8 loại quan hệ độc hại giữa mẹ và con gái

8-loai-quan-he-doc-hai-giua-me-va-con-gai

Thiếu thốn sự ấm áp và sự công nhận của người mẹ khiến ý thức về bản thân của họ trở nên sai lệch, khiến họ trở nên tự ti hoặc mất niềm tin vào các mối quan hệ thân mật, và tự o bế mình bằng nhiều cách

Dù có nhiều điểm chung, vẫn tồn tại những điều khác biệt.

Sự thật là tất cả các cô con gái của những người mẹ vô tâm và không hoà hợp đều có những trải nghiệm giống nhau. Thiếu thốn sự ấm áp và sự công nhận của người mẹ khiến ý thức về bản thân của họ trở nên sai lệch, khiến họ trở nên tự ti hoặc mất niềm tin vào các mối quan hệ thân mật, và tự o bế mình bằng nhiều cách (có thể lẫn không thể thấy được bằng mắt thường).

Họ thiếu thốn điều gì? Tôi trích dẫn lời của Judith Viorst bởi cách cô ấy giao tiếp thông qua ánh mắt, cử chỉ và ngôn từ thể hiện nên hình mẫu hoàn hảo của một bà mẹ hoà hợp.

“’Con là chính con. Là những gì mà bản thân con tự cảm nhận. Hãy cho phép chính chúng ta tin vào thực tại của bản thân. Tự thuyết phục rằng không có gì phải e ngại khi bộc lộ bản chất yếu mềm non nớt.”

Các cô con gái không được yêu thương lại nghe phải những thứ khác, nhận được bài học hoàn toàn khác. Không như những cô gái được mẹ nuôi dưỡng tử tế, họ bị chính mối quan hệ mẹ-con này ăn mòn.

Thêm vào đó, dù đồng cảm với nhau về loại trải nghiệm đau đớn này, kiểu gắn kết – cách người mẹ tương tác với con gái – của mỗi gia đình đều có nét riêng biệt. Mỗi kiểu đều ảnh hưởng đến người con gái theo một cách nhất định. Tôi đã soạn một danh sách về những kiểu mẫu này, dựa trên trải nghiệm của chính bản thân mình và những cô con gái mà tôi đã trò chuyện trong nhiều năm qua từ khi tôi bắt đầu nghiên cứu về Mean Mothers. Vì tôi không phải một nhà trị liệu, cũng phông phải một nhà tâm lý học, tôi không đặt tên cho những kiểu mẫu này theo khoa học mà chọn những cái tên tường minh dễ hiểu. Hơn nữa, phân biệt khái quát các loại kiểu mẫu này có thể giúp các cô gái nhận ra, thấu hiểu, tự xem xét và cuối cùng là bắt đầu giải quyết mối quan hệ đau khổ và phiền phức này. Tất nhiên là những kiểu mẫu này không chỉ diễn ra đơn lẻ; như mẹ của tôi là một người vừa vô tâm, cạnh tranh, không đáng tin cậy vừa chỉ biết đến bản thân mình.

  1. Vô tâm

Gwen, 47 tuổi, kể lại rằng “Mẹ luôn làm lơ với tôi. Nếu tôi cố gắng làm mẹ tự hào, thì mẹ sẽ gạt bỏ như thể nỗ lực của tôi là một điều đáng khinh, bằng không thì mẹ lại khi dễ nó bằng nhiều cách khác. Và tôi đã thật sự tin là mẹ đúng trong suốt một thời gian dài.” Những cô gái được người mẹ vô tâm nuôi dưỡng thường không quan tâm đến nhu cầu tình cảm của bản thân. Họ cảm thấy không xứng đáng nhận được chú ý và thường trải qua cảm giác tự vấn dằn vặt, đau khổ nhưng cũng đồng thời mãnh liệt khao khát tình thương và sự công nhận từ mẹ. Đây là cách một cô gái mô tả nó:

“Mẹ tôi căn bản là không chịu lắng nghe tôi. Bà hỏi tôi có đói không và dù tôi có nói không, thì bà vẫn đặt thức ăn trước mặt tôi như thể tôi chưa nói gì. Bà hỏi tôi thích làm gì vào cuối tuần hay vào hè nhưng lại phớt lờ câu trả lời, và rồi lại tự lập ra kế hoạch cho tôi. Tôi muốn mặc đồ gì? Cũng y như trên. Nhưng phần trọng tâm chính là: bà không bao giờ hỏi tôi cảm thấy thế nào hay tôi đang nghĩ gì. Bà khiến tôi hiểu ra rằng hai mẹ con chúng tôi hoàn toàn không thể hoà hợp với nhau.”

Biểu hiện vô tâm, theo như các cô con gái thuật lại,diễn ra trong một phạm vi nhất định và có thể trở thành gây gỗ với nhau nếu người mẹ chủ động hoặc hung hăng biến sự vô tâm thành chối bỏ. Con cái luôn tìm kiếm và cần đến sự gần gũi của người mẹ, ở đó, tồn tại vấn đề như thế này: nhu cầu được mẹ chú ý và yêu thương của người con gái không hề vì sự vô tâm của người mẹ mà giảm đi. Thực ra, theo kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi, tôi biết là điều đấy chỉ càng làm nhu cầu tăng lên, thúc ép cô con gái rơi vào trạng thái chủ động đòi hỏi (“Tại sao mẹ không quan tâm con/không yêu con?” hoặc “Tại sao mẹ lại phớt lờ con?”) hoặc khiến cô đề ra một kế hoạch nào đó để “vớt vát” (“Mình sẽ đạt toàn điểm A ở trường hoặc giành một giải thưởng, rồi mẹ chắc chắn sẽ thương mình!”) Nhưng than ôi, kết cục cũng chỉ khiến người mẹ càng ngày càng xa cách hơn, kèm theo đó là chối bỏ hoàn toàn những gì người con đạt được.

  1. Kiểm soát

Cũng có thể nói đây là một dạng của mối quan hệ vô tâm mặc dù cách thể hiện lại hoàn toàn khác; cái chính là người mẹ kiểm soát cũng không thấu hiểu con gái mình hơn các mẹ vô tâm là bao. Họ quản lí con gái mình đến những điều nhỏ nhặt nhất,hoàn toàn không muốn hiểu những gì con nói hay lựa chọn của con, dần dần, luôn có cảm giác con mình không an toàn và không tự lo liệu được gì. Thường thì kiểu cư xử này được nguỵ tạo bởi lí do “vì lợi ích của con em chúng ta”; thông điệp này nói lên rằng người con gái không xứng đáng, đạt được đánh giá tốt là không có khả năng và sẽ lúng túng, làm hỏng việc nếu không có sự hướng dẫn của mẹ.

  1. Vắng mặt

Những người mẹ vắng mặt, tự động bước khỏi cuộc đời của con mình hoặc người từ chối tình yêu từ con rồi đùn đẩy tình cảm đó qua người khác, gây ra một loại đau thương khác. Hãy nhớ rằng trong quá trình phát triển, mọi trẻ em đều cần dựa vào mẹ của mình. Một cô gái viết rằng “Mẹ tôi không xấu. Nhưng về mặt cảm xúc, mẹ hoàn toàn tách biệt với tôi, đến giờ vẫn như vậy.” Những kiểu hành xử này bao gồm: thiếu tiếp xúc về thân thể (không ôm ấp, không an ủi); không chịu trách nhiệm dỗ dành khi con khóc hoặc khi con xúc động, và cả những nhu cần khi con trưởng thành; và dĩ nhiên còn có hành động ruồng bỏ.

Sự ruồng bỏ để lại những viết sẹo đặc biệt, nhất là khi chúng ta luôn tin vào tình yêu và hành động bản năng của người mẹ. Không chỉ vô cùng đau đớn, mà cảm giác còn rất hoang mang. Đúng với trường hợp của Eileen, 39 tuổi, cô đã trải qua nhiều vấn đề như thế này, và giờ khi trở thành mẹ, cô và mẹ của mình vẫn gặp những giới hạn trong giao tiếp. Cha mẹ Eileen li dị nhau khi cô mới 4 tuổi, cô sống với mẹ cho đến năm lên 6, khi mẹ cô quyết định rằng người cha mới là phụ huynh “phù hợp” hơn cả. Điều này đối với đứa trẻ 6 tuổi chính là một đả kích, nhất là vì cha cô đã tái hôn, ông còn vừa có một đứa con riêng với vợ mới. Và sắp có thêm 2 đứa nữa. Nhưng câu hỏi lớn với Eileen chính là: “Tôi không thể hiểu nổi tại sao mẹ lại không muốn bên cạnh tôi. Tôi cứ cảm giác như đời mình có một khoảng trống lớn mà chỉ có mẹ mới có thể bù đắp được.”

Những kiểu hành xử như thế này luôn khiến đứa con gái rơi vào tình trạng khao khát mãnh liệt và thiếu thốn một cách tuyệt vọng. Người may mắn nhất sẽ tìm được một thành viên khác trong gia đình – như cha, ông, cô, hoặc chú – những người ấy có thể lắp lại một phần lỗ hổng, tuy nhiên, họ chỉ có thể giúp đỡ một phần chứ không thể chữa lành hoàn toàn; phần lớn gần như không giúp được gì. Những cô gái không được gắn bó thường trở nên dựa dẫm trong những mối quan hệ trưởng thành, luôn cần sự đảm bảo lâu dài từ bạn bè và người yêu.

  1. Bám víu

Hai kiểu mẫu đầu tiên mô tả những người mẹ tự tạo khoảng cách với con mình, trong khi đó, sự bám víu thì ngược lại: những người mẹ này không nhận thức được cái khoảng cách lẫn khái niệm cá nhân giữa mình và con cái. Ở trường hợp này, chính nhu cầu tình thương và chú ý của con gái lại hỗ trợ cho sự kiềm kẹp của mẹ – lợi dụng tính cách này của con để phục vụ cho một mục đích khác. Những người mẹ như thế này là kiểu mẫu “bà mẹ sân khấu” kinh điển và sống nhờ vào thành tích của con cái mà họ vừa đòi hỏi lại vừa khuyến khích; như  mẹ của Gypsy Rose Lee, Judy Garland và Frances Farmer đều trở nên nổi tiếng và được nhớ đến nhờ vào truyền hình thực tế. Các cô gái lớn lên với người mẹ như thế này nên đọc hồi kí của Vivian Gornick, quyển Fierce Attachments.

Trong khi con gái của những người mẹ vô tâm hoặc vắng mặt “biến mất” vì sự bỏ bê và vô trách nhiệm của mẹ thì cái tôi của người con gái bị mẹ bám víu hoàn toàn bị nuốt chửng. Rất khó để tách rời khỏi sự bám víu của mẹ vì khái niệm ranh giới tách biệt giữa hai người là gần như không có. Một mối quan hệ mẹ con lành mạnh và hoà hợp cho người ta cảm giác an toàn và tự do – đứa trẻ được bước ra khỏi vòng tay người mẹ để bò, những người trẻ tuổi được hướng dẫn nhưng đồng thời được lắng nghe và tôn trọng – Đây là những điều mà kiểu mẫu này không hề có.

  1. Cạnh tranh

Chiến tranh “mở” là cụm từ mô tả cho loại quan hệ này, từ “mở” được đặt trong dấu ngoặc kép cũng có lí do của nó. Những người mẹ này không bao giờ thừa nhận hành vi của mình, và họ thường khá cẩn thận khi thể hiện bản thân ở nơi công cộng.  Những người mẹ trong nhóm này chủ động phỉ báng con gái của mình, họ khắt khe, hay bắt bẻ, cực kì ghen tị hoặc cạnh tranh với con cái. Đúng vậy, đây chính là lãnh thổ của mẹ; mẹ là người hưởng lợi trong cuộc chơi này. Tôi biết – “cuộc chơi” và “mẹ” dường như không hợp lí khi đặt vào cùng một câu – nhưng tôi sẽ dùng câu nói của Deborah Tannen mà tôi thường dùng để giúp bạn dễ hiểu hơn bởi tôi không thể diễn đạt điều này mà không có cô ấy: 

“Điểm mấu chốt khi áp đặt quyền lực lên con trẻ chính là: không chỉ tạo nên thế giới đứa trẻ sống, mà còn áp đặt bé phải nhìn nhận thế giới ấy như thế nào.”

Một đứa bé không phù hợp với hình thức cai trị thế này, càng nguy hiểm hơn, đứa bé sẽ bị tiêm nhiễm cách hành xử của người mẹ. Nhiều cô gái thuật lại rằng họ cảm thấy đau khổ khi nghĩ mình chịu trách nhiệm cho mọi chuyện – khi bản thân không khiến mẹ phản ứng lại, chứng tỏ là họ không xứng đáng – điều này đối với họ cũng đau đớn không kém gì cảm giác thiếu thốn tình mẫu tử. Đổ lỗi và tủi hổ thường được người mẹ sử dụng như một thứ vũ khí.

Người mẹ cạnh tranh dùng việc lăng mạ bằng ngôn từ và biểu cảm để “chiến thắng” và có thể dùng đến cả vũ lực. Bà hợp lí hoá hành vi của mình như một điều cần thiết để trị sự hư hỏng trong tính cách và hành vi của con gái mình. Lãnh thổ của mẹ là một nơi nguy hiểm.

  1. Không đáng tin

Đây là kiểu mẫu mà các cô con gái khó đương đầu nhất, bởi họ không bao giờ biết mẹ của mình khi nào “tốt”, khi nào “xấu”. Mọi trẻ em đều dựa trên mối liên kết giữa chúng và mẹ mà tạo ra các hình tượng phác hoạ mối quan hệ trong thế giới thực; những cô con gái này hiểu rằng liên kết tình cảm luôn không ổn định và thậm chí là nguy hiểm. Trong một cuộc phỏng vấn cho quyển sách của tôi, Mean Mothers, “Jeanne” (bút danh) nói rằng 

“Sự thiếu tự tin vào bản thân của tôi là do mẹ tôi gây ra. Bà ấy không đáng tin về mặt cảm xúc – hôm kia thì chỉ trích tôi thậm tệ, ngày sau lại bơ tôi, rồi sau đó, tự dưng lại cười cười và quan tâm tôi thái quá.  Giờ tôi nhận ra rằng người mẹ tươi cười thường chỉ xuất hiện khi có sự xuất hiện của người ngoài. Dù sao đi nữa thì tôi không bao giờ biết phải trong mong vào gì cả. Bà có thể hiện diện một cách quá quắt, vắng mặt một cách không thể hiểu nổi và rồi lại đóng một vai khác. Tôi từng cho rằng mình đã lỡ làm gì đó khiến mẹ đối xử với mình như vậy. Giờ tôi biết bà đã làm những gì bà cảm thấy trong lòng, và không hề nghĩ đến tôi, nhưng tôi vẫn nghe được giọng của bà trong đầu, nhất là khi cuộc sống trở nên khó khăn hoặc khi tôi cảm thấy không an toàn.”

  1. Ích kỷ

Nếu thích, bạn có thể gọi họ là người ái kỷ. Người mẹ nếu có quan tâm thì cũng chỉ xem con gái là một phân thân của mình, không hơn không kém. Không như bà mẹ bám víu, luôn tập trung chăm chút và bảo bọc con mình, kiểu mẫu ích kỉ cẩn thận điều tiết những liên quan đến con cái để phù hợp với hình ảnh phản chiếu của họ. Như một người chơi quyền lực, bà không thể đồng cảm; mà thay vào đó là quan tâm đến hình thức và ý kiến của những người ngoài. Dù người mẹ luôn chối phăng mỗi khi bạn hỏi, thì liên kết tình cảm giữa mẹ và bạn cũng chỉ là ở bề ngoài vì thật ra bà chỉ quan tâm đến bản thân mình mà thôi. Chiến thuật mà mẹ dùng để thao túng và điều khiển con gái là để cho cô ấy tự đề cao mình và cảm thấy tốt về bản thân.

Những người mẹ này thường trông rất tuyệt nếu nhìn từ phía ngoài – họ thường hấp dẫn, duyên dáng khi bạn gặp họ, chăm sóc nhà cửa tốt – điều này càng làm người con gái không được yêu thương cảm thấy hoang mang và tách biệt hơn nữa. Than ôi, chấp nhận những điều này còn khó hơn là thừa nhận rằng mình đang đóng vai Cinderella (và đối chọi với bà mẹ ác quỷ, chứ không phải là mẹ kế, cho đến khi anh em nhà Grimm sửa lại câu chuyện) sống trong hầm chứa và mọi người biết rằng mẹ là một mụ phù thuỷ.

  1. Vai trò đảo ngược

Thường thì kiểu mẫu quan hệ này tôi ít nghe đến nhất – hoàn cảnh mà người con gái , dù là tuổi còn nhỏ, trở thành người giúp đỡ, chăm sóc, thậm chí là trở thành “mẹ” của mẹ. Đôi lúc, kiểu mẫu này nổi bật khi người mẹ có con khi còn rất trẻ và có nhiều con hơn khả năng mà bà có thể xoay xở được. Đúng với Jenna, hiện tại đã sắp bước qua tuổi 40, nói rằng:

“Khi mẹ 26 tuổi, mẹ có 4 đứa con, ít tiền và không có sự hỗ trợ. Tôi là người con lớn nhất, khi đó tôi 5 tuổi, tôi trở thành người phụ giúp cho mẹ. Tôi học cách nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp. Khi tôi lớn hơn, áp lực vẫn y như vậy, mà còn ngày càng tăng lên. Mẹ gọi tôi là “tảng đá” của mẹ nhưng không bao giờ chú ý đến tôi, chỉ quan tâm các em. Hiện tại khi tôi đã trưởng thành, mẹ vẫn ko đóng vai trò như một người mẹ mà chỉ hành xử như một người bạn lớn tuổi khó tính. Tôi nghĩ là mẹ đã cướp đi tuổi thơ của mình.”

Nổi tiếng hơn nhưng vẫn ở cùng cảnh ngộ, hồi kí The Liar’s Club của Mary Karr mô tả cả Mary và người chị kế đối trong quá trình làm mẹ và mối quan hệ với mẹ của họ.

Con gái của người mẹ nghiện rượu hoặc người mẹ trải qua trầm cảm không được chữa trị có thể cảm thấy bản thân mình phải đóng vai trò chăm sóc, bất chấp tuổi tác.  Điều đó gồm đảm đương vai trò làm mẹ không chỉ với mẹ mình mà còn với các em. Những người mẹ “yếu ớt” cũng tác động theo kiểu này, gặp nhiều sức khoẻ và những vấn đề khác.  Trớ trêu thay, những người mẹ như này có thể yêu thương con gái mình nhưng lại không có đủ khả năng để làm theo cảm xúc của bản thân. Dù những kiểu hành xử này gây nhiều đau đớn, với các liệu pháp và can thiệp, nhiều cô con gái tìm được sự hoà hợp khi trưởng thành và cũng như đạt được sự thấu hiểu.

Một số suy nghĩ

Dù chúng ta có muốn tin vào điều gì đi nữa, nữ giới trong giống loài của chúng ta không bị ép buộc phải yêu thương con cái; đứa trẻ có những nhu cầu mãnh liệt cần cho quá trình sinh tồn, chứ không phải người mẹ.  Ước tính rằng một nửa trong số chúng ta thắng sổ xố và có được người mẹ tuyệt vời hoặc vừa ổn. Ở đây không nói rằng những mẹ này hoàn hảo – con người, theo định nghĩa, vẫn thường lầm lỗi – hoặc họ thi thoảng cũng có thể có những biểu hiện trong các kiểu mẫu đã nêu ở trên. Chuyện này vẫn xảy ra, nhưng điều này không có nghĩa quan hệ mẹ-con này là độc hại.

Nhưng đối với chúng tôi, những người không may mắn, vẫn có hi vọng và cách cứu chữa. Với những người không hiểu được, hãy lắng nghe và đừng phán xét các cô con gái này bởi họ sẽ khiến bạn hoài nghi về những gì mình tin vào việc làm mẹ và tình mẫu tử.

Hãy biểu hiện ra những nét mà người mẹ của họ không có. Bằng cách này, bạn đã cho thấy sự thấu cảm của mình.

Khương Minh Tú dịch

Nguồn: PsychologyToday

Những ai quan tâm đến vấn đề Nuôi dạy con thì hãy tìm đọc cuốn sách Cha mẹ độc hại (tác giả Susan Forward) mà Page TLHTP dịch để hiểu rõ về những ảnh hưởng tiêu cực dai dẳng mà các bậc cha mẹ độc hại để lại cho con cái họ từ lúc còn bé đến tuổi trưởng thành như thế nào.

 

menu
menu