Bộ Não Của Phật – Hạnh Phúc, Tình Thương và Trí Tuệ

bo-nao-cua-phat-hanh-phuc-tinh-thuong-va-tri-tue

Mỗi ngày, sẽ có hàng ngàn “Mũi Tên” bắn về phía chúng ta, chẳng ai dự đoán và kiểm soát được Mũi Tên nào. Dù né giỏi đến đâu thì chúng ta cũng sẽ dính một số Mũi Tên với độ sát thương khác nhau.

Mỗi ngày, sẽ có hàng ngàn “Mũi Tên” bắn về phía chúng ta, chẳng ai dự đoán và kiểm soát được Mũi Tên nào. Dù né giỏi đến đâu thì chúng ta cũng sẽ dính một số Mũi Tên với độ sát thương khác nhau. Lúc đó Não chúng ta phản ứng thế nào khi bị trúng Tên?

ĐAU… về thể xác

BỰC… về tinh thần 

sau đó là MẤT BÌNH TĨNH, vì Mũi Tên đã truyền thông tin siêu nhanh đến Não, rằng “Não ơi, phản ứng kịch liệt lại đi!”, một quá trình sinh học bắt đầu diễn ra, hàng tỉ nơron thần kinh bắt đầu phản hồi lại tín hiệu và truyền thông tin ngay đến suy nghĩ và cơ thể lúc đó rằng “phản kháng lại đi!”.

VÀ CHÚNG TA ĐÃ PHẢN KHÁNG... một cách rất tự nhiên, rất con người, thậm chí chúng ta cũng không hề nghĩ tại sao chúng ta lại phản ứng như vậy.

Ví dụ: Bạn đang đi một đôi giày mới tinh, vừa bước ra khỏi nhà, gặp ngay một Chú Công Nhân giày đầy bùn, giẫm ngay đôi giày của Bạn và trúng ngay ngón chân cái đau điếng. Bạn sẽ phản ứng gì lúc đó?

Chắc chắn là NHĂN MẶT ngay vì đau, sau đó là hàng loạt cảm xúc tiếc nuối, trách móc, tiêu cực chạy theo… Não mình phản ứng nhanh thế đấy. Tín hiệu phản kháng lan rộng thì cảm xúc tiêu cực cũng lan rộng, thế là cảm xúc tiêu cực bắt đầu “kiểm soát” hoàn toàn chúng ta lúc đó và chuẩn bị nói ra “những lời không nên nói”… Và một cuộc khẩu chiến bắt đầu. Nếu Chú Công Nhân ấy cũng mất kiểm soát khi nhận được 1 Mũi Tên từ lời nói của Bạn, thì cả Hai bắt đầu tổn thương nhau chỉ vì một hành động vô ý.

Thế là cả Hai bước đi trong sự bực tức, người thì mang bực tức lên công ty “xả” tiếp với nhân viên hay đồng nghiệp. Người thì về bực tức với gia đình… Thế đấy, Nơron tức giận nó lây lan kinh khủng.

Vậy trong trường hợp đó, Đức Phật có phản ứng khác chúng ta?

Giải mã Não Đức Phật, chỉ có 1 điểm khác duy nhất, khi trúng Tên, thì Đức Phật cũng đau về thể xác, Não cũng nhận được các thông tin từ Mũi Tên truyền đến là “hãy phản kháng đi”. Các nơron thần kinh chiến đấu đã được kích hoạt sẵn sàng, NHƯNG khi các nơron đó tiếp tục truyền tín hiệu đến các cơ quan chức năng khác thì gần như tín hiệu bị yếu dần đi hoặc mất đi hoàn toàn. Tín hiệu từ Não không đến, nên cơ mặt vẫn bình thản, miệng vẫn mỉm cười, tay chân không run, giọng nói vẫn giữ nhịp,… thậm chí còn phản ứng vô cùng tích cực bằng việc hỏi đối phương là “Chân Chú có sao không?” dù mình là người bị giẫm chân.

Bởi thế, người đời hay bảo “Người Điên là người hạnh phúc nhất thế gian!”. Vì trúng Mũi Tên nào, Người Điên cũng đau chứ, nhưng Não lại không truyền thông tin được đến suy nghĩ và cơ thể, nên mặt mũi vẫn cười toe toét.

Vậy làm sao kiểm soát các Nơron thần kinh không ở chế độ chiến đấu khi bị trúng tên?

Đó là tập thói quen chặn tín hiệu của Nơron, thông qua NẾP NGHĨ, NẾP LÀM mỗi ngày của chúng ta. Luôn luôn nuôi dưỡng và “giáo dục” các nơron trên một cơ thể khoẻ mạnh và chánh niệm (mindfulness) thì các nơron sẽ bớt “hung hãn” từ từ… nhớ là MỖI NGÀY. 

Ví dụ: Ngày chúng ta có chuyện vui, khi gặp một số Mũi Tên vô tình bắn trúng, chúng ta cũng dễ tha thứ hơn bình thường. Ngày sức khoẻ chúng ta đầy năng lượng, chúng ta cũng  dễ “kiểm soát” bản thân chúng ta hơn.

Đó là tại sao khi cơ thể đang bệnh tật, đang đói, thì người ta dễ quạo là vậy. Sức khoẻ và năng lượng càng yếu thì khả năng kiềm chế các Nơron cũng yếu dần theo.

Muốn tiến hóa, muốn phát triển, thì phải bớt phần CON trong chúng ta và hãy vui sống với “chịu đựng”, cụ thể kiểm soát và nuôi dưỡng các Nơron mỗi ngày.

Não Đức Phật cũng giống chúng ta. Nhưng để kiểm soát được hàng trăm tỷ Nơron hoàn toàn thì chỉ có Đức Phật. Phàm là con người, còn để Nơron kiểm soát được mình thì não mình vẫn còn nhiều phần CON.

Cuốn sách "Bộ Não Của Phật – Hạnh Phúc, Tình Thương và Trí Tuệ” (2009) của hai tác giả Rick Hanson và Richard Mendius - cung cấp kiến thức về bộ não và các bài tập thực hành giúp thay đổi bộ não của bạn để trở nên giống não Phật hơn. 

Cuốn sách gồm 4 phần:

Phần 1 nói về các nguyên nhân của đau khổ, gồm 2 chương nghiên cứu khoa học cùng vài lời khuyên thực tiễn về cách làm giảm nỗi khổ ở con người (xem ví dụ về bài tập thực hành trang 46). Phần này có rất nhiều thông tin khoa học, như gọi tên các bộ phận của não bộ và giải thích các chức năng của chúng. 

Chương 2 giải thích về cách con người có cảm xúc, tập trung vào cách chúng ta trải nghiệm nỗi khổ, và cảnh báo về sự thất vọng nảy sinh do việc chạy theo củ cà rốt (phần thưởng) và né tránh cây gậy (hình phạt). 

Chương 3 giới thiệu quan điểm thú vị về mũi tên thứ nhất và mũi tên thứ hai. Mũi tên thứ nhất là những nỗi đau (pain) không thể tránh được trong cuộc đời. Mũi tên thứ hai là nỗi khổ chúng ta tự gây ra cho mình khi Phản ứng lại mũi tên thứ nhất. Từ đó, chúng ta có thể chấm dứt được nỗi khổ (suffering) khi dừng bắn mũi tên thứ hai vào mình.

Phần 2 nói về các nguyên nhân của hạnh phúc

Chương 4 chỉ ra các lợi ích của "sự tiếp nhận cái tốt" - ý thức trọn vẹn về tất cả những điều tốt lành xảy đến với ta hằng ngày và chấp nhận chúng nhằm TĂNG CƯỜNG các cấu trúc thần kinh hỗ trợ cho hạnh phúc. (Đọc lại bài Lập trình bộ não hạnh phúc đã viết khá cụ thể về điều này).

Chương 5 khuyến khích độc giả thực hành Tìm một nguồn an trú để nương tựa vào. Bài tập thực hành trang 89.

Chương 6 giải thích về sức mạnh của Phát khởi những ý định mạnh mẽ.

Chương 7 giải thích về trạng thái thản nhiên tự tại - tức là có một tâm trí bình thản có thể thừa nhận những cảm xúc và ý nghĩ đang trôi qua trong đầu, đồng thời không bị dính mắc bởi chúng.

Phần 3 nói về tình yêu thương.

Chương 8 nhắc chúng ta cố gắng yêu thương thay vì ghét bỏ người khác. Chương 9 nhấn mạnh tầm quan trọng và cung cấp một số mẹo để có được tình yêu thương. Chương 10 cũng khuyên ta yêu người khác, ngay cả khi họ căm ghét ta, vì nếu ta ghét họ thì ta đang phóng mũi tên thứ hai vào mình.

Phần 4

Chương 11 khẳng định những lợi ích của khả năng tập trung chú ý, và đưa ra lời khuyên thực tế để đạt được, một mẹo đơn giản ở trang 183, nói với mình rằng  "May my mind be steady" (183). 

Chương 12 nói rằng tập trung vào cảm giác vui vẻ và say mê, có thể giúp ta tập trung chú ý và tĩnh tâm.

Chương 13 khuyên ta thả lỏng "cái tôi", xem cái tôi chỉ là một ảo tưởng. Theo thần kinh tâm lý học, cái tôi cũng như những tư tưởng, cảm xúc, hình ảnh, chỉ là một mô hình tạo nên do cấu trúc thần kinh và hoạt động của não.

Chúng ta phải có trách nhiệm với bộ não của mình. Bằng việc nắm vững lý thuyết não bộ và chăm chỉ luyện tập thì não của ta sẽ gần giống với phật, ta sẽ đáp ứng lại trước cuộc sống bắn nhiều mũi tên về ta bằng sự điềm tĩnh, bớt hung hăng,....có nhiều niềm vui.

Trích dẫn hay trong Bộ Não Của Phật

“Khi tâm của bạn thay đổi, bộ não của bạn cũng thay đổi… Kết quả là, ngay cả những suy nghĩ và cảm giác trong những khoảnh khắc chớp nhoáng thoáng qua cũng có thể để lại những dấu vết lâu dài trong bộ não của bạn, giống như một trận mưa rào mùa xuân có thể để lại những đường mòn nhỏ trên sườn đồi.Những gì tác động vào tâm của bạn sẽ định hình bộ não của bạn.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng tâm của mình để thay đổi bộ não hướng tới điều tốt đẹp hơn – điều này sẽ mang nhiều lợi ích cho toàn bộ cuộc sống của bạn và cuộc sống của tất cả những ai mà bạn tiếp xúc.

Về tác giả

Tiến sĩ Rick Hanson là một nhà tâm lý học, một tác giả, diễn giả nổi tiếng. Ông viết nhiều sách vào top bán chạy nhất The New York Times. Một số cuốn sách hay nhất của ông: Bộ Não Của Phật, Tích tiểu thành đại, Mẹ cũng cần được yêu thương, Kham Nhẫn. Chúng đã được dịch ra hơn 28 ngôn ngữ và được hàng triệu độc giả yêu thích. Hiện tại, ông là diễn giả chuyên về Thiền, được mời nhiều lần tại NASA, Harvard, Oxford, Standford và các trung tâm thiền trên khắp thế giới.

Tiến sĩ Richard Mendius là một nhà thần kinh học người Mỹ. Ông dạy về thiền tập tại trường Đại học California, Đại học Los Angeles và Đại học Stanford ở Palo Alto, California. Ông góp một phần rất quan trọng trong cuốn sách này.

Tham khảo:

https://khoi-do.com/2017/04/11/%EF%BB%BFbuddhas-brain-nao-cua-duc-phat/

 

Đặt sách: https://www.sachkhaiminh.com/bo-nao-cua-phat-rick-hanson

menu
menu