8 biểu hiện của người đang có một cuộc đời hạnh phúc

8-bieu-hien-cua-nguoi-dang-co-mot-cuoc-doi-hanh-phuc

Tâm lý học định nghĩa hạnh phúc là một trạng thái hài lòng, mãn nguyện được xác định bởi cảm xúc chủ quan. Nói cách khác, mặc dù những người hạnh phúc chắc chắn có nhiều khoảnh khắc không hài lòng trong cuộc sống của họ, nhưng họ có thể chấp nhận và không

Nhiều người có đủ tiền bạc, sự nghiệp nhưng lại cảm thấy không hạnh phúc. Ngược lại, có những người lúc nào cũng bận rộn, vất vả, gặp đầy những rắc rối và bất trắc nhưng ta lại luôn thấy được "hạnh phúc" trên khuôn mặt của họ.

Tâm lý học định nghĩa hạnh phúc là một trạng thái hài lòng, mãn nguyện được xác định bởi cảm xúc chủ quan. Nói cách khác, mặc dù những người hạnh phúc chắc chắn có nhiều khoảnh khắc không hài lòng trong cuộc sống của họ, nhưng họ có thể chấp nhận và không đau khổ vì chúng.

Có lẽ một trong những khác biệt lớn nhất giữa những người hạnh phúc và không hạnh phúc là những người hạnh phúc "không cảm thấy mình thiếu thốn nhiều". Họ không ghen tị với người khác, bởi họ nghĩ rằng những gì mình có là đủ. Dưới đây là 8 biểu hiện của những người đang thực sự có một cuộc đời hạnh phúc:

1. Hiểu được mình

Chỉ khi một người hiểu rõ về bản thân, hiểu rõ sở thích và không thích, điểm mạnh và điểm yếu, mục tiêu và mong muốn của mình, thì người đó mới có thể hiểu rõ mình là người như thế nào, mình sẽ đi đâu và mối quan hệ của mình với xã hội. Có thể nói, sự hiểu biết về bản thân là cơ sở để con người đưa ra nhiều lựa chọn quan trọng trong cuộc đời. 

Nhà tâm lý học Erikson tin rằng "tìm kiếm bản thân và đạt được bản sắc" là một nhiệm vụ liên tục suốt đời. Trong các giai đoạn và thời điểm khác nhau của cuộc đời, con người có thể có những nhận thức và thay đổi mới, điều này khiến ta phải tiếp tục duy trì nhận thức, nhận ra những thay đổi mới ở bản thân và không ngừng hình thành nhận thức thống nhất về cái "tôi".

Khi nhận thức về cái "tôi" càng toàn diện và vững chắc thì càng có khả năng sống theo hạnh phúc do chính mình định nghĩa. 

Đây là hai điều mà bạn có thể làm để hiểu thêm về bản thân:

  1. Khi cần đưa ra một quyết định quan trọng, hãy tự hỏi: Đây có phải là điều người khác mong đợi ở tôi không, hay đó là lựa chọn mà tôi thực sự muốn đưa ra?
  2. Tưởng tượng chi tiết về tương lai để hiểu được mong muốn thực sự của mình. 

2. Tin vào khả năng của bản thân

Trong cuộc sống, có nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, bởi thế mà nhiều người có suy nghĩ "mặc gió cuốn đi" và không còn tin vào khả năng của bản thân. Nhưng trên thực tế, chỉ có thể có được hạnh phúc khi tin rằng mình có khả năng kiểm soát và quyết định cuộc sống của bản thân. Đây là lối tư duy kiểm soát nội tại, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát bản thân của con người.

Ví dụ, sau thất bại, vì tin rằng bản thân có khả năng thay đổi tình thế khó khăn, họ sẽ nhanh chóng lấy lại sức mạnh và tìm kiếm giải pháp. Ngược lại, nếu trải qua thất bại, bởi không tin rằng mình có khả năng đối phó với thử thách, bạn sẽ không bao giờ vực dậy được và trở nên rất suy sụp.

Nghiên cứu tâm lý cũng phát hiện ra rằng, những người có tư duy kiểm soát nội tại có xu hướng học tập và làm việc tốt hơn, có thể đương đầu với những thách thức, khó khăn bên ngoài. Đồng thời, họ có khả năng phấn đấu, cố gắng để đạt được mục tiêu dài hạn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Vậy nên, nếu trước đây bạn tin rằng sự thành bại của mọi việc đều phụ thuộc vào may mắn, số phận, thì giờ đây bạn có thể tin vào khả năng tự chủ của bản thân: Thành công hay thất bại đều do bạn quyết định.

3. Khẳng định bản thân

Những người biết khẳng định mình sẽ không dễ dàng phủ nhận bản thân vì những thất bại và sai lầm, đồng thời không để những đánh giá của người khác hay kết quả hành vi nhất thời quyết định giá trị bản thân của họ. Bởi vì họ tin rằng họ có năng lực và có giá trị. Họ luôn mang trong mình niềm tin: Tôi sẽ làm tốt hơn, tôi sẽ phát triển tốt hơn. Niềm tin này chắc chắn là một liều thuốc chống lo âu và chống trầm cảm tốt trong những thời điểm gặp khó khăn, biến cố. Bạn có thể cố gắng tìm cho mình những ưu điểm nhỏ đáng được ghi nhận trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như trước khi đi ngủ hãy tự hỏi bản thân "3 ưu điểm của tôi là…".

4. Thành thật với cảm xúc của mình

Đôi khi chúng ta cảm thấy mình không vui vì rõ ràng chúng ta đang ở trong một mối quan hệ đau khổ, nhưng chúng ta không có ý định hành động để loại bỏ nguồn gốc của nỗi đau mà đang đấu tranh để duy trì hiện trạng.

Hãy thành thật với chính mình, hạnh phúc của bạn là trách nhiệm của bản thân bạn. Thành thật với người khác cũng là điều cần thiết cho một mối quan hệ lành mạnh. Người không chân thành sẽ luôn coi mối quan hệ là sự trao đổi quyền lợi, phân tích ưu nhược điểm, thậm chí muốn "tranh thủ" đạt được lợi ích trong mối quan hệ. Suy nghĩ này sẽ khiến họ bỏ lỡ trạng thái thực sự đẹp đẽ của mối quan hệ và niềm hạnh phúc mà việc cho đi có thể mang lại cho chính họ.

5. Biết cách yêu và được yêu

Triết gia Erich Fromm tin rằng, chỉ thông qua tình yêu, một người mới có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với những người khác, đồng thời thoát khỏi sự cô đơn.

Khả năng yêu không phải là thứ bạn sinh ra đã có. Nhiều người chưa trưởng thành thường nghĩ yêu là phải đặt ra yêu cầu với đối phương, đòi hỏi điều gì đó từ đối phương. Ít ai biết "yêu và được yêu" cũng cần phải có khả năng. Người chưa từng được yêu ngày bé, khi lớn lên gặp người yêu mình sẽ cảm thấy kỳ quặc, khó xử, khó chịu, nghi ngờ... Có người đã thực sự từ bỏ mối quan hệ tốt vì không biết cách để được yêu.

Rất khó để biết cách yêu và được yêu, chúng ta có thể bắt đầu từ một số việc nhỏ, chẳng hạn như quan sát và bắt chước những mối quan hệ yêu thương xung quanh chúng ta, nhìn thấy điểm mạnh của mối quan hệ tốt đẹp từ họ và tìm thấy sự tự tin để xây dựng mối quan hệ.

“Tình yêu không phải là một mối quan hệ với một người cụ thể: nó là một thái độ, một khuynh hướng của nhân cách.” Đặt sách tại Shopee: https://shope.ee/ddDwusB2

6. Biết cách thể hiện sự yếu đuối

Nhiều người tin rằng nhờ người khác giúp đỡ đồng nghĩa với việc bản thân không đủ năng lực và mình có thể bị từ chối, chế giễu và đánh mất thế chủ động. Trên thực tế, dám thể hiện sự yếu đuối là điều quan trọng của một mối quan hệ chất lượng và điều này cũng dự đoán chỉ số hạnh phúc của con người.

Thể hiện sự yếu đuối đúng cách thực chất là cho người khác cơ hội quan tâm đến bạn và yêu thương bạn. Hãy thử chọn một người mà bạn tin tưởng, trong một khoảnh khắc khó khăn, hãy bỏ qua cái tôi của bản thân và nói với họ rằng bạn cần họ giúp đỡ.

7. Vượt qua nghịch cảnh

Trong tâm lý học, "khả năng phục hồi" là khả năng của một cá nhân thích nghi với căng thẳng, khó khăn và nghịch cảnh. Những người có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn có nhiều khả năng không bị "vùi dập" bởi môi trường khó khăn mà họ đang ở. Họ có thể tự vượt qua nghịch cảnh, thậm chí đạt được những thành tựu vượt xa hầu hết mọi người.

Những người có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn có khả năng chống lại căng thẳng cao hơn những người khác. Dưới cùng một mức độ căng thẳng, những người này thể hiện tốt hơn. Do đó, họ có nhiều cơ hội hơn để chấp nhận thử thách vì họ có thể chịu được áp lực mà không khiến bản thân gục ngã, đồng thời có nhiều cơ hội để bứt phá bản thân và tự tin đối mặt với thế giới.

8. Biết buông bỏ

Trong cuộc sống, luôn có những thứ không thuộc về mình. Sẽ không tốt nếu chúng ta bám víu vào những người và những thứ mà ta không thể có được. Việc nghĩ đi nghĩ lại về những quá khứ sẽ chỉ khiến những sự việc tiêu cực được ghi nhớ sâu sắc hơn, đồng thời sẽ khơi dậy sự lo âu. 

Chủ động buông bỏ những mong muốn, mục tiêu không phù hợp và chấp nhận những gì đã qua cũng là cách bạn cho mình cơ hội để tập trung vào những điều giá trị, ý nghĩa hơn. Theo đuổi những mục tiêu thực tế và có thể đạt được, bạn sẽ tiến gần hơn đến hạnh phúc.

Nguồn: Aboluowang

menu
menu