Các nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra 6 dấu hiệu 'báo động' trong hôn nhân

cac-nghien-cuu-hoa-ky-chi-ra-6-dau-hieu-bao-dong-trong-hon-nhan

Các nhà khoa học lại cho rằng, hôn nhân có "đoản mệnh" hay không có thể nhìn từ độ tuổi kết hôn, trình độ học vấn, địa vị, công việc, tính cách…

Tại sao một cuộc hôn nhân bắt nguồn từ tình yêu nhưng cuối cùng vẫn đi đến cái kết buồn? Lý do hầu hết là vì tình cảm đã phai nhạt, không còn chung tiếng nói, con đường. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng, hôn nhân có "đoản mệnh" hay không có thể nhìn từ độ tuổi kết hôn, trình độ học vấn, địa vị, công việc, tính cách…

Kiểu hôn nhân nào dễ kết thúc bằng ly hôn nhất? Business Insider đã tổng hợp một số khảo sát của các nhà khoa học nghiên cứu và liệt kê 6 yếu tố sau:

  1. Kết hôn trước 19 hoặc sau 32 tuổi

Tuổi kết hôn liên quan đến tuổi thọ của hôn nhân. Một nghiên cứu của Đại học Utah, Hoa Kỳ cho thấy những cặp vợ chồng kết hôn sau 32 tuổi có nguy cơ ly hôn hàng năm ước tính tăng 5% và những cặp kết hôn trong độ tuổi từ 28 đến 32 có tỷ lệ ly hôn trong tương lai thấp hơn.

Các cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ, do chưa trưởng thành về suy nghĩ và kinh nghiệm xã hội nên dễ kết thúc bằng ly hôn hơn những người kết hôn ở độ tuổi trưởng thành.

  1. Người chồng không có công việc ổn định

Báo cáo của Harvard đăng trên Tạp chí Xã hội học Mỹ đã chỉ ra yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc ly hôn không phải là tình trạng tài chính mà là sự phân công lao động trong gia đình. Những người đàn ông làm việc bán thời gian dễ ly hôn hơn những người làm việc toàn thời gian.

Cuộc khảo sát cho thấy mặc dù phụ nữ trong xã hội ngày nay có thể đảm đương cả công việc và trách nhiệm nội trợ, nhưng quan niệm truyền thống cho rằng nam giới phải là trụ cột của gia đình vẫn không có nhiều thay đổi. Một khi họ không thể gánh vác những trách nhiệm kinh tế nặng nề, điều đó có thể gây ra rạn nứt và là tiền đề châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hôn nhân.

  1. Chưa hoàn thành giáo dục trung học phổ thông

Khảo sát được công bố trên trang web của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy nam giới và phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ ly hôn thấp hơn so với những người chưa hoàn thành chương trình trung học. Đặc biệt là các cặp vợ chồng quá lệch nhau về trình độ học vấn, ví dụ chồng Đại học nhưng vợ chưa học hết cấp 3, kéo theo tư duy, suy nghĩ và kinh nghiệm sống cũng khác biệt.

  1. Thái độ rất tệ khi gần gũi

John Gottman, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Washington đã tổng kết về "4 yếu tố kết thúc cuộc hôn nhân" sau nhiều năm nghiên cứu là: chỉ trích, phòng thủ, ném đá và khinh thường.

Khi hai người gần gũi và quá thân quen, họ thường có xu hướng chỉ trích nhau, kích hoạt cơ chế phòng vệ để cố gắng làm tổn thương nhau. Hoặc đơn giản là phớt lờ, đối xử lạnh nhạt, thậm chí làm giảm giá trị của nhau bằng sự khinh miệt. Tất cả điều đó đều đang giết chết mối quan hệ.

  1. Hôn nhân quá lãng mạn

Nhà tâm lý học Ted Huston đã phát hiện ra rằng những người đàn ông và phụ nữ thường xuyên thể hiện tình cảm, thể hiện sự lãng mạn, viên mãn trên MXH có tỷ lệ ly hôn cao hơn những cặp vợ chồng có cuộc sống bình thường mà hòa thuận.

Mặc dù điều này nghe có vẻ khá vô lý nhưng đó là sự thực. Một nhà tâm lý học đã chỉ ra trên tạp chí Psychology Today rằng những cuộc hôn nhân lãng mạn và nồng nàn quá khó để duy trì lâu dài. Đó là lý do dễ dẫn đến ly hôn.

  1. Thường đòi hỏi sự thỏa hiệp

Trong một cuộc hôn nhân, chắc chắn đôi bên có nhiều thói quen sống cần phải điều chỉnh, nhưng nếu buộc đối phương phải theo sở thích, nhịp sinh hoạt của mình thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy khó chịu.

Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Hôn nhân và Gia đình" chỉ ra rằng, nếu người vợ hay cằn nhằn, phàn nàn quá mức và gây áp lực, chồng sẽ dễ thể hiện phản ứng phòng thủ và rút lui. Điều này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ vợ chồng.

Trước khi rạn nứt, hôn nhân có rất nhiều biểu hiện "báo động", chỉ cần để tâm một chút chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh. 

Nguồn: Business Insider

menu
menu