8 điểm chung của những bà mẹ độc hại

8-diem-chung-cua-nhung-ba-me-doc-hai

Một khi nhận ra chúng, bạn sẽ chống chọi tốt hơn.

Cách đây không lâu, tôi nhận được tin nhắn này từ một độc giả:

"Phải, mọi chuyện xong rồi. Sau 1 năm ngừng liên lạc, tôi cảm thấy xuống tinh thần và đã gọi cho mẹ. Nghe giọng bà cũng rất vui khi nói chuyện với tôi. Ngay lập tức tôi như bị mất trí và đến gặp bà vào thứ Bảy. Sao tôi lại ngu ngốc đến thế? Chưa cần đến hơn 15 phút để mọi chuyện quay trở lại như cũ, vẫn y như cũ. Có phải bà ấy đã thuộc lòng kịch bản đó rồi không? Tôi rời đi sau 1 giờ, hoàn toàn thất vọng. Chuyện này có phải là do tôi quá ngu xuẩn, hay ai đó đã gây ra chuyện này?”

Nếu bạn tò mò về câu trả lời của tôi, thì tôi đã bảo cô ấy rằng chuyện này xảy ra thường xuyên tới mức quả thực tôi đã dùng một cụm từ để chỉ về nó trong bài viết của mình: quay về với cái giếng. Cụm từ này truyền tải sự cách biệt giữa những gì bạn biết về mặt lý trí—rằng đây là cái giếng khô cạn—và những điều bạn vô cùng khao khát về tình cảm, đó là một cái giếng đầy tình mẹ luôn được bổ sung và lấp đầy. Nếu bạn thấy mình đặt ra ranh giới rồi lại phá bỏ chúng, giảm liên lạc hoặc không liên lạc rồi một lần nữa lại khôi phục việc liên lạc chỉ để rồi phải đối mặt với kịch bản như ngày xưa, hãy nhớ rằng bạn không cô độc. Nếu thông tin này giúp được gì cho bạn, tôi muốn tiết lộ rằng tôi đã làm chuyện này gần 20 năm, từ năm 20 đến 40 tuổi. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy việc ‘đi tới đi lui’ này—thoát khỏi quỹ đạo của mẹ bạn rồi quay trở lại—là việc thường gặp.   

Vấn đề lớn hơn ở đây là đang có một kịch bản được viết bởi mẹ bạn, và bạn là một người chơi. Vâng, có một nhà viết kịch/đạo diễn, và bà ấy làm chủ sân khấu.

Nguồn: Ảnh bởi Eli Difaria. Copyright free. Unsplash.

Quyền lực và Mối quan hệ giữa MẹCon gái

Cũng dễ hiểu khi chúng ta thích tin vào tình mẹ—một huyền thoại lan tràn khắp nền văn hoá—chúng ta né tránh việc nhận ra quyền lực vốn có của một bậc cha/mẹ và khả năng lạm dụng quyền lực; chúng ta thích nghĩ về mẹ như người cai trị nhân từ và biết quan tâm, người bảo vệ của một vương quốc hòa bình, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Như Deborah Tannen đã nói đầy thuyết phục trong cuốn sách của bà, You’re Wearing That? Mothers and Daughters in Conversation, một bậc phụ huynh không chỉ tạo ra thế giới cho một đứa trẻ sinh sống mà còn chỉ đạo cách diễn giải về thế giới ấy. Hồi còn bé, chúng ta hiểu chuyện gì xảy ra trong gia đình mình—những điều mọi người nói và làm, cách mọi người cư xử và phản ứng—vì mẹ phân tích mọi việc cho chúng ta.

Và, ta không bất ngờ khi thậm chí những tương tác và hành vi [bạo hành và độc hại]—được bình thường hoá; lúc bé, chúng ta giả định rằng mọi gia đình đều khá giống với gia đình ta, và ta dần dần mới phát hiện ra những gia đình khác sống khác biệt với gia đình mình. Thêm nữa, sự nhận biết đó hoàn toàn có thể cùng tồn tại với sự chấp nhận của chúng ta về cách mọi việc diễn ra trong gia đình chúng ta. Chúng ta bào chữa cho mẹ khi bà ấy quát mắng ta: Chúng ta hư hỏng hay quá cẩu thả hay không biết nghe lời. Chúng ta chấp nhận bị gọi bằng những cái tên đó, vì chúng ta đã tin tưởng một cách sai lầm rằng những lời lẽ ấy phản ánh con người thật của chúng ta—“khó ưa,” “lười biếng,” “không vâng lời,” “ngu ngốc.” Chúng ta nghĩ rằng những người anh/chị em của mình được đối xử khác với ta, vì họ ngoan ngoãn, đáng ngưỡng mộ, và đáng yêu, còn ta thì không.

Sự nhận biết này đến cực kỳ chậm.  

Tuổi trưởng thành và xung đột trung tâm

Hầu hết những cô con gái không được yêu thương đều tin rằng tuổi trưởng thành sẽ giải thoát họ khỏi nỗi đau vì không được yêu thương, như tôi đã từng; chẳng có gì bất ngờ khi bước vào thế giới rộng lớn ngoài kia, thoát khỏi căn phòng tuổi thơ của họ, song gần như chẳng thể dập tắt được nỗi tổn thương hay khát khao nhận được tình yêu và sự hỗ trợ từ người mẹ của họ. Đây là cái mà tôi gọi là “xung đột trung tâm” trong cuốn sách của tôi, Daughter Detox: xung đột giữa sự nhận biết ngày càng tăng của đứa con gái rằng cô ấy từng bị mẹ mình làm tổn thương, và khao khát nhận được tình yêu và sự chấp nhận của mẹ. Chừng nào cô con gái còn xung đột thì khả năng cao là cô ấy vẫn tiếp tục bình thường hóa, bào chữa, biện hộ cho mẹ hoặc phủ nhận cách đối xử của mẹ và cố hết sức để dập tắt nhận thức của cô ấy về hành vi của mẹ. Đây là một phần của cái mà tôi gọi là “vũ điệu của sự phủ nhận.”

Vũ điệu này có thể tiếp diễn năm này qua năm khác, hoặc chừng nào cô con gái vẫn còn tiếp tục xung đột. Tôi có những độc giả mà họ sống trong xung đột suốt 60 và 70 năm cuộc đời mình.  

8 loại hành vi độc hại phổ biến của người mẹ  

Hãy nhớ rằng thứ có thể ngăn bạn nhận ra những hành vi độc hại ấy là mức độ quen thuộc của chúng đối với bạn; phép ẩn dụ mà tôi luôn sử dụng là đống giày, ủng bị bỏ lại trước cửa nhà trong mùa đông. Chẳng mất bao lâu mà bạn trở nên quen thuộc với đống rác đó đến nỗi không còn để ý đến nó. Than ôi, hành vi ngược đãi quả thực cũng chẳng khác gì mấy. Để giữ hòa khí, hòa hợp để được gia đình chấp nhận, để có cảm giác an toàn và thuộc về gia đình. Hoặc nếu bạn vẫn không chắc nên xử lý thế nào với hoàn cảnh gia đình mình, bạn cũng có thể hợp lý hóa những hành vi của mẹ mình bằng cách tự nhủ “Bà ấy thực sự không có ý đó,” hoặc “Mẹ mình là vậy đó.” Các thành viên khác trong gia đình cũng có thể khuyến khích bạn làm điều đó, bọn họ cũng đang cố gắng duy trì hiện trạng và không làm đắm thuyền.

Có nghĩa là, chúng đều là những hành vi bạo hành và độc hại. Xin đừng xem thường.

1. Làm bẽ mặt và đổ lỗi

Chuyện này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, chuyện bé xé to trước mặt mọi người hoặc đổ lỗi cho những lỗi lầm của đứa con gái là do bản chất hư hỏng; hành vi gây bẽ mặt mang tính công kích cá nhân cao độ và thường được thể hiện như “Mày lúc nào cũng” hoặc “Mày không bao giờ.” Khi lặp lại đủ nhiều, những thông điệp đó được nội tâm hoá bởi đứa trẻ dưới dạng những lời tự chỉ trích bản thân, một thói quen của tâm trí quy kết lỗi lầm hay thất bại cho những khiếm khuyết cố định trong tính cách; thói quen này trở thành một thuộc tính cố định kéo dài tới tận tuổi trưởng thành cho đến khi nó được nhận diện và xử lý.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự chỉ trích bản thân và sức khỏe tâm thần kém, đặc biệt là trầm cảm, song hành cùng nhau.

2. Khiến trẻ cảm thấy có lỗi  

Đây là người mẹ đóng vai nạn nhân và đứa trẻ luôn bị nhắc nhở rằng nó đã bỏ rơi bà ấy, thường là sau “tất cả những gì” mẹ đã làm cho cô ấy. Dù điều này bắt nguồn từ thời thơ ấu của đứa con gái, những vẫn được tiếp tục sử dụng và thậm chí có tác động mạnh hơn khi cô gái ở tuổi trưởng thành, đặc biệt nếu cô ấy đang tìm cách thiết lập ranh giới hoặc điều chỉnh việc liên lạc với cha mẹ mình. Trải nghiệm của “Adele” khi cô thuật lại chuyện này, làm liên tưởng đến trải nghiệm của nhiều cô con gái khác:

"Lần nào cũng vậy, khi tôi cãi lại hay cố gắng chỉ ra điểm sai trái của mẹ, bà ấy đều cúp máy. Vài ngày sau, sẽ có ai đó trong gia đình báo tin—có thể là dì tôi, cha tôi hay một người anh/em họ—rằng mẹ đang bệnh và quẫn trí, lỗi là tại tôi. Sau đó người báo tin chỉ trích tôi tàn nhẫn, đặt nền tảng cho bài ca ‘tội nghiệp đáng thương’ của mẹ tôi. Thật điên rồ. Vâng, một phần trong tôi luôn mang cảm giác tội lỗi. Dù tôi biết mình đang bị ‘chơi’.”

Câu chuyện của Adele khá điển hình, vì tội lỗi được củng cố bởi những kỳ vọng văn hóa và một điều răn trong Kinh thánh; đó là một điểm dễ bị thao túng.

3. So sánh  

Sự thiên vị trong gia đình không chỉ giới hạn ở những bà mẹ sắm vai nữ hoàng bi kịch; việc này thậm chí cũng diễn ra trong các gia đình lành mạnh và yêu thương, đủ nhiều để việc Điều trị tâm lý do cha mẹ thiên vị tình cảm có một từ viết tắt là PDT để tiện sử dụng. Nhưng PDT thường không cố tình, dù nó ảnh hưởng đến những đứa trẻ trong gia đình; đôi lúc, nó liên quan đến “mức độ phù hợp” của người mẹ với đứa con này hơn đứa con khác (chẳng hạn, người mẹ thấy dễ nuôi dạy đứa con nào có tính tình giống mình hơn) hoặc cảm thấy thoải mái với đứa trẻ cần ít hỗ trợ hơn đứa cần nhiều hỗ trợ (hoặc ngược lại).

Người mẹ độc hại chơi trò thiên vị để duy trì sự kiểm soát của bà ta với con cái—thao túng nhu cầu được mẹ yêu của đứa con—và để định hình mối quan hệ mẹ con và giữa các anh chị em. Đó là hành động cố ý và thường được hợp lý hóa. (Bà ấy chỉ trích bạn một cách tàn nhẫn để bạn đừng trở nên quá tự mãn, bà ấy so sánh bạn với anh chị em để thúc đẩy bạn, v.v… ) À, nhân tiện, việc là con một cũng không miễn trừ cho bạn khỏi chuyện này; lúc nào cũng có những người anh em họ, hàng xóm hay thậm chí ngôi sao nổi tiếng để đưa ra so sánh tiêu cực (“Tại sao con không giống cô bé đó? Tại sao con không thể làm mẹ tự hào như mẹ của cô bé đó?”).

4. Xung hấn Thụ động hoặc ngấm ngầm

Người mẹ có thể có hành vi xung hấn thụ động hoặc ngấm ngầm đối với đứa con—hầu hết những hành vi được liệt kê ở đây không bao gồm hành vi la hét hay quát mắng—nhưng tôi vẫn đưa điều này vào đây vì sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cách mà cha mẹ tương tác với nhau và với những thành viên khác trong gia đình. Một nghiên cứu theo chiều dọc bởi Patrick T. Davies và các cộng sự đã xem xét trẻ em ở ba khoảng thời gian—mẫu giáo, lớp hai và lớp bảy—và so sánh những tác động của cuộc xung đột công khai và bí mật giữa cha và mẹ ở các độ tuổi khác nhau. Những khác biệt được tiết lộ và đáng lưu ý khi bạn xem xét cách cha mẹ bạn giải quyết những khác biệt, bất hòa của họ và điều đó có thể ảnh hưởng đến bạn ra sao.  

Trong khi những đứa trẻ tiếp xúc với bạo lực công khai, bao gồm tiếp xúc với sự thù địch công khai, bao gồm giận dữ biểu lộ thành lời, từ chối giao tiếp, cơn giận không biểu lộ thành lời, và gây hấn thể chất, những triệu chứng được nội tâm hóa ở lớp hai và bộc lộ sự rối loạn kiểm soát hành vi và né tránh xung đột, đứa trẻ tiếp xúc với sự thù địch ngấm ngầm đã ngoại hiện [bộc lộ] những triệu chứng của chúng tại cùng những khoảng thời gian đó, có phản ứng cảm xúc và thấy bản thân cũng dính mắc vào cuộc xung đột. Những cô cậu bé tiếp xúc với sự thù địch công khai thì tiếp tục nội tâm hóa ở lớp bảy và lo âu, thu mình, mất ngủ, khó ngủ và trầm cảm. Những thanh thiếu niên tiếp xúc với kiểu xung đột ngấm ngầm giữa cha và mẹ thì gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi, như tập trung chú ý trong lớp học, trở nên hung hăng và có xu hướng vi phạm nội quy.

5. Gaslighting

Mặc dù hành vi thao túng gaslight luôn gắn với những mối quan hệ giữa người lớn với nhau, song sự thật đáng buồn là các bậc cha mẹ cũng gaslight con mình. Gaslight một đứa trẻ cực dễ và vô cùng hiệu quả, vì cha mẹ là những người nắm quyền lực về mọi mặt, và khi họ nói với bạn rằng việc gì đó chưa từng xảy ra thì khả năng cao là bạn sẽ tin theo. (Tôi có thể là ngoại lệ đối với quy tắc này, vì ở độ tuổi 6 hay 7 tôi đã biết rằng những ký ức của tôi về sự kiện hay sự việc mà người ta nói với tôi vẫn ổn. Thật không may, nó khiến tôi tin rằng hoặc là mẹ, hoặc là tôi bị điên, và cái ý nghĩ tôi có thể bị điên thì vô cùng đáng sợ.)

Gaslighting cực kỳ nguy hiểm đối với đứa trẻ, trong một thế giới lý tưởng, đáng lẽ đứa trẻ nên học được cách tin tưởng vào cảm xúc và suy nghĩ của mình và rèn luyện khả năng đọc được suy nghĩ của người khác; thì gaslight đóng vai trò như một mã tấu, đốn sạch những nỗ lực ban đầu của cô bé và thay vào đó là nỗi hoài nghi và tự đổ lỗi bản thân. Đó là kinh nghiệm của Robyn:

"Mẹ tôi sẽ đưa ra lời hứa hẹn, nuốt lời và sau đó nói với tôi rằng bà chưa từng hứa. Giờ đây tôi đã biết đó chính là gaslight. Khi anh tôi đánh tôi, bà ấy đổ lỗi cho tôi vì đã xúi anh ấy, và khi tôi không chịu nhận, bà ấy sẽ bảo đó là lỗi tại tôi. Đó cũng là gaslight. Hoặc bà ấy phủ nhận chuyện gì đó đã xảy ra. Thỉnh thoảng. Bà ấy đứng trong bếp, hai tay chống nạnh và nói tôi là đứa nói dối, hoặc hỏi lý do tại sao tôi lại trở thành đứa dối trá. Wow. Trị liệu tâm lý đã làm tôi sáng mắt.”

Tin vui về hành vi gaslight của cha mẹ—trái ngược với hành vi gaslight người bạn đời—đó là khi lớn lên, bạn sẽ nhận ra nó. 

6. Xem thường hoặc giễu cợt bạn  

Những bà mẹ có mức độ kiểm soát cao hoặc có tính ái kỷ thì hay dàn dựng các mối quan hệ giữa mẹ và con cái và giữa những người con với nhau trong gia đình—đó là một phần của sự thiên vị—nhưng biến một đứa con trở thành nạn nhân bị chế nhạo trong gia đình là một phương cách khác để kiểm soát mọi người. Chế giễu cảm xúc hay suy nghĩ của trẻ, thông qua những cử chỉ hay lời nói khinh thường như cười nhạo hay trợn mắt, không chỉ tàn nhẫn mà còn là hành vi bạo hành, vâng, nó còn khiến cho sự hoài nghi bản thân và thậm chí căm ghét chính mình của đứa con gái phát triển mạnh.

Ngay cả người trưởng thành, việc luôn bị nói rằng ý kiến của bạn thật ngu ngốc hay ngớ ngẩn hay “Chả ai quan tâm đến suy nghĩ của bạn”, tất cả đều là quyền lực và thao túng và điều này không thể bào chữa hay khoan thứ. Sự quan tâm phải bao hàm cả sự tôn trọng lẫn nhau.

7. ‘Dê tế thần’  

Theo quan điểm của tôi, một nhận định gây tiếng vang nhất về ‘dê tế thần’ được Gary Gemmill đưa ra, ông đã lưu ý rằng sự hiện diện của một ‘con dê tế thần’ cho phép một nhóm hay một gia đình và các thành viên của nó tin rằng họ lành mạnh hơn thực tế. Có ai đó để đổ lỗi—dù đó là một vai diễn cố định lâu dài được ấn định cho một người hay một vai luân phiên thay đổi—cho phép bạn tin rằng mọi chuyện sẽ hoàn hảo nếu người đó biến đi. Khi ấy, dê tế thần cho phép người mẹ thích kiểm soát và cần đánh bóng hình ảnh của bà ta luôn có sẵn trong tay một lời giải thích yên tâm. Không bất ngờ khi những bà mẹ ái kỷ (narcissistic mother) hay dựa vào trò này.

8. Không giao tiếp  

Hành xử như thể một ai đó chưa từng nói và từ chối trả lời là cách trực tiếp thể hiện sự khinh bỉ tột cùng, và đối với người lớn đó là một trải nghiệm đau đớn và nhục nhã thì với đứa trẻ hành vi này còn khủng khiếp hơn, đặc biệt nếu nó đến từ một người cha/người mẹ. Một độc giả chia sẻ trải nghiệm của cô thế này:

"Chiêu ‘im lặng’ của mẹ tôi vô cùng kinh khủng; nó có thể kéo dài trong nhiều ngày, tưởng như vô tận khi bạn mới 6, 7 tuổi. Bà ấy sẽ nhìn thẳng vào bạn, giống như bạn không có mặt ở đó, và cảm giác như thể tôi đã biến mất khỏi cuộc đời này. Tôi cố hết sức để không chọc giận bà ấy và tránh xa tầm mắt của bà; tôi nói ít và làm ít đi vì sợ hãi. Những cơn hoảng loạn của tôi bắt đầu từ thời phổ thông khi giáo viên gọi tên, và nhờ một nhà trị liệu tâm lý đã kết nối nỗi sợ hãi của tôi khi nói chuyện trước đám đông hay thể hiện bản thân với cách đối xử của mẹ khi tôi vào đại học.”

Một khi bạn đã nhận diện được những hành vi đó và tác động của chúng đến mình, bạn sẽ phải tìm ra cách thiết lập ranh giới lành mạnh với mẹ. Bạo hành không bao giờ ĐƯỢC CHẤP NHẬN.

Tham khảo

Tannen, Deborah. You’re Wearing That? Mothers and Daughters in Conversation. New York: Ballantine, 2006.

Gemmill, Gary. “The Dynamics of Scapegoating in Small Groups, Small Group Research (November, 1989), vol, 20 (4), pp. 406-418.

Cummings, E. Mark, Melissa R.W. George, Kathleen P. McCoy, and Patrick T. Davies,” Interparental Conflict in Kindergarten and Adolescent Adjustment: Prospective Investigation of Emotional Security as an Explanatory Mechanism,” Child Development (2012), 83 (5), 1703-1715.

Davies, Patrick T., Rochelle Hentges, Jesse L. Coe, Meredith J. Martin, Melissa L. Sturge-Apple, and E. Mark Cummins, “The Multiple Faces of Interparental Confllict: Implications for Cascades of Children’s Insecurity and Externalizing Problems,” Journal of Abnormal Psychology (2016), 125 (5), 664.-678.

 

Tác giả: Peg Streep

Nguồn

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/tech-support/201905/8-things-toxic-mothers-have-in-common

menu
menu