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào mùa hè, và một cựu thành viên nội các tuyên bố rằng quân Đồng minh đã “tìm ra cách mới để gây chiến mà không phải hi sinh mạng sống con người”. Đại tá André Beaufre cảm thấy xung đột đã gây nên “một trò hề lớn mà các bên đều đồng thuận” và cuối cùng sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Kết quả là, khẩu chuẩn bị cho cuộc chiến của Anh và Pháp rất hời hợt và không chu toàn. Churchill tuyệt vọng khi thấy tiến độ rùa bò của các xưởng đạn dược ở hai nước, và không hài lòng trước việc chất lượng quân đội Pháp lại “được phép suy giảm đáng kể trong mùa đông vừa qua”:
“Có rất nhiều việc cần làm: công tác huấn luyện quần được quan tâm liên tục, hệ thống phòng ngự không đạt chuẩn hoặc không hoàn thiện - ngay cả Phòng tuyến Maginot cũng thiếu rất nhiều công tác thực địa bổ sun, thể lực binh lính cũng cần được luyện tập. Thế nhưng bất kỳ ai ghé qua tiền tuyến của Pháp cũng đều bắt gặp bầu không khí ảm đạm, tạo nên bởi chất lượng tồi tệ của các công việc hiện hành, và sự thiếu hụt những hoạt động cụ thể.”
Quân đội Anh chuẩn bị có chút khá hơn, nhưng toàn thể người dân lại chìm trong tình trạng mà Churchill gọi là “tâm trạng hoàng hôn”. Theo như Manchester lý giải, dù người Đức đang áng binh bất động để tăng cường lực lượng cho một cuộc tổng tiến công, công chúng tiếp tục sống trong trạng thái hư ảo, tâm trí của họ hướng đến những phân tâm và chuyện vặt vãnh đã phân tán sự chú ý của họ trong thời bình:
“Người Anh, những người có nhiều lịch sử chinh chiến trên chiến trường châu Âu hơn, đáng lẽ ra nên thực tế hơn. Nhưng họ lại không như vây. Thay vào đó, họ lại tự mãn. Đảo Anh Quốc trông có vẻ ổn, vì thế nên đảo Anh Quốc vẫn ổn. Vào mùa thu, tờ Times đã tuyên bố nước Anh có “quyết tâm dữ dội”, thế nhưng chín tháng sau cơn bùng phát ấy, cuộc sống ở Anh lại quay trở lại như bình thường. Những người đàn ông vô công rỗi nghề ngáy khò khò trên ghế xếp ở công viên Hyde, đàn cừu nhàn nhã qua ngày trong khuôn viên công viên London và đám đông tụ tập ngắm nhìn vịt bơi trong hồ…
Cuộc sống về đêm cũng yên ả và đa dạng như trước giờ, John Gielgud trong vai Vua Lear, vở kịch The Light of Heart của Emlyn WIlliams được phát để giết thời gian cho cả nhà, đâu đó phía tây những bài nhạc phổ biến nhất là Deep Purple và Somewhere over the Rainbow của Mỹ. Rõ ràng người dân London hứng thú với lễ thức hòa bình hơn là với cuộc chiến. Tờ Times, vốn là chuyên gia tin tức quan sát đa dạng các loại chim, đưa tin về sự trở lại của chim nhạn, chim cu gáy, và cả chim họa mi.
Churchill đã cố gắng thức tỉnh cả một đất nước. Trong bài phát biểu vào tháng ba năm ấy trên đài BBC, bộ trưởng Hải quân cảnh báo người dân rằng “hơn một triệu binh lính Đức, bao gồm tất cả đơn vị đang hoạt động và được vũ trang, đã sẵn sàng tấn công dọc biên giới Luxembourg, nhắm đến Bỉ và Hà Lan, và chỉ báo trước vài giờ. Hai nước trung lập này sẽ hứng chịu cơn mưa thép và lửa bất kỳ lúc nào, và quyết định nằm trong tay những kẻ bệnh hoạn mà người dân Đức tôn thờ như chúa trời, một nỗi xấu hổ thiên thu”. Ông quan sát và nhận thấy ở Anh “có những kẻ hời hợt thiếu suy nghĩ hay những kẻ mù quáng đôi khi hỏi chúng tôi rằng: “Anh và Pháp đang chiến đấu vì cái gì thế?” Tôi trả lời thế này: “Nếu chúng tôi không chiến đấu nữa thì mọi người sẽ nhanh chóng hiểu thôi.”
Tôi đưa ra ví dụ Chiến tranh Thế giới thứ hai không phải vì tôi nghĩ rằng đang có một Hitler khác rình rập đâu đó, mà là để chứng minh rằng ngay cả khi có một Hitler đang hiện hữu, người ta cũng khó mà nhận ra! Con người thường tin rằng nếu như có một mối đe dọa nào hiện hữu bên thềm cửa, họ chắc chắn sẽ nhận ra, và họ nhất định sẽ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Nhưng lịch sử cho thấy những hiểm họa thường đến mà không báo trước, và dù cho có đầy rẫy những dấu hiệu điềm báo, nhiều người sẽ chỉ đơn giản nhún vai và không thực sự làm gì cho đến khi mọi chuyện bùng nổ.
2. Chuẩn bị không nhất thiết phải hoang tưởng
Ngày nay, khi nghe “chuẩn bị” bạn có thể sẽ nghĩ đến “prepper” (chỉ những người luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra). Và khi nghĩ đến prepper, có thể bạn sẽ nghĩ đến những kẻ sinh tồn cực đoan trang bị thức ăn cho vài ba năm, cả kho vũ khí và một căn hầm dưới lòng đất. Một người tự nghĩ rằng mình thông mình, lý trí sẽ ngay lập tức bảo là “Ồ, chắc chắn không phải tôi rồi.”
Nhưng chuẩn bị không tương đương với hoang tưởng. Đó chỉ là một ham muốn được sẵn sàng, đón nhận những điều sẽ đến. Như các tác giả của cuốn Self-Helps for the Citizen Soldier (Cẩm nang tự lực cho dân quân) năm 1915 đã viết, chuẩn bị là một phản ứng logic trước rủi ro hiện có:
“Dự bị chỉ là một tên gọi khác của đề phòng, dự phòng - lường trước sự việc, sắp đặt từ trước - để đạt được một nhu cầu nào đó.
Dự bị nói chúng là một trong những hành động tự nhiên, thông dụng và cần thiết nhất trong cuộc sống. Ngay cả động vật hoang dã cũng dự trữ cho mùa đông - chuẩn bị cho những nhu cầu.
Ta dự phòng cho tuổi già bằng cách tiết kiệm khi còn trẻ - chuẩn bị cho lúc không còn ai giúp đỡ. Với bảo hiểm và đầu tư, ta dự phòng cho gia đình - chuẩn bị cho cái chết.
Ta đề phòng hỏa hoạn bằng cách duy trì cục phòng cháy chữa cháy, đề phòng tội phạm với cục cảnh sát - ta đề phòng cả hai với những biện pháp phù hợp. Ta đề phòng bệnh tật với bệnh viện, và những thứ tương tự, công tác dự bị chạy dọc xuyên suốt tất những hoạt động nghiêm trọng trong cuộc sống của chúng ta…
Không ai đặt câu hỏi tại sao lại chuẩn bị trước để đáp ứng một nhu cầu nào đó có thể phát sinh. Nếu một việc có khả năng xảy ra, điều tự nhiên, hợp lý nhất cần làm là chuẩn bị cho nó.
Điều duy nhất có thể đặt nghi vấn chính là sự hiện diện của nhu cầu ấy - liệu nhu cầu cần dự phòng ấy có khả năng xảy ra hay không.”
Vậy bạn có khả năng bị gọi ra chiến trường không, hay phải thực hiện sơ cứu, hay phải sóng sót trong nơi hoang dã chỉ với một con dao, hay bất kỳ tình huống cấp bách nghiêm trọng khác cần bạn chuẩn bị cho bản thân? Thật ra thì, không. Chúng có thể xảy ra, nhưng khả năng rất thấp. Vậy nên nếu xác suất bạn phải giải quyết biến động lớn là rất nhỏ, thì chuẩn bị cho những điều ấy chỉ thêm phí thời gian?
Trả lời “đúng vậy” cho câu hỏi ấy cũng như là cho rằng lợi ích duy nhất khi rèn luyện đối phó với những mối nguy lớn chỉ để chuẩn bị cho chính mối nguy đó mà thôi. Thế như như ta thấy, chuẩn bị cho bản thân trước những biến động lớn khiến bạn dự phòng cho cả những thách thức thường ngày (và giúp bạn hạnh phúc hơn, toàn diện hơn). Dù bạn sẽ chẳng bao giờ phải chiến đấu với một kẻ tấn công vũ trang hay giải cứu một người khỏi chết đuối dưới sống, chắc chắn 100% rằng ngày nào bạn cũng cần dũng khí, lòng can đảm, sự linh hoạt, và nhiều thứ khác để giải quyết những phiền toái trong cuộc sống, lèo lái gia đình, và thăng quan tiến chức. Vì vậy, muốn sự rèn luyện ấy, thèm khát những phẩm chất ấy, là điều lý trí nhất trên đời.
Vì nếu có một chuyện bạn nên hoang tưởng, thì đó là việc sống một cuộc sống mà bạn không bao giờ phát triển toàn bộ khả năng con người của mình.
3. Chuẩn bị cho một lĩnh vực có thể áp dụng cho những lĩnh vực khác
Rèn luyện với đức hạnh của “võ thuật” có thể được áp dụng cho những theo đuổi trong thời bình.
Một ví dụ hoàn hảo cho điều này là những gì bạn thấy ở những tổ chức cựu chiến binh như Team Rubicon và The Mission Continues. Những hội nhóm này gồm những cựu chiến binh đã được huấn luyện bởi chính phủ chuyên để giết kẻ thù ở nước ngoài và thực hiện các hoạt động giảm thiệt hại thiên tai hoặc các dự án dịch vụ trong trong cộng đồng. Dù họ không cầm súng và diệt trừ kẻ xấu, những cựu chiến binh này có khả năng thực hiện rất nhiều kỹ năng và tố chất có được từ chiến trường như kỷ luật, ứng biến, hoạt động nhóm, lên kế hoạch, và sử dụng chúng để giúp đỡ người khác. Sự huấn luyện thể lực nghiêm khắc và kỷ luật mà các thành viên Team Rubicon nhận được từ quân đội đã giúp họ những công việc đòi hỏi thể lực và tâm trí trong công tác phục hồi sau thiên tai. Và kỹ năng lên kế hoạch cho nhiệm vụ học được từ những cuộc tuần tra và đấu súng cho phép họ thực hiện công việc một cách hiệu quả và năng suất cao.
Ta không nên chỉ xem sự sẵn sàng là một phương thức phòng thủ, mà đó còn là một phương thức tấn công. Bạn không chỉ chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, mà con cho những cơ hội - một điều cũng khó tiên liệu như những mỗi nguy vậy! Nếu bạn không sẵn sàng nắm bắt cơ hội phát triển vào thời điểm nó được cụ thể hóa, thường nó sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trên con đường của bạn lần nữa đâu.
Khi Theodore Roosevelt còn là tổng thống, điều duy nhất ông treo trong văn phòng ở Nhà Trắng ngoài bức chân dung là bài thơ “Cơ hội” của John James Ingalls”
Tôi là chủ nhân của định mệnh con người
Danh tiếng, tình yêu và vận may đứng chờ theo từng bước chân tôi
Những thành phố và cánh đồng tôi đi qua, tôi xuyên thấu
Hoang mạc và biển khơi xa xôi, ngang qua
Căn chòi và chợ và cung điện, sớm hay muộn
Không mời mà đến tôi gõ cửa từng cánh cổng;
Nếu ngủ, tỉnh dậy; nếu tiệc tùng, nổi hứng lên
Tôi quay đi. Đây là giờ khắc định mệnh.
Và những kẻ theo tôi đạt đến mọi trạng thái
Ham muốn của loài người, và chinh phục mọi kẻ thù
Giải cứu cái chết: Nhưng những kẻ hoài nghi và do dự,
Sẽ thất bại, bần cùng và khốn khổ,
Tìm kiếm tôi trong hư không và cầu khẩn trong vô ích -
Tôi khước từ, và tôi không trở lại nữa.
4. Chuẩn bị chính là chiến tranh
Một phần lý do tại sao lại khó để lên hứng chuẩn bị cho những chuyện có thể xảy ra hoặc không xảy ra, chính là vì chuẩn bị không hề đơn giản. Ta muốn được tham gia hành động, ngay trong hỗn chiến ở tiến tuyến.
Dù đúng là chuẩn bị hành động không thỏa mãn bằng chính hành động ấy, nếu bạn thay đổi suy nghĩ này, sự chuẩn bị sẽ ý nghĩa hơn bạn nghĩ đấy.
William James cho rằng “sự chuẩn bị nghiêm ngặt kỹ lưỡng cho chiến tranh ở các nước chính là cuộc chiến thực sự… và các trận chiến chỉ là một xách minh công khai cho những quyền lực đạt được trong khoảng thời gian ‘hòa bình’.”
Hay như khi tôi tập chơi bóng bầu dục trung học, các trận đấu khkông diễn ra trên sân vào tối thứ sáu, mà là trong buổi tập những chiều thứ hai.
Chuẩn bị chính là chiến trường. Và khi bạn hiểu được điều ấy, bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực dành thời gian để tinh thông các kỹ năng tinh thần và thể lực.
Hơn hết, một khi bạn bắt đầu rèn luyện và tập luyện bất kỳ điều gì, bạn sẽ tìm thấy những niềm vui lớn lao - rằng đôi khi lên kế hoạch cho một trải nghiệm đôi khi còn thích hơn là chính trải nghiệm ấy. Theo lời người thích sống ngoài trời Horace Kephart đã viết trong quyển The Book of Camping and Woodcraft (Cẩm nang cắm trại và kiến thức trong rừng) (1910):
Trang bị thực địa là một trong những sở thích tuyệt vời nhất để giải trí trong khoảng thời gian trong nhà. Tôi không biết gì khác để phục hồi sự lạc quan hăng say của tuổi trẻ ngoài việc kiểm tra lại bộ dụng cụ và lên kế hoạch cho những chuyến đi cho kỳ nghỉ sau. Solomon hiểu trái tim của một người không hơn gì điều mà một cựu vận động viên đã nói với tôi “Kẻ đang bắt được rất nhiều cá và ghi điểm trong nhiều trận đấu không phải là kẻ đang hạnh phục: người hạnh phúc là người đang chuẩn bị làm điều ấy.”
5. Bận rộn không trái ngược với ở không
“Không có gì ngăn cản hắn ngoài sự ở không, tôi nhận thấy đó là điều khiến một người không còn làm chủ bản thân và chiếm dụng thời gian của họ triệt để hơn bất kỳ loại hình công việc nào.” - Edmund Burke
Năm 1916, sau khi lực lượng Pancho Villa xâm nhập vào lãnh địa nước Mỹ, tổng thống Woodrow Wilson huy động Vệ binh Quốc gia ngăn chặn quân Mexico tiến công. Một trăm nghìn người được triệu tập và sắp xếp đến các trại điều động dọc biên giới, nhưng lại không có bất kỳ nhiệm vụ rõ ràng nào ngoài việc giám sát. Mọi người xuống tinh thần nhanh chóng, và rất nhiều người bắt đầu lui tới các hàng quán và ổ mại dâm trong khu vực, than phiền về điều kiện làm việc, và một số còn trốn trại. Bộ trưởng Chiến tranh bảo một đồng nghiệp, Raymond F. Fosdick, kiểm tra tình trạng ở các trại. Fosdick nhận thấy lý do họ suy đồi như vậy là do ở không:
“Những người đàn ông ấy không có chỗ nào để đi và quên đi sự mệt mỏi, nhớ nhà, cô đơn… Không có nơi nào để đi dù chỉ trong một thời gian ngắn khỏi những thao diễn đơn điệu và cái nóng không thể chịu nổi. Không hề có giải trí, không hề có sự đa dạng.”
Fosdick nhận thấy có rất nhiều hành vi xấu, nhưng lại không có gì để “thay thế cho những gì chúng tôi muốn giải tỏa.”
Khi nghiên cứu cách quân đội Anh và Canada giữ tinh thần, Fosdick phát hiện ra đặt ra một chương trình thể thao trong quân đội cải thiện tinh thần đáng kể, và kiến nghị nước Mỹ cũng làm điều tương tự.
Vì thế, quân đội Mỹ chuẩn bị tham chiến vào Chiến tranh Thế giới thứ hai, họ cử một chỉ huy thể thao đến mỗi một trại huấn luyện, và cho binh lính chơi thể thao mỗi ngày.
Biên tập viên thể thao của một tờ báo đã đưa tin về thành quả của chương trình này:
“Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước lại có nhiều người tham gia vào thể thao đến như vậy. Mọi loại hình thể thao đều được góp mặt - bóng bầu dục, bóng chày, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đẩy, bóng tạ, bóng đá, điền kinh, và đặc biệt là quyền anh. Người người nhà nhà đấm quyền anh, ngay cả người leo núi và các cậu nhóc trong trang trại không bao giờ nhìn thấy một đôi găng quyền anh trong đời. Mọi người đang học cách chịu đau mà không ngại ngần gì cả. Họ cân hết.’
Ngoài những môn thể thao truyền thống, họ còn chơi những trò chơi ít luật lệ hơn như “rượt bắt swat”, “bắt tù binh”, và “con-vịt-trên-tảng-đá”.
Chương trình thể thao được thiết kế để cho phép họ nghỉ giải lao giữa những nhàm chán xung quanh việc luyện tập, huấn luyện, giám sát, và xây dựng sự tự tin, tinh thần chiến đấu, sự linh hoạt, tỉnh táo, khả năng lãnh đạo, và làm việc nhóm. Chương trình này còn lan đến những người ở nước ngoài, “bộ dụng cụ thể thao” đầy những trang bị quyền anh, bóng bầu dục, quả bóng đá, bóng chày, vân vân được gửi đến tất cả đơn vị đóng tại châu Âu.
Báo cáo sau chiến tranh về thành công của chương trình này đã chỉ ra “Có một điều được chứng minh trong chiến tranh là không có gì quý giá như các trò chơi cạnh tranh trong việc giữ vững tinh thần cho các chiến sĩ và phòng ngừa bất mãn và nỗi nhơ nhà trong khoảng thời gian dài huấn luyện hoặc sau một chuyến hành sự kéo dài ở tiền tuyến.”
Về cơ bản, điều mà quân đội đã nhận ra đơn giản là khiến binh lính luôn bận rộn là không đủ để duy trì tình thần đồng đội. Những công việc đào mương, khoan đục đơn điệu, và áp lực chiến đấu, khiến một vài phần trong tâm trí/cơ thể hoạt động, nhưng những bộ phận khác lại bị bỏ hoang. Họ không chỉ cần một hoạt động, mà là đa dạng các hoạt động.
Ai cũng có thể nhận lấy bài học ở đây. Rất nhiều người không ở không một cách hiển nhiên, họ rất bận rộn với công việc, con trẻ, trường lớp, và những thứ khác. Họ có khi còn cảm thấy quá tải và mệt mỏi với những việc phải làm. Thế nhưng mặc dù vậy, họ vẫn cảm thấy bức bối, trầm cảm, và trì trệ một cách lạ thường.
Đó là vì dù một số khía cạnh nhất định trong tính cách họ bị vắt kiệt, những khía cạnh khác - thường là những mặt liên quan đến cốt lõi của nam tính - lại không hoạt động. Họ siêu bận trong một số lĩnh vực, nhưng lại hoàn toàn ở không trong các lĩnh vực khác.
Tất nhiên bạn đang dành hàng giờ hàng giờ làm một chiến binh công ty và là một người cha người chồng, nhưng lần cuối cùng bạn cảm nhận tinh thần chiến đấu tạo động lực cho bạn nỗ lực hơn là khi nào? Lần cuối cùng bạn tụ họp chơi đùa thể chất với những người đàn ông khác là khi nào? Lần cuối cùng bạn cảm nhận dòng chảy rạo rực trong cơ thể, hoặc đạt đến giới hạn của bản thân, hay tung một cú đấm, hay nhận một cú đấm, là khi nào?
Bạn bận rộn không có nghĩa là bạn không ở không.
6. Luôn hoạt động; bạn sẽ đánh mất thứ bạn không dùng đến
Ta thường cảm thấy rằng có thể cho một số phần trong bản thân ngủ đông, và chúng sẽ ở nguyên đó - chờ ta bắt đầu phát triển chúng lần nữa. Nhưng sự thật là tất cả những thành phần của thể lực và tinh thần hoạt động dựa trên nguyên lý “sử dụng hoặc mất đi”. Cuộc sống là xoay quanh việc bơi ngược dòng chảy suy thoái - nếu bạn không liên tục nỗ lực tiến lên, bạn sẽ đi lùi.
Hay như lời huấn luyện viên bóng bầu dục vẫn luôn nói với chúng tôi: “Nếu hôm nay các em không tiến bộ, các em đang tệ đi đấy.”
Có một số loài cá mập phải liên tục bơi về phía trước để có oxy mà thở, chúng nhận oxy từ nước chảy vào miệng và mang. Ngay cả khi các nhà khoa học giữ chúng đứng yên, và cho dòng nước chảy vào miệng chúng, khi bơi chúng vẫn thở tốt hơn. Nói cách khác, chúng tốn ít công sức hơn khi vừa bơi vừa thở, thay vì đứng yên thở. Và khi lượng oxy trong nước ít đi, thay vì giữ sức để bù lại, những con cá mập này ngược lại mở miệng rộng hơn và bơi nhanh hơn để không bị chìm.
Đây là phép ẩn dụ hoàn hảo cho nam tính.
7. Nhiệm vụ đặt lên trên bản thân
Trong những năm bản thân, Sở Mật vụ bị quở trách vì những nhầm lẫn đáng xấu hổ và những sai sót nguy hiểm, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong những điều sau: hai đặc vụ cấp cao say rượu tông xe chính phủ vào một cổng bảo vệ của Nhà Trắng, một chục đặc vụ mang gái mại dâm về phòng khách sạn trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới tại Colombia, đặc vụ say rượu và ngất xỉu tại hành lang phòng khách sạn trước chuyến đi Hà Lan của tổng thống, và cho phép một người mang dao nhảy qua hàng ra Nhà Trắng và đến tận cửa Phòng phía Đông.
Công việc của Sở Mật vụ là những thử nghiệm cao cấp nhất để duy trì sự sẵn sàng trong tình trạng buồn tẻ và có vẻ là an toàn. Trong 99.9% thời gian, sẽ không có gì xảy ra trước mắt, thế nhưng bạn phải dành toàn bộ thời gian để thận trọng và chuẩn bị cho 0.1% kia.
Không có cách nào dễ dàng để duy trì sự sẵn sàng và thận trọng ấy. Quốc hội không thể lập pháp điều ấy hay cấp trên của bạn cũng không thể ép buộc được. Nó đơn giản phụ thuộc vào kỷ luật - biết rằng bạn có công việc để làm, và thực hiện nghĩa vụ. Thật vậy, một số thành viên nội bộ nói rằng điều khiến Sở Mật vụ trước giờ nghiêm chính thanh liêm trở nên suy đồi như thế chính là sụt giảm tinh thần trách nhiệm - ý thức phục vụ những quy tắc ứng xử cần được tuân theo bằng mọi giá, không màng đến cảm nhận hay hoàn cảnh. Sở Mật vụ không thể tạo ra văn hóa danh dự này trong toàn bộ tổ chức từ trên xuống dưới, nó phải được sinh ra từ chính những con người thuộc những cấp bậc ấy.
Vì thế, không ai có thể bắt ép bạn sống hay tin vào quy tắc nam tính cổ xưa - rằng đàn ông cần phải sẵn sàng để trở thành chiến binh và bảo vệ đất nước, bạn bè và gia đình khi cần thiết. Lựa chọn sống cuộc sống danh dự phải xuất phát từ bên trong, và được thực hiện mỗi ngày.
Rèn luyện để sẵn sàng
Phương thuốc hiển nhiên nhất cho trạng thái ở không là bắt đầu làm gì đó. Nhưng cụ thể là làm cái gì?
Bất kỳ kỹ năng tinh thần/thể chất/cứng/mềm nào phát triển những phẩm chất như kỷ luật, tập trung, dũng khí, can đảm, ứng biến, lãnh đạo, làm việc nhóm, và linh hoạt; củng cố tinh thần, cơ thể, và tâm hồn của bạn; và chuẩn bị giúp bạn giải quyết đa dạng những thách thức và nắm bắt cơ hội bất ngờ, đó đều là những thứ đáng theo đuổi. Những kỹ năng trực tiếp bổ trợ cho bốn đức hạnh chiến thuật cho sự nam tính - sức mạnh, dũng khí, danh dự, quyền lực - nên được quan tâm kỹ lưỡng. Để hoàn thiện tất cả ky năng trong danh sách ấy là một hành trình dài để đạt được sự sẵn sàng chủ động, và trở thành một người đàn ông tự tin, tài năng và thỏa mãn hơn.
Bạn có thể theo đuổi con đường ấy một mình, nhưng lý tưởng nhất thì nên phát triển sự nam tính theo một nhóm những người đàn ông cùng chí hướng thúc đẩy và duy trì tinh thần trách nhiệm cho nhau. Tôi biết một số nhà thờ và câu lạc bộ trung học/đại học đã thực hiện những chương trình như thế. Tôi cũng biết vài nhóm bạn đã quyết định tụ tập với nhau nhằm mục đích gắn kết tình anh em và cải thiện bản thân.
Tất nhiên, trong những tình huống như thế, có một “giáo án” chương trình bài bản - với mục tiêu rõ ràng, những khuyến khích để duy trì động lực, giám sát trách nhiệm, và những thứ tương tự - khiến mọi chuyện trở nên dễ dàn hơn là tùy hứng phát triển một xã hội nam giới cùng phát triển tinh thần/thể chất/chiến thuật theo ý mình.
Người dịch: Thợ Săn Tiền Thưởng
Nguồn: https://www.artofmanliness.com/2016/03/07/the-7-key-mindset-changes-for-shifting-from-passive-idleness-to-active-readiness/