Bốn nhóm người có nguy cơ mắc chứng sợ xã hội cao nhất

bon-nhom-nguoi-co-nguy-co-mac-chung-so-xa-hoi-cao-nhat

Chứng sợ xã hội là một loại rối loạn lo âu khi giao tiếp xã hội, mà trong đó, người mắc hội chứng này thường sợ hãi, lo lắng dữ dội với tình huống giao tiếp xã hội hoặc nơi công cộng.

Chứng sợ xã hội là một loại rối loạn lo âu khi giao tiếp xã hội, mà trong đó, người mắc hội chứng này thường sợ hãi, lo lắng dữ dội với tình huống giao tiếp xã hội hoặc nơi công cộng.

Theo cuốn sách tâm lý mang tên “Chứng sợ xã hội”, tác giả đã Lê Thụy Phương đã chỉ ra 4 nhóm người dưới đây là những nhóm người có nguy cơ mắc chứng sợ xã hội cao nhất. Nếu bạn có một hoặc một số tính cách vừa nêu, hãy bắt đầu cải thiện tình hình từng bước một ngay từ bây giờ.

  1. Người tự ti, tự đánh giá thấp bản thân

Nhóm người này thể hiện thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác, luôn căng thẳng, lo lắng đến mức ngay cả những tương tác rất bình thường cũng không thể làm được. Sự căng thẳng ấy khiến họ tự đánh giá thấp, cho rằng người khác cũng đang coi thường mình. Họ lo lắng nhất cử nhất động của mình gây phản cảm trong mắt người khác, dần dà trở nên e ngại việc giao tiếp. Đó chính là khởi nguồn của chứng sợ xã hội.

  1. Người quá nhạy cảm

Những người nhạy cảm có khuynh hướng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng. Trong giao tiếp xã hội, người nhạy cảm có thể dễ dàng phát hiện ra những thay đổi trong cảm xúc của người đối diện, có thể nhìn ra thái độ, đánh giá của người khác về mình chỉ qua ánh mắt và nét mặt.

Song, người nhạy cảm trong lúc giao tiếp thường rất để ý và không ngừng suy diễn từ mọi thay đổi trong suy nghĩ, nét mặt cũng như cảm xúc của đối phương. Với sự nhạy cảm cố hữu, họ sẽ phóng đại những ý nghĩ tiêu cực lên, coi mỗi phản ứng bình thường của người kia là đang thể hiện sự bất mãn của họ về mình. Cứ như vậy, mỗi lần giao thiệp với người khác là họ lại bất an, dần dà trở thành người mắc chứng sợ xã hội.

  1. Người cầu toàn

Đặc điểm điển hình của người cầu toàn là yêu cầu rất cao ở bản thân, muốn trở nên “mười phân vẹn mười” và được người khác khen ngợi về mọi mặt. Nhưng chúng ta đều biết “Nhân vô thập toàn”, làm sao tránh được thất bại? Vậy nên những thất bại này trong mắt người cầu toàn chính là “không hoàn hảo”, là một nỗi thất vọng to lớn.

Cứ thế, ham muốn cầu toàn và nỗi thất vọng xung đột lẫn nhau, khiến người cầu toàn dễ dàng phủ nhận bản thân và luôn ấm ức tủi thân. Nếu họ gặp nhiều thất bại, sẽ càng khép kín, tránh giao tiếp, dẫn đến sợ tiếp xúc, giao lưu với người khác.

  1. Người hướng nội

Mặc dù hướng nội và sợ xã hội khác nhau về bản chất, nhưng không thể phủ nhận rằng trong thực tế, những người hướng nội thường dễ rơi vào chứng sợ xã hội.

Một mặt, người hướng nội thích yên tĩnh và ở một mình. Mặc dù họ không sợ ở cùng người khác nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ không thích tiếp xúc với ai và sẽ chủ động cô lập bản thân. Điều này tạo điều kiện cho chứng sợ xã hội hình thành.

Mặt khác, nhiều người hướng nội gặp một kích thích nhỏ nào đó sẽ trở nên vô cùng lo lắng, cảm xúc này lại rất khó nguôi ngoai khiến họ không dễ mở lòng giao tiếp với người khác một cách bình thường. Cảm giác khốn quẫn ấy lâu dần sẽ khiến người hướng nội rơi vào tình trạng sợ giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, là một thành phần của xã hội, không ai có thể sống mà không giao tiếp, dù là lúc ở nhà, nơi làm việc hay khi gặp người lạ thì việc tương tác xã hội là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc chứng sợ xã hội, đừng ngại bắt đầu ngay từ bây giờ, hãy từng bước hòa nhập vào các hoạt động xã hội, tránh xa nỗi sợ hãi. Còn nếu bạn đã có biểu hiện của chứng sợ xã hội, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của một người đáng tin cậy. Có sự giúp đỡ của người thân cận, chắc chắn bạn sẽ thoát khỏi hội chứng ác tính này.

--------------

CHỨNG SỢ XÃ HỘI - Một cuốn sách dành cho người sợ xã hội và hướng nội:

Xem sách tại: https://shorten.asia/YfTZqSMD

menu
menu