Ám ảnh tâm lý mang tên rối loạn mặc cảm ngoại hình ở phái nữ

am-anh-tam-ly-mang-ten-roi-loan-mac-cam-ngoai-hinh-o-phai-nu

Rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder) là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần khiến bạn không thể ngừng suy nghĩ về một/nhiều khiếm khuyết về ngoại hình.

Rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder) là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần khiến bạn không thể ngừng suy nghĩ về một/nhiều khiếm khuyết về ngoại hình. Chúng có thể khiến bạn xấu hổ và lo âu đến mức né tránh tiếp xúc với người khác.

Khi bị rối loạn mặc cảm ngoại hình, bạn sẽ vô cùng ám ảnh về ngoại hình và cơ thể của mình, liên tục soi gương, chải chuốt và tìm kiếm sự trấn an (thường là về các vấn đề về ngoại hình), đôi khi là nhiều giờ mỗi ngày. Những khiếm khuyết tự thấy của bạn cộng với những hành vi lặp đi lặp lại như trên có thể dẫn tới cảm giác đau khổ và ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt hàng ngày.

Phần lớn phụ nữ trên đời đều mong bản thân trở nên xinh đẹp trong mắt người khác. Nhiều người tìm mọi cách, đầu tư không biết bao nhiêu là thời gian, tiền bạc với mong muốn “phải thật xinh đẹp bằng bất cứ giá nào”.

Suzuka phẫu thuật thẩm mỹ lần đầu tiên cách đây khoảng mười năm, lúc cô mười chín tuổi. Vào thời điểm đó, cô chỉ thực hiện phẫu thuật phổ biến nhất lúc bấy giờ là cắt mí mắt, nhưng mặc cảm tội lỗi khiến cô không dám ngẩng mặt lên khi bước chân ra khỏi phòng khám.

Cô bị ám ảnh bởi hình ảnh người mẹ của mình xấu xí và béo ú như lợn, qua đời vì mắc nghẹn thức ăn của mình. Bởi vậy, cô tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để giúp bản thân trở nên đẹp hơn, thỏa mãn mong muốn cá nhân của mình. Lúc mới sửa cô rất day dứt, sau đó càng sửa cảm giác đó càng nhạt đi. Thậm chí đến hiện tại, cô còn thấy mình như người nghệ sĩ đang tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp.

Cô sửa mắt rồi lại tới mũi, cằm, sau đó là cả cơ thể. Ham muốn của Suzuka không ngừng lớn lên. Mắt, mũi, môi, gò má, cằm và cả trán, tất cả đều sửa rất nhiều lần. Ngực, bụng, mông, đùi và bắp chân cũng được cô đập đi xây lại. Dù có đau đớn nhưng nghĩ đến viễn cảnh sẽ có được bờ môi, trán, cằm,... như ý muốn, Suzuka cảm thấy khoan khoái, ngất ngây. Đối với Suzuka, phẫu thuật thẩm mỹ giống như tín ngưỡng.

“Ôi chao… Thật xinh đẹp!”

Giờ Suzuka chẳng còn sở thích nào khác ngoài sửa sang bản thân trở nên xinh đẹp hơn. Còn lại đều trở nên vô nghĩa. Hôm nay, Suzuka vẫn nhìn vào gương và tự hỏi: “Sửa chỗ nào thì đẹp hơn?”

Sau nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ, giờ đây, trông Suzuka đã kỳ d.ị đến mức ai nhìn cũng phải công nhận. Vậy mà Suzuka vẫn chưa cảm thấy hài lòng và tiếp tục đòi hỏi. Mỗi lần tìm ra điểm chưa ưng ý trên cơ thể, cô lại liên lạc tới phòng khám thẩm mỹ đòi “chỉnh sửa” ngay lập tức, mặc cho nhiều lần Akiyo có khuyên nhủ. Sự cố chấp đó khiến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Akiyo cũng cảm thấy rùng rợn.

Dù đã thay đổi rất nhiều nhờ phẫu thuật thẩm mỹ mà vẫn bị bảo là giống mẹ, sự thật này khiến Suzuka thất vọng, tức tối kinh khủng. Đồng thời nó cũng khiến cô nhận ra bản thân vẫn chưa có được thứ mình mong muốn.

Không chỉ người mẹ đã qua đời của cô, bố cô và thậm chí tất cả những người từng trò chuyện, từng kết bạn tâm giao với cô, giờ đây đều đã “chết”. Suzuka bây giờ chỉ quan tâm tới vẻ đẹp mà cô mong muốn mà thôi. “Tôi liên tục làm phẫu thuật không phải vì muốn được người khác khen đẹp. Tôi chỉ muốn có vẻ đẹp theo ý mình thôi!” Giới hạn của sự xinh đẹp đối với cô thực sự là gì?

Nhân vật Suzuka trong “Cơn giận dữ của Thetis” tìm tới các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để được “sửa” những khiếm khuyết tự thấy. Tuy nhiên, cô chỉ thấy thỏa mãn tạm thời, sự lo âu, ám ảnh về ngoại hình của cô vẫn luôn thường trực, khiến cô liên tục phải tìm những cách khác để sửa những khiếm khuyết tự thấy của bản thân mình.

Hội chứng sợ xấu kéo dài sẽ khiến cho bạn cảm thấy hoảng loạn thực sự. Về lâu dài, hội chứng sợ xấu sẽ khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp. Thậm chí là tự cách ly bản thân với xã hội. Mặc cảm về ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý Suzuka, gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của cô và những người xung quanh.

------------

"Cơn giận dữ của Thetis" - cuốn sách tâm lý "kinh dị" về ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ thú vị với cả đàn ông và phụ nữ.

PHÍA SAU MỖI CÁI ĐẸP ĐỀU CÓ MỘT BÍ MẬT

Một nữ diễn viên bán đi vẻ đẹp quyến rũ của mình, một bà nội trợ muốn lấy lại thân hình trước khi sinh con, một tiếp viên rượu muốn kết hôn với một người đàn ông hoàn hảo và một tiểu thư giàu có tiếp tục tìm kiếm vẻ đẹp của chính mình. Bất kể tuổi tác, xuất thân hay nghề nghiệp, tất cả đều cố gắng trở nên đẹp, đẹp hơn nữa. Bởi sắc đẹp là cái thiện, là chiến thắng, cũng là tiền bạc. Chỉ có điều sắc đẹp vốn không có giới hạn.

“Cơn Giận Dữ Của Thetis” mô tả bóng tối thời hiện đại đang bủa vây những người phụ nữ quan tâm tới cái đẹp, những giằng xé nội tâm thầm kín và tìm tới ‘dao kéo’. Họ không từ mọi thủ đoạn để có được sắc đẹp, ngay cả ranh giới không được phép vượt qua, họ cũng dễ dàng băng qua chẳng chút cân nhắc.

Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ đơn thuần là đưa dao mổ lên mặt hay cơ thể, mà còn khoét sâu vào một thứ khác nữa. Đó là thứ được che giấu trong sâu thẳm trái tim con người. Ranh giới giữa bình thường và bất thường vốn rất mong manh, và dù chỉ là một nhân tố nhỏ nhất cũng có thể khiến người ta trở nên bất thường.

https://shope.ee/10aOirUWym

 

menu
menu