Cẩm Nang Kiểm Soát Địa Vị Xã Hội Thời Hiện Đại

cam-nang-kiem-soat-dia-vi-xa-hoi-thoi-hien-dai

Làm Thế Nào Để Tăng Cường Địa Vị Cá Nhân Của Bạn, Hay Để Có Được Địa Vị Cao Nhất Với Tất Cả Những Gì Bạn Có.

Trong vài tháng qua, chúng tôi đã đăng một loạt bài về bản chất vị thế của con người trong xã hội. Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc loạt bài này với một phần đăng về việc làm thế nào để nỗ lực giành lấy địa vị của một người có thể được thực hiện và kiểm soát theo cách thức lành mạnh nhất. Đây là một bài viết có độ dài một cuốn sách, và được chia thành nhiều chương nhỏ.

Vài tháng trước đây, chúng ta đã bàn tới tính chất phức tạp của địa vị - vị trí của một cá nhân trong một nhóm người và việc người đó nhận được bao nhiêu sự chấp thuận, tôn trọng, ghi nhận, và chú ý từ những người khác.

Chúng ta đã nói đến thực tế rằng địa vị không chỉ bao hàm sự giàu có, và nó có thể được cấu thành từ bất cứ điều gì và từ tất cả những điều truyền tải một giá trị nào đó tới những người khác. Nó có thể gắn với diện mạo của chúng ta, các kỹ năng, thể lực, trí thông minh, sự hiểu biết, khả năng sáng tạo, cá tính, mối quan hệ xã hội, và ngay cả khả năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Địa vị đạt được và mất đi do đó không chỉ gói gọn trong số dư tài khoản ngân hàng, mà là việc liệu người khác có buồn cười trước câu nói bông đùa của bạn hay không, có khen ngợi diện mạo của bạn hay không, có thích bài đăng trên mạng xã hội của bạn hay không, có trả lời tin nhắn của bạn hay không, có mời bạn tham dự một buổi liên hoan hay không, có thấy ghen tị với kỳ nghỉ hay công việc tuyệt vời của bạn hay không, có ngưỡng mộ tính chính trực và sự kiên cường nơi bạn hay không, có tìm đến bạn để xin lời khuyên hay không, có cho rằng bạn có sở thích vô cùng tinh tế về sách và âm nhạc hay không – và cả hàng ngàn điều khác nữa.

Chúng tôi đã chỉ ra rằng bởi vì các nét tính cách và hành vi ứng xử của các nhóm khác nhau sẽ khác nhau, nên địa vị chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể; bạn có thể có được địa vị cao trong nhóm người này, nhưng lại mang địa vị thấp giữa một nhóm khác.

Chúng tôi đã giải thích rằng nam giới nhạy cảm đối với việc đạt được hay đánh mất địa vị hơn so với nữ giới, và rằng định hướng địa vị không phải là một sản phẩm văn hoá, mà nó có nguồn gốc sâu xa từ nền tảng sinh lý học của chúng ta. Việc để mất hay giành được địa vị thật ra tác động tới gần như toàn bộ hệ thống trong cơ thể, và kích thích mạnh mẽ tới hệ thần kinh của chúng ta.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng trong khi nguồn gốc sinh lý học của địa vị là không đổi, con đường để giành lấy địa vị sẽ thay đổi theo thời gian và điều kiện văn hoá. Trong những thời kỳ khác nhau, các xã hội sẽ đưa ra sự đánh giá khác nhau về phẩm chất và thành tựu. Do đó hệ thống địa vị của mỗi thời kỳ sẽ có những điểm nhấn riêng, cũng như là những ưu điểm và nhược điểm đặc trưng của riêng nó – bao gồm cả bản thân chúng ta nữa. 

Trong phần kết luận của loạt bài này, chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý về cách kiểm soát tốt nhất các cạm bẫy và lợi ích của hệ thống địa vị trong thế giới hiện đại, và làm thế nào để việc theo đuổi địa vị của một cá nhân có thể được khai thác và định hướng theo cách thức lành mạnh nhất có thể. Những gì bạn sẽ tìm thấy dưới đây không hẳn là một bài viết dài, mà là một cuốn cẩm nang bỏ túi; và bạn hãy tiếp cận bài viết này theo quan điểm đó. Có lẽ bạn sẽ mất khoảng một giờ để đọc bằng hết; vì thế bạn hãy dành ra thời gian, và đọc lần lượt từng chương một.

Mục lục

  • Những Người Theo Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Và Việc Theo Đuổi Địa Vị
  • Phương Thức Tiếp Cận 3 Khía Cạnh Để Giải Quyết Vấn Đề Địa Vị
  • Chương 1: Làm Thế Nào Để Tăng Cường Địa Vị Cá Nhân Của Bạn, Hay Để Có Được Địa Vị Cao Nhất Với Tất Cả Những Gì Bạn Có
  • Chương 2: Kiểm Soát Địa Vị Của Bạn Trong Thế Giới Hiện Đại
  • Chương 3: Giúp Đỡ Những Người Khác Về Địa Vị Của Họ
  • Kêt Luận

Giới thiệu

Bản chất của hệ thống địa vị trong xã hội hiện đại của chúng ta vừa là một phước lành mà cũng là một sự nguyền rủa. Xét về mặt tích cực, chưa bao giờ lại có nhiều con đường rộng mở đến thế để một người có thể đạt được địa vị cho riêng mình. Thời xưa, bạn chủ yếu giành được sự công nhận và tôn trọng từ việc làm một chiến binh và thợ săn dũng mãnh. Nhưng ngày nay bạn có thể giành được vị trí trong xã hội như là một nghệ sĩ, lập trình viên máy tính, nhà hoạt động xã hội, chuyên gia trong lĩnh vực mình yêu thích, nhạc sĩ, vlogger, chuyên gia sinh tồn, đầu bếp, lực sĩ, vận động viên marathon, v.v, v.v. Nhưng đi cùng với tất cả những sự đa dạng ấy, và thực tế rằng công nghệ đã khiến cho chúng ta có thể dễ dàng nhận thức về những sự đa dạng đó, là một sự lo lắng không hề nhẹ. Bạn nên theo đuổi địa vị theo hướng nào đây? Nếu như bạn là thành viên của nhiều nhóm hoặc mạng lưới quan hệ có lối sống khác nhau, thì bạn sẽ coi trọng cách nhìn nhận địa vị nào nhất? Bạn làm thế nào để cân bằng và hoà hợp tất cả những quan điểm và ý kiến khác nhau về giá trị của bản thân bạn? Liệu việc vừa sống thật với chính mình, đồng thời vừa quan tâm tới vấn đề địa vị có khả thi hay không?

Những Người Theo Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Và Việc Theo Đuổi Địa Vị

Đó quả thật là những câu hỏi khó. Và thật ra, tôi vẫn không có được câu trả lời hoàn toàn thuyết phục dành cho chúng, ngay cả khi tôi đã đọc về cái chủ đề địa vị xã hội này tận một năm trời và viết về nó suốt mấy tháng qua. 

Nhưng tôi tìm được niềm an ủi trước thực tế rằng những câu hỏi tương tự như vậy cũng từng làm đau đầu những con người thông thái nhất trong lịch sử nhân loại. Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử và bối cảnh văn hoá, các triết gia đã phải vật lộn với câu đố hóc búa về địa vị xã hội. Nhưng một nhóm mà tôi cho rằng đã tiến gần nhất tới câu trả lời thoả đáng mang tính triết lý về địa vị là những nhà hiền triết theo chủ nghĩa Stoic (chủ nghĩa khắc kỷ) thời cổ đại.

Mọi người thường có một quan niệm quá đỗi giản đơn về tính đạo đức của trường phái khắc kỷ như là việc thể hiện một sự lãnh đạm bất biến đối với tất cả những thứ đến từ bên ngoài, bao gồm cả địa vị xã hội của một người. Nhưng thực ra thế giới quan của những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ mang nhiều màu sắc hơn thế.

Những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ quả thật tìm cách tách biệt khỏi tất cả những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát hoàn toàn của bản thân như là sự giàu có, sức khoẻ, và dĩ nhiên, là cả địa vị xã hội; thay vì vậy họ lựa chọn phẩm chất bên trong là trọng tâm hàng đầu cho cuộc đời mình. Nhưng những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ cũng không hoàn toàn thờ ơ trước mọi thứ đến từ thế giới bên ngoài. Thay vào đó, họ nghĩ về sự giàu có, sức khoẻ, và địa vị cao trong xã hội như là “sự thờ ơ ưa thích,” và sự nghèo khó, bệnh tật, và địa vị thấp như là “sự thờ ơ không ưa thích.” Do đó, họ cho rằng của cải, sức khoẻ, và địa vị được yêu thích hơn so với sự thiếu thốn, bệnh tật, và không có địa vị, và có thể theo đuổi chúng nếu như chúng cũng nằm trên chặng đường tìm kiếm sự đức hạnh. Nhưng, nếu như họ không đạt được những điều ưa thích hơn này, họ sẽ, vâng, tỏ ra hờ hững vớii cái kết quả; họ không thấy khó chịu về tình trạng thất thế.

Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, họ thường nhìn nhận đơn giản rằng tốt hơn cả là có đạo đức tốt địa vị cao, thay vì có đạo đức và địa vị thấp – đặc biệt là khi những người có vị thế cao có quyền năng lớn hơn và do đó có thể gây ảnh hưởng tới xã hội. Ví dụ như, Epictetus và Seneca đã nói về lợi ích tốt đẹp của sự tôn trọng và kính mến từ những người bạn sẽ mang tới cho một nhà hiền triết theo trường phái Stoic tầm ảnh hưởng cần thiết để truyền dạy quan điểm triết học của mình cho những người khác. Nhưng nếu như vị triết gia theo trường phái Stoic có thái độ khinh thị những người xung quanh mình, miễn là ông ta có đạo đức, thì ông ta đã làm những điều tốt nhất có thể để sự chối bỏ xã hội ấy không còn dày vò ông ta nữa.

Bên cạnh việc lựa chọn một phương thức đánh giá đối với địa vị, những người theo trường phái Stoic hiểu rằng khuynh hướng theo đuổi địa vị là một điều hoàn toàn tự nhiên có trong mỗi con người. Thay vì cố gắng loại bỏ cái khuynh hướng này, họ lựa chọn một con đường thực tế hơn và hướng sự theo đuổi địa vị của mình vào những mục tiêu cao cả hơn. Nếu như khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là quan tâm tới việc ta có địa vị ra sao so với những người khác, thì các vị triết gia thuộc trường phái Stoic có lời khuyên với chúng ta rằng hãy đảm bảo là những người mà chúng ta đem ra so sánh cũng có cùng quan điểm đạo đức giống như ta. Không chỉ có thế, họ còn cho rằng chúng ta nên kết giao bạn bè với những người hơn chúng ta theo những giá trị này, khi đó khuynh hướng tự nhiên của chúng ta sẽ thúc đẩy chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình theo phong cách Stoic. Tóm lại, họ khuyên nhủ chúng ta rằng nên chọn lọc nhóm địa vị của mình.

Nhưng những triết gia thuộc chủ nghĩa Stoic cũng hiểu rằng việc một người tự cô lập mình trong vòng bạn bè thân thiết có cùng quan điểm đạo đức là điều bất khả thi. Cuộc sống vẫn luôn đòi hỏi chúng ta cần phải tương tác với cả những người có “hệ chân giá trị sai lạc” nữa. Ngoài ra, những triết gia thuộc chủ nghĩa Stoic cũng tin rằng bạn có trách nhiệm xã hội phải tương tác với những người có phẩm chất đạo đức kém hơn mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những người này chế giễu và cười nhạo bạn? Vâng, vậy thì khi ấy bạn sẽ thực sự muốn tỏ ra thờ ơ trước suy nghĩ của họ bởi vì họ không có cùng lý tưởng đạo đức và những phẩm chất cao cả tạo nên một con người đáng kính. Ai mà thèm quan tâm tới việc họ nghĩ gì cơ chứ?

Vì vậy những người theo chủ nghĩa Stoic đã cố gắng để cân bằng cái khát vọng địa vị của mình. Họ có hứng thú hơn với địa vị cao bởi vì đó là điều vô cùng tự nhiên có trong bản chất con người và nó mang tới cả những lợi ích khác khi được định hướng đúng; nhưng họ vẫn duy trì sự bình thản theo kiểu Stoic nếu không đạt tới được những thành tựu bề ngoài, đặc biệt là giữa cộng đồng những người không có cùng giá trị quan Stoic với họ. Họ không có ý định đè bẹp hoàn toàn cái khuynh hướng tự nhiên về địa vị của mình; thay vì vậy họ vận dụng lý do cao cả hơn để có được những lợi ích tới cùng với việc tìm kiếm địa vị, trong khi cố gắng giảm thiểu các mặt tiêu cực.

Và đó là cách tiếp cận mà tôi đề xuất chúng ta áp dụng để kiểm soát quá trình theo đuổi địa vị của mình trong thời hiện đại.

Phương Thức Tiếp Cận Ba Khía Cạnh Để Giải Quyết Vấn Đề Địa Vị

Hôm nay, chúng ta sẽ cố gắng đạt tới sự cân bằng bằng cách đặt ra một phương pháp tiếp cận ba khía cạnh đối với vấn đề địa vị theo kiểu Stoic, được cập nhật cho phù hợp hơn với lối sống hiện đại. 

Khía cạnh đầu tiên liên quan tới tới việc làm những điều trong khả năng của bạn để nâng cao địa vị của mình trong danh mục “sự thờ ơ ưa thích.” Mặc dù ngày nay các hệ giá trị và cách nhìn nhận về địa vị là vô cùng đa dạng, thì vẫn có những nét tính cách là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết mọi người. Việc củng cố những nét tính cách này sẽ giúp cho bạn có được sự tự tin và cảm giác hạnh phúc, và sẽ đưa bạn tới thành công bất kể con đường mà bạn chọn lựa theo đuổi là gì đi nữa.

Với khía cạnh thứ hai, bạn sẽ chủ động tìm cách để khuynh hướng theo đuổi địa vị của mình diễn ra theo một cách thức lành mạnh. Hệ thống địa vị của xã hội hiện đại ngày nay phân tán cái khuynh hướng này theo vô số ngã rẽ khác nhau, do đó “trò chơi” địa vị thường trở nên vô cùng rối rắm và không thể chinh phục. Bạn cần học cách làm thế nào để ngăn chặn những âm thanh nhiễu loạn bảo với bạn về việc bạn nên là ai, và định hướng và tập trung khuynh hướng theo đuổi địa vị vào phẩm chất đạo đức và những điều mà bạn cảm thấy là quan trọng nhất.

Cuối cùng, bạn làm những gì có thể để hiểu về địa vị của người khác. Mặc dù thật tuyệt khi duy trì được địa vị của mình ở trạng thái ổn định, địa vị của một người không phải được xây dựng từ hư không. Tất cả chúng ta đều liên kết với nhau trong thế giới địa vị và đó chính là điều mà xã hội này để tâm tới, cũng như việc giúp đỡ những người khác kiểm soát lòng ham muốn của họ đối với địa vị theo một cách lành mạnh luôn là một việc làm đúng đắn.   

Mục đích cuối cùng của cách tiếp cận 3 khía cạnh để giải quyết vấn đề về địa vị này là nhằm tận dụng tối đa các khía cạnh lợi ích của nó, trong khi giảm thiểu những nhược điểm tiềm tàng của nó.

Chương 1: Làm Thế Nào Để Tăng Cường Địa Vị Cá Nhân Của Bạn, Hay Để Có Được Địa Vị Cao Nhất Với Tất Cả Những Gì Bạn Có

Trong thế giới ngày nay, có nhiều nhóm xã hội khác nhau mang trong mình những hệ chân giá trị và tiêu chuẩn về địa vị của riêng mình. Nhưng còn có cả những tập hợp phẩm chất và hành vi được công nhận trên toàn cầu bất kể thời đại và nền tảng văn hoá. Trau dồi những phẩm chất này sẽ giúp bạn nâng cao địa vị của mình ở bất cứ nơi nào bạn đặt chân tới hay trong bất cứ việc gì mà bạn thực hiện, và nó sẽ giúp bạn nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trong nhóm cộng đồng mà bạn lựa chọn và trong cả thế giới rộng lớn ngoài kia.

Những đặc điểm tính cách này hình thành nên một nền tảng cơ bản về địa vị, do vậy, ngay cả khi bạn không đạt được kết quả xuất sắc ở một khía cạnh cụ thể nào đó, bạn vẫn có được sự tự tin và hạnh phúc khi trở nên khoẻ mạnh, có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các mối quan hệ xã hội, và cảm thấy mình có ích và đầy năng lực. Thực vậy, điều tuyệt vời nhất về việc theo đuổi địa vị này là chúng mang tới những lợi ích quan trọng bên cạnh bản thân cái địa vị đó. Địa vị không cần thiết phải là mục tiêu cuối cùng, mà thực ra là một sản phẩm phụ của hạnh phúc.

Những con đường dẫn tới địa vị này, và cả những phẩm chất cần thiết để có thể thành công trong việc tìm kiếm chúng, cũng ít bị đánh giá về mặt giá trị hơn; chính là “sự thờ ơ ưa thích.” Cho tới khi bạn không theo đuổi địa vị bằng cái giá của đạo đức, chúng không đòi hỏi bạn phải thay đổi niềm tin và các nguyên tắc của mình; chúng không yêu cầu bạn phải thoả hiệp bản thân mình mà chỉ đơn giản là, theo như lời của nhà hiền triết người Hi Lạp Pindar thì, trở thành chính mình.

Việc là chính mình không có nghĩa là trở thành bất kỳ ai mà bạn muốn là. Có thể bạn đang ấp ủ vài giấc mộng điên rồ nào đó, mà nói thẳng ra, là chẳng bao giờ có thể trở thành hiện thực, chỉ đơn giản là vì những hạn chế áp đặt lên bạn bởi nền văn hoá, yếu tố sinh học, và ngay cả sự may mắn nữa. Có lẽ ngoại hình của bạn không được đẹp cho lắm, có lẽ bạn lớn lên trong một gia đình không ra gì, hay có lẽ một tai nạn nào đó rơi xuống đầu bạn khiến cho bạn mất đi khả năng lao động chẳng hạn. Có thể bởi vì những hạn chế ấy, bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành một tay chơi triệu đô di chuyển hết nơi này đến nơi khác bằng phi cơ riêng cùng mấy cô siêu mẫu khoả thân, hàng đống va li đầy ắp tiền, và cả một kho súng. (Xem Dan Bilzerian.)

Và bạn biết gì không. Như thế thì cũng không sao cả.

Bởi vì việc trở thành chính mình chỉ đơn giản đòi hỏi rằng bạn cố gắng xoay sở với những hạn chế mà cuộc đời đã đặt ra cho bạn. Thay vì nhìn nhận những hạn chế này như một lời nguyền, việc bạn là chính mình sẽ nhìn nhận chúng như là một sự ban phước lành được mã hoá – một cơ hội để sáng tạo trong việc cố gắng tận dụng tốt nhất những gì bạn có trong tay.

Do đó thay vì suy nghĩ về việc nâng cao địa vị của bản thân như là một sự cố gắng để vượt trội hơn hẳn những người khác, bạn hãy suy nghĩ về nó như là một sự nỗ lực để phát huy tối đa con người mình – làm những điều mà bạn có thể để luôn có những bước đi tốt nhất tiến về phía trước. Hay như lời khuyên của Teddy Roosevelt, thì: “Làm những gì mà anh có thể, với những gì anh có, ở nơi anh đang ở.”

Dưới đây là những cách thức dễ dàng giúp tăng cường địa vị của bạn theo từng phân nhóm chính:

Làm thế nào để cải thiện địa vị hình thể của bạn

Địa vị hình thể của bạn là thứ địa vị mà bạn có được từ những đặc điểm trên cơ thể. Những người đàn ông cao ráo, đẹp trai, khoẻ mạnh có vị thế cao hơn hẳn những người đàn ông thấp bé, không hấp dẫn, mập mạp. Sự phán xét dựa trên đặc điểm hình thể cho thấy thước đo địa vị đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi chúng ta. Trong hàng ngàn năm, nhân loại hầu như đánh giá lẫn nhau dựa trên những đặc tính cơ thể, bởi vì chúng có liên quan mật thiết tới khả năng sinh tồn. Và cho dù địa thế của trái đất ngày nay đã có nhiều thay đổi, thì con người vẫn khó lòng xoá bỏ được thói quen này.

Tuy nhiên, đây cũng là loại địa vị mà người đời thường bài xích, vì nó có vẻ phù phiếm. Có phải chỉ những gì nằm ở bên trong mới là quan trọng hay không? Có phải bạn nên tránh xa những người quan tâm tới vẻ bề ngoài của bạn hay không?

Không nghi ngờ gì nữa, tính cách và những kỹ năng của bạn mới nên là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn nhìn nhận như thế nào về giá trị của bản thân mình cũng như là đánh giá của người khác về bạn. Nhưng có lẽ con người ta chẳng bao giờ biết về những phẩm chất không nhìn thấy được này nếu như mà diện mạo và ngôn ngữ cơ thể của bạn không thu hút được sự chú ý của họ ngay từ đầu. Sự phản ứng thường thấy nhất trước sự thật này là, “Vâng, dù sao tôi cũng chẳng bận tâm tới việc thu hút những con người nông cạn như thế.” Nhưng tất cả mọi người đều có cùng một bản năng phản ứng giống như nhau trước ấn tượng mà vẻ bề ngoài của người khác mang lại – chẳng qua một số người khá hơn những người khác trong việc “tắt” cái chức năng đánh giá này đi mà thôi, và cố gắng tìm hiểu sâu hơn về người mà họ gặp gỡ. Và ngay cả là với những con người tương đối nhẫn nại này nữa, thì việc kiềm chế cái phản ứng ban đầu của họ cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực cố gắng. Do vậy, khi người ta nhất định buộc những người khác phải nhìn xuyên qua vẻ bề ngoài và phong cách riêng rất khó đoán định kia nhằm tìm ra con người thật bên trong đó, thì hẳn là họ đang hành động trên cương vị của một kẻ vị kỷ, và nói rằng, “Tôi biết rằng bộ não anh đang muốn bỏ qua tôi, nhưng mà tôi mong anh cố gắng vượt qua điều này, bởi vì cưng ơi, tôi xứng đáng được đối xử tốt hơn thế mà.”   

Bằng việc cải thiện diện mạo và ngôn ngữ cơ thể của mình, bạn hướng tới việc tác động đến khuynh hướng bản năng của mọi người thay vì chống lại họ, khiến người khác cảm thấy muốn tìm hiểu về bạn hơn. Đó là một động thái vừa mang lại lợi ích cho bản thân bạn mà cũng vì người khác nữa.

Hãy luôn ghi nhớ rằng những tín hiệu về địa vị hình thể của bạn không đơn thuần là địa vị được trao cho bạn bởi vì những giá trị bề mặt của nó mà bởi vì chúng chỉ ra những đặc tính ẩn giấu bên trong. Do đó mục tiêu ở đây chỉ đơn giản là “bao bì” của bạn cần chính xác và phải quảng cáo thật hấp dẫn cái thông điệp bên trong. Hãy nghĩ về diện mạo bề ngoài và phong cách cá nhân của bạn như là một cánh cửa để đưa những người khác tới được với con người bên trong bạn.

Mặc dù không ai có thể kiểm soát hoàn toàn địa vị hình thể của mình – không cần phải nói đến việc vì di truyền mà bạn mới thấp bé như vậy hay vì một tai nạn mà khuôn mặt của bạn trở nên biến dạng – bạn vẫn có thể tác động tới một vài khía cạnh nhất định. Hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể thay đổi. Có lẽ không bao giờ bạn được như Brad Pitt trong bộ phim Fight Club, nhưng mà bạn vẫn có thể trở thành con người hoàn thiện nhất của mình. 

Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể sử dụng để cải thiện địa vị hình thể của mình:

Lấy lại vóc dáng. Một cơ thể khoẻ mạnh, vạm vỡ gửi đi thông điệp tới những khu vực bản năng nhất trong não người khác về sức mạnh và khả năng thống trị và bảo vệ của bạn. Một cơ thể khoẻ mạnh cũng truyền đi các tín hiệu tới những người khác rằng bạn là người có tính kỷ luật cao và có khả năng chịu đựng gian khổ khi theo đuổi một mục tiêu. Đó là lý do vì sao mà những người đàn ông có thể hình từ mức trung bình đến lực lưỡng lại kiếm được nhiều tiền hơn hẳn so với những người gầy và mập. Như một bài báo trên trang The Wall Street Journal từng đề cập, một nghiên cứu cho thấy: “Những người gầy kiếm được ít tiền hơn so với những người có cân nặng trung bình là 8.437 đô la. Nhưng họ thường cải thiện được thu nhập khi lên cân, và xu hướng này chỉ giảm xuống khi cân nặng của họ chạm tới ngưỡng béo phì. Trong một nghiên cứu khác, bình quân mức thu nhật cao nhất thuộc về những người có cân nặng vào khoảng 94 kg.”

Bạn không cần phải sở hữu một thân hình đẹp hoàn hảo như tạc tượng hay trở nên cực kỳ cơ bắp mới có thể giành lấy lợi thế về địa vị đến từ một vóc dáng vừa vặn. Thực ra, cả nam lẫn nữ thường đánh giá những người có một cơ thể siêu tạc là kém hấp dẫn hơn so với những người có tỷ lệ mỡ cao hơn trong cơ thể. Thay vì truyền tải cái thông điệp về sự khoẻ mạnh và sức mạnh, những người rất gầy có thể truyền đi những tín hiệu về khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém của bản thân. Mọi người sẽ thích ở bên cạnh một người biết dành thời gian của mình cho việc phát triển các kỹ năng và phẩm chất khiến cho anh ta trở thành một người hữu ích và mang đến giá trị cho những người xung quanh anh ta hơn là người chỉ chăm chăm đầu tư toàn bộ thời gian, sự chú ý, và nỗ lực của mình vào việc kiểm soát mấy cái chỉ số macro. Vấn đề nhạy cảm ở đây là trở nên mạnh khoẻ, nhưng không phải là quá mức cơ bắp.

Chúng tôi đã viết rất nhiều bài về việc làm thế nào để lấy lại vóc dáng. Bạn hãy đọc các bài viết trong mục Sức khoẻ và Thể thao để có được sự gợi ý cho riêng mình. Hãy luôn nhớ rằng chế độ ăn uống quyết định tới 80% tình trạng cơ thể bạn. Nếu như bạn thừa cân, hãy ăn các chất có lượng calorie thấp hơn và cố gắng đừng động tới những đồ ăn có calorie “xấu” trong giai đoạn này, đặc biệt là đường và refined carbohydrate. Nếu như bạn thiếu cân, hãy bắt đầu bằng việc tăng liều lượng thức ăn lên.

Dù bạn thừa cân hay thiếu cân, hãy bắt đầu với chương trình luyện tập cân nặng. Không gì có thể tạo nên một khối cơ bắp rắn chắc hơn việc nâng thanh tạ vài lần trong ngày. Với những người mới bắt đầu, tôi xin đề nghị bạn hãy áp dụng chương trình Tăng cường sức khoẻ dành cho người mới bắt đầu.

Mặc trang phục phù hợp với vóc dáng của bạn. Cho dù bạn có một thân hình hoàn hảo đi chăng nữa, thì quần áo vẫn che đậy tới gần 90% cơ thể bạn và đóng một vai trò quan trọng trong việc người khác đánh giá về bạn ra sao. Vì vậy, nếu bạn đã có được một vóc dáng cân đối, bạn cần lựa chọn những trang phục giúp tôn lên vóc dáng của bạn, và nếu như bạn chưa có được thân hình hoàn hảo cho lắm, thì bạn sẽ muốn lựa chọn những bộ đồ làm giảm đi cái thực tế rằng người bạn không được cân xứng và giúp cải thiện vóc dáng của mình.

Điều đó có nghĩa là việc nêu bật được những đặc điểm vóc dáng nổi trội của bạn sẽ là sự truyền tải thông điệp về địa vị một cách rõ ràng nhất. Đối với cánh đàn ông chúng ta, một thân hình chữ V – bờ vai rộng và thon dần xuống phần eo – đại diện cho một cơ thể khoẻ mạnh và rắn rỏi. Vì vậy bạn hãy lựa chọn những bộ quần áo làm tôn lên hình dáng ấy. Một chiếc áo khoác thể thao, sẽ khiến cho bờ vai của bạn rộng và cao hơn, trong khi xiết lại ở phần eo, là loại trang phục nam giới hữu dụng nhất. 

Cùng với chiếc áo khoác thể thao, và bất kỳ thứ gì khác mà bạn mặc lên người, sự phù hợp là yếu tố quan trọng trong việc giúp bạn giữ được vẻ chỉn chu. Lời khuyên phổ thông nhất đối với sự phù hợp là quần áo nên ôm lấy cơ thể bạn chứ không nên rộng thùng thình hay quá chật. Bạn không nên có cảm giác bị bó lại như một khúc giò khi di chuyển, nhưng bạn cũng không nên cảm thấy quần áo rộng lùng thùng như một cái bao tải. Bộ vest và áo sơ mi nên được may đo cho vừa vặn với người bạn, và thon dần ở phần eo, nhờ thế sẽ làm nổi bật cơ thể nam tính của bạn.

Nếu như bạn hơi mập, nhưng đang rèn luyện để quay về trọng lượng tiêu chuẩn, thì việc mặc quần áo vừa người càng quan trọng hơn nữa. Mọi người thường có những đánh giá tiêu cực về những người thừa cân: phì nộn, nhếch nhác, lười biếng, tham ăn, v.v. Dù những lời nhận xét này thật thiếu công bằng, thì đó chính là thực tại của xã hội chúng ta. Nhưng với việc lựa chọn những bộ đồ vừa vặn thích hợp, bạn có thể loại bỏ những tín hiệu về địa vị không mong muốn này.  

Để tìm hiểu chi tiết hơn về phong cách thời trang dành cho người thừa cân, bạn có thể đọc bài viết của chúng tôi về chủ đề này.

Nếu như bạn gầy hơn hoặc thấp bé hơn, hãy đảm bảo rằng quần áo của bạn vừa với vóc dáng cơ thể mình. Nếu như bạn là người có chiều cao hạn chế, thì Brock trên Modest Man là một nguồn cảm hứng tuyệt vời.

Hãy chú ý tới việc vệ sinh thân thể và đầu tóc. Việc giữ gìn vệ sinh thân thể và đầu tóc có thể cải thiện đáng kể địa vị hình thể của bạn. Thật đấy. Nó không chỉ khiến bạn có một diện mạo khoẻ khoắn và tràn đầy sức sống thôi đâu, mà nó còn truyền tải thông điệp về lòng tự trọng nữa, một phẩm chất mà bất kỳ ai cũng coi trọng.

Bạn hãy làm những việc mà mẹ và giáo viên tiểu học từng dạy bạn trong giờ học sức khoẻ thường thức. Hãy tắm rửa mỗi ngày, hãy dùng chất khử mùi khó chịu trên cơ thể, vệ sinh răng miệng, cạo râu, hoặc giữ cho râu ria trên mặt được sạch sẽ gọn gàng.

Nếu như bạn gặp vấn đề với gàu, thì hãy sử dụng loại dầu gội đầu trị gầu. Nếu như mà nó không hiệu quả, hãy cân nhắc tới việc đi khám để được kê đơn loại dầu gội đầu đặc trị. (Tôi đã phải sử dụng tới giải pháp này đấy.)

Nếu như bạn đã ở tuổi trưởng thành mà vẫn gặp phải vấn đề về mụn (lại là tôi nữa), thì bạn hãy rửa mặt hai lần mỗi ngày với loại sữa rửa mặt dành cho da mẫn cảm và bôi kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide lên vùng da bị mụn. Bên cạnh đó, hãy tránh hay ít nhất là giảm thiểu các loại thức ăn làm nổi mụn như là đường, refined carb, và caffeine.

Cải thiện tư thế của bạn. Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta truyền đạt khá nhiều điều về vị thế của ta. Nếu như ta cho rằng mình có địa vị thấp, ta thường bày ra một tư thế phục tùng như là thõng vai xuống hoặc là hướng mắt nhìn xuống. Nếu như bạn mang tư thế của một người có địa vị thấp, thì những người khác cũng sẽ nghĩ như vậy về bạn. Vì thế bạn hãy đứng thẳng lưng và ngẩng cao đầu (bạn sẽ không muốn ngẩng cao đầu quá đâu, nếu không thì bạn sẽ có vẻ trịch thượng đấy – và đây chính là vấn đề mà Franklin Delano Roosevelt gặp phải).

Để tìm hiểu thêm về cách cải thiện tư thế của mình, hãy đọc bài viết này.

Bắt tay chặt. Cái bắt tay của bạn cũng là một hình thức khác của địa vị hình thể. Đối với đàn ông, một cái bắt tay chặt gắn liền với việc ở thế chủ động và tự tin; một cái bắt tay lỏng thể hiện sự phục tùng và thiếu tự tin. Nếu như bạn muốn thể hiện địa vị cao, hãy thực hiện một cái bắt tay thật chặt, và mạnh mẽ. Dầu vậy, bạn cũng không nên bắt tay chặt quá. Nếu bạn làm đau tay người khác, thì bạn sẽ gây ấn tượng rằng mình là một gã tồi có địa vị thấp đấy.

Ăn nói nhẹ nhàng, nói từ tốn. Những người có tông giọng trầm thấp hơn được nhìn nhận như là có địa vị cao hơn so với những người có tông giọng cao. Một nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa mức thu nhập và tông giọng – chất giọng càng trầm ấm, thì thu nhập càng cao. Thực ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc giảm 25% tông độ giọng nói tỷ lệ thuận với sự tăng mức thu nhập hàng năm lên 187.000 đô la. Mặc dù tạo hoá quyết định việc liệu bạn có chất giọng trầm giống như của James Earl Jones hay không, bạn vẫn có thể thực hiện một số việc để cải thiện âm điệu của giọng nói mình. Hãy tham khảo đoạn video và bài viết về việc làm sao để xây dựng một chất giọng đàn ông.

Những người đàn ông có địa vị cao cũng nói chuyện chậm rãi hơn và không hề e ngại những khoảng lặng trong các cuộc đối thoại. Việc nói nhanh, và vội vã lấp kín những khoảng lặng chỉ khiến bạn mang vẻ hồi hộp và bất an. Vì vậy hãy triệu hồi Sam Elliott từ bên trong bạn và cố gắng làm chậm lại tốc độ nói của mình, bạn chỉ nên nói những điều đáng nói mà thôi.

Hãy nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện cùng họ. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với người khác thường có được địa vị cao, có quyền chủ động, và được yêu thích hơn. Những cá nhân ở địa vị thấp sẽ ít giao tiếp bằng ánh mắt và thường là người đầu tiên lảng tránh một ánh nhìn.

Vì vậy hãy chú ý tới lời khuyên mà cha dành cho bạn từ hồi còn nhỏ: hãy nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện! Đối với những người có chứng sợ xã hội, đây có thể là một thách thức thật sự, nhưng hãy kiên nhẫn, bạn sẽ sớm vượt qua được nỗi sợ của chính mình.

Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn giao tiếp bằng mắt theo đúng cách. Nếu như mà bạn cứ nhìn chằm chằm vào mặt người khác, thì bạn sẽ làm họ sợ đấy. Hãy đọc bài viết chi tiết của chúng tôi về việc làm thế nào để có thể giao tiếp bằng mắt hiệu quả trong cuộc sống, công việc, và tình yêu.

Cải thiện địa vị gán cho của bạn

Địa vị gán cho là thứ địa vị mà bạn được thừa hưởng từ khi mới sinh ra (dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, v.v), thuộc về một nhóm cộng đồng cụ thể, hoặc là gánh vác những vai trò nhất định và vị trí lãnh đạo. Cũng giống như địa vị hình thể, có những phần thuộc về địa vị gán cho mà chúng ta không thể kiểm soát được; nếu như bạn là một người da đen sinh ra ở khu South Side của Chicago, hoặc là một người da trắng lớn lên trong một gia đình đã sinh sống lâu đời ở khu New England, thì những người khác sẽ có những nhận định về bạn mà bạn chẳng thể thay đổi được.

Nhưng cũng giống như địa vị hình thể, chúng ta có thể tác động tới một số yếu tố nhất định của địa vị gán cho:

Xây dựng mạng lưới xã hội của bạn và kết giao với những người bạn tốt. Vào thời tiền sử, khả năng hợp tác với những người khác trong săn bắn và chiến đấu là một kỹ năng sinh tồn quan trọng. Những kẻ ích kỷ, thiếu lòng tin vào người khác, đê tiện không chỉ tự gây thiệt hại cho bản thân, mà còn làm ảnh hưởng xấu tới cả bộ tộc. Mặc khác, những người có năng lực chính trị và giao tiếp xã hội lão luyện có khả năng xây dựng mối quan hệ với người khác và tập hợp một đội ngũ đồng minh mạnh. Thực tế thì vì họ là loại người mà những người khác muốn tìm cách hợp tác cùng đã mang tới cho họ vị thế cao.

Điều từng đúng vào hàng ngàn năm trước thì cũng đúng vào ngày nay. Con người ta đưa ra những đánh giá dựa trên quy mô và chất lượng của mạng lưới quan hệ xã hội của một người. Nếu như bạn có nhiều bạn bè và mối quan hệ hơn, thì đó là một tín hiệu cho thấy rằng bạn có những kỹ năng tương ứng mà người khác cảm thấy có giá trị. Do đó bạn có được địa vị. Nếu như bạn không có nhiều bạn bè cho lắm và mạng lưới quan hệ xã hội của bạn thì hạn chế, người khác sẽ cho rằng có vấn đề gì đó không ổn về bạn – rằng bạn không thể hoà hợp với người khác và không có được những phẩm chất cần thiết để duy trì một mối quan hệ lâu dài.

Và không chỉ có số lượng người thuộc mạng lưới xã hội của bạn mới quyết định đến địa vị gán cho của bạn thôi đâu, mà còn là cả chất lượng nữa. Nếu như mà bạn chơi với toàn những kẻ chẳng ra gì, ngay cả khi bạn không phải là một trong số đó, thì người khác vẫn quy kết những phẩm chất ấy lên người bạn. Có một câu châm ngôn thế này: “Khi mà bạn nằm cùng con chó của mình, thì trên người bạn sẽ toàn là bọ chét.” Còn nếu như mà bạn quan hệ với những người có tham vọng, thông minh, chăm chỉ, mạnh mẽ, thì người khác cũng sẽ cho rằng bạn là người có tham vọng, thông minh, chăm chỉ, và mạnh mẽ.

Vì vậy bạn có thể cải thiện địa vị gán cho của mình bằng cách 1) cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn, và 2) sử dụng các kỹ năng này để mở rộng quy mô và chất lượng mạng lưới quan hệ xã hội của mình, với việc đặt trọng tâm vào sự tương tác trực diện (ta sẽ bàn đến điều này ở phần sau). Hãy học cách thực hiện những cuộc nói chuyện xã giao, tránh tự cao tự đại, thực sự lắng nghe người khác, bày tỏ sự thân thiện, traonhận những lời khen ngợi, và cả các kỹ năng khác. Rồi sau đó bạn hãy mạnh dạn bước ra ngoài kia và bắt đầu kết giao với nhiều người hơn.

Nếu cũng giống như nhiều người khác, có lẽ bạn cũng chỉ có một vài, nếu như mà có, người bạn thân. Vì thế bạn hãy bắt đầu từ điểm này. Tôi biết rằng điều này nghe thật kỳ lạ, nhưng hãy đặt ra mục tiêu về việc thường xuyên gặp gỡ với một hay hai người bạn thân. Vâng, thật không đơn giản chút nào để thực hiện đâu khi mà bạn ở vào độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là khi bạn đã kết hôn và có con cái, nhưng mà bạn vẫn có thể xoay sở được nếu cố gắng và chủ động.

Trong lúc bạn nỗ lực củng cố mối quan hệ của mình với những người bạn thân thiết, thì bạn cũng cần cố gắng để cải thiện cả những “mối quan hệ yếu ớt” nữa. Hãy tham dự những cuộc hội thảo chuyên ngành trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn hoặc là những lĩnh vực mà bạn cảm thấy thích thú. Khi mà bạn được mời tham gia tiệc tùng, thì hãy tham gia. Hãy gia nhập một câu lạc bộ thể thao. Hoạt động tích cực tại hội nhóm tín ngưỡng mà bạn theo đuổi. Hãy giao thiệp và xây dựng “cuốn sổ danh bạ” của riêng bạn. Những mối liên hệ lỏng lẻo này không chỉ mang tới cho bạn bằng chứng về vị thế gán cho của bạn thôi đâu, mà chúng còn là nguồn bạn bè thân thiết tiềm năng nữa.

Với việc làm thế nào để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội một cách tinh tế, hãy đọc thêm các bài viếtphát thanh về chủ đề này.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới xã hội của bạn, hãy nhìn lại xem bạn thường tương tác với loại người nào. Hãy kết giao với những người có thể thúc đẩy và thách thức bạn trở nên tốt đẹp hơn và tránh xa những người gây ảnh hưởng xấu tới cuộc đời bạn.

Cảnh bảo: trong khi bạn chú tâm tới việc xây dựng mạng lưới xã hội của riêng mình, điều quan trọng là mục đích của bạn không trở thành một thái độ hời hợt. Người khác có thể cảm nhận được khi nào thì bạn lợi dụng họ chỉ vì mục đích lợi ích thuần tuý, mà khiến cho họ xem thường bạn và sẽ hạ thấp vị thế của bạn. Việc xây dựng mạng lưới xã hội của mình hiệu quả và theo một cách tinh tế đòi hỏi rằng bạn luôn phải cố gắng mang tới nhiều lợi ích hơn so với những gì mà bạn lấy đi. Dù chỉ hơn một chút thôi cũng được.

Tự ứng cử vào các vị trí lãnh đạo. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc một người ứng cử vào vị trí “lãnh đạo” của một hội nhóm sẽ mang đến địa vị cho người đó trong mắt của những người khác.

Với quan điểm đó, bạn hãy tự ứng cử vào các vị trí lãnh đạo tại trường học, nơi làm việc, và trong cộng đồng của bạn khi mà thời gian và năng lực của bản thân cho phép. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những cơ hội ngoài kia đấy. Tổ dân phố, các câu lạc bộ, tổ chức tôn giáo, cộng đồng dân cư, và hiệp hội ngành nghề đều cần tới những nhà lãnh đạo tự nguyện. Có phải đây là những công việc ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng hay không? Đúng vậy. Nhưng mà bạn có thể giành được một số địa vị gán cho bằng cách nhận lấy cái trách nhiệm đó, và các vị trí lãnh đạo cũng mang tới cho bạn những cơ hội để mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của mình (mà từ đó sẽ nâng cao địa vị gán cho của bạn) cũng như là việc có được địa vị đạt được bằng cách gia tăng giá trị cho hội nhóm của bạn thông qua sự đóng góp kỹ năng và trí tuệ của bạn.

Làm Thế Nào Để Cải Thiện Địa Vị Đạt Được Của Bạn

 

Địa vị đạt được là địa vị mà bạn có được nhờ vào việc mang đến giá trị cho người khác thông qua khả năng, kỹ năng, và tài năng của bạn.

Việc nâng cao địa vị đạt được của bạn trong bất kỳ một nhóm xã hội nào cũng đều gắn liền với một điều: trở nên hữu ích.

Những người hữu ích là những người có địa vị cao, vì họ mang đến giá trị cho những người quanh mình. Giá trị này có thể được cung cấp thông qua bản thân cá nhân, nghề nghiệp, hoặc là cấp độ xã hội: người nhân viên hoàn thành xuất sắc bài thuyết trình và thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng; người bạn trai có thể sửa được máy giặt cho bạn gái của mình; nhà sáng chế có thể phát minh ra sản phẩm tiết kiệm thời gian; người bạn có thể kéo bạn ra khỏi cơn khủng hoảng; người nhạc sĩ có thể viết nên một ca khúc tuyệt vời làm rung động lòng người; vị chính trị gia có một bài phát biểu xúc động. Những ai có thể cải thiện cuộc sống của những người khác dù là ít hay nhiều cũng đạt được địa vị trong mắt họ.

Cho nên thay vì nhìn vào việc người khác làm được những gì cho bạn, bạn hãy nhìn lại xem mình có thể làm được những gì cho người khác.

Vâng, nghe qua thì thật lạ lùng. Chúng ta thường cho rằng những cá nhân có địa vị cao là kẻ tồi chỉ biết đòi hỏi. Trong khi những người như vậy có thể thu được và duy trì địa vị trong ngắn hạn với cách tiếp cận độc đoán này, về lâu về dài họ thường đánh mất sự tôn trọng của người khác. Hãy nhớ rằng, ngay cả lũ tinh tinh cũng không thích bị bắt nạt và cuối cùng sẽ nổi dậy chống lại con đầu đàn hung hăng và độc đoán. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tôn trọng về lâu về dài và địa vị sẽ thuộc về những ai có tài năng và kỹ năng có thể giúp ích được cho nhóm xã hội của họ và, quan trọng hơn cả, sẵn sàng chia sẻ những tài năng và kỹ năng này vì lợi ích của những người khác. Nói tóm lại, địa vị đòi hỏi tính hào phóng.

Điều thú vị là những cá nhân có địa vị thấp thường có khuynh hướng lựa chọn phương thức tiếp cận hoàn toàn trái ngược để đạt được địa vị. Thay vì thực hiện các bước để giành lấy thiện cảm của mọi người xung quanh mình, những người có địa vị thấp thường cố giành lấy địa vị bằng cách thực hiện những hành vi hung hăng và gây thù chuốc oán. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được khi chúng ta xem xét đến mối liên hệ giữa địa vị và chất serotonin mà ta từng nhắc tới trong bài viết về tính chất hoá học của não đối với vấn đề địa vị. Chất serotonin khiến chúng ta cảm thấy bình tĩnh, dễ gần gũi, và tự chủ. Mức độ serotonin tăng lên khi một người nâng cao được địa vị và giảm xuống khi người đó đánh mất địa vị. Vì thế những người thường xuyên rơi vào tình trạng đánh mất địa vị sẽ có mức serotonin thấp, và do đó dẫn đến hành vi gây hấn, và điều này chỉ càng khiến cho địa vị thấp của họ thêm xuống cấp trầm trọng. Đó là một cái vòng luẩn quẩn tự làm hại bản thân.

Nhưng cái vòng luẩn quẩn ấy có thể bị phá vỡ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cá nhân có địa vị thấp có thể tự rèn luyện để chuyển hướng sự chú ý khỏi bản thân họ và vị thế thấp của mình và bắt đầu tập trung vào việc làm thế nào để trở nên hữu ích với những người khác hơn. Việc này chắc chắn đòi hỏi yếu tố kỷ luật và sự khiêm tốn, nhưng đây đều là những thứ nằm trong tầm tay của bạn.

Với toàn bộ những sự gợi ý ở trên đây, hãy nhớ rằng bạn không cần thiết phải tìm kiếm địa vị từ sự khao khát đối với địa vị, và có thể để cho nó là một sản phẩm tặng kèm. Vì thế, hãy luôn nhớ rằng khi liên quan tới “sự thờ ơ ưa thích” – bạn làm những gì có thể để có được chúng mà không để cho chúng khiến bạn vi phạm đạo đức; nhưng sau khi bạn đã làm những điều hợp lý trong khả năng của mình, nếu vẫn còn tồn tại những thứ mà bạn không đạt được, bạn hãy đối diện với sự thất bại về địa vị này bằng thái độ thờ ơ của người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Hãy kiểm soát những gì mà bạn có thể kiểm soát, và rồi để cho mọi việc thuận theo tự nhiên.

Chương 2: Kiểm Soát Địa Vị Của Bạn Trong Thế Giới Hiện Đại

Các đặc điểm được nhắc đến trong Chương 1 – vóc dáng cân đối, mạng lưới quan hệ xã hội chặt chẽ, sự hữu dụng – là đại diện phổ quát cho địa vị xã hội. Đó là những đặc điểm đã được công nhận và đánh giá cao suốt hàng ngàn năm qua trong mọi nền văn hoá trên toàn thế giới. Chúng cũng còn được ấn định trong một môi trường phổ quát tương tự - một bộ tộc nhỏ, gắn bó với nhau, và tương tác trực diện với nhau. Trong một cộng đồng như vậy, bạn cạnh tranh để giành lấy địa vị với vài chục người khác, và bạn hoàn toàn hiểu rõ rằng cần phải đáp ứng được những tiêu chí gì nếu muốn được tôn trọng, cũng như là kết cục của việc thất bại hay khi không bằng được người khác. Các thành viên trong bộ tộc sẽ đánh giá bạn không chỉ đơn giản dựa trên một vài điểm về địa vị, mà là theo một cách tổng thể. Có thể vóc dáng bạn không được đẹp cho lắm, nhưng bạn lại là một thợ săn tài giỏi. Hoặc có thể một khuyết tật khiến bạn không thể tham gia săn bắn, nhưng nếu như bạn có khả năng kể chuyện, khiếu hài hước, hoặc tài ngoại giao thiên phú thì bạn vẫn có nhiều bạn và đồng minh. Dù cho bạn không phải là người đứng đầu đi chăng nữa, thì bạn vẫn có chỗ đứng của riêng mình.

Ngày nay bối cảnh xã hội đã hoàn toàn đổi khác. Thay vì những cộng đồng nhỏ bé, chúng ta có những mạng lưới xã hội rộng lớn và rời rạc; thay vì một chuẩn mực địa vị duy nhất, chúng ta lại có nhiều vô số kể. Nhờ có công nghệ kỹ thuật số, ngôi làng của chúng ta nay đã trở thành một cộng đồng toàn cầu mang tính trừu tượng và số lượng đối thủ tranh giành địa vị với chúng ta đã tăng lên theo hàm mũ. Hãy quên đi sự chắc chắn về vị thế của bạn trong thế giới này, ngay cả khi mà bạn cao cao tại thượng trong một nhóm cộng đồng này, thì bạn cũng cũng chỉ là một kẻ thấp cổ bé họng trong một nhóm khác mà thôi.

Dầu vậy, cơ chế nhạy cảm trước địa vị của bộ não chúng ta vẫn tiếp tục vận hành như hàng ngàn năm trước: phản ứng với trạng thái phấn khích khi giành được địa vị và chán nản khi thất bại trong việc giành lấy địa vị. Dù sao, trong thế giới ngày nay, sự phản ứng của chúng ta đối với địa vị thường được khởi động bởi những điều vô nghĩa không đáng bận tâm tới – những điều mà chẳng liên quan gì tới sự tồn tại của ta, chứ đừng nói đến vấn đề hạnh phúc. Niềm khao khát đối với địa vị của con người hiện đại bị phân tán theo nhiều hướng hơn hẳn so với tổ tiên của chúng ta – những chiều hướng mà thường có hại hơn là có lợi.

Hệ quả là một sự thiếu hài hoà giữa môi trường văn hoá xã hội hiện tại với những gì mà bộ não nhạy cảm với địa vị của chúng ta liên hệ tới. Sự không tương xứng này là nguyên nhân to lớn dẫn tới sự gia tăng về mối lo địa vị mà nhiều người phương Tây ngày nay gặp phải. Do vậy giải pháp ở đây là chúng ta cần cố gắng hết mức có thể để tái tạo lại môi trường mà khuynh theo đuổi địa vị bản năng của chúng ta hướng tới – một môi trường sống thuận theo tự nhiên hơn, có thể xem là như vậy.

Cách thức chủ yếu mà chúng ta thực hiện là tỏ ra thận trọng về việc quyết định xây dựng địa vị của mình trên nền tảng nào, và cùng với ai. Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được cái thước đo địa vị mà nền văn hoá vẫn sử dụng, hay về việc người khác nghĩ như thế nào về chúng ta, nhưng ta có thể kiểm soát được những điều mà ta lưu tâm tới, hay việc ta xem trọng suy nghĩ của người khác ra sao.

Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết một số vấn đề cụ thể mà bạn có thể vận dụng để cân bằng, cân nhắc, và kiểm soát những sự đánh giá khác nhau về địa vị mà bạn phải đối mặt trong thế giới hiện đại. Chúng ta cũng sẽ nhắc tới việc làm thế nào để thu được lợi ích từ khuynh hướng theo đuổi địa vị tự nhiên của chúng ta (sự cải thiện bản thân, sự lành mạnh về mặt cảm xúc và thể lực) trong khi không để cho nỗi bất an về địa vị huỷ hoại mình.

Nắm Rõ Những Điều Mà Bạn Coi Trọng

 

“Trong tác phẩm Lời thú tội (1882)… đại văn hào Tolstoy đã giải thích vì sao ở độ tuổi năm mươi mốt, sau thành công của hai tác phẩm Chiến tranh và hoà bìnhAnna Karenina, sau khi đã nổi danh khắp thế giới và trở nên giàu có, ông lại nhận ra rằng ông chưa từng sống cuộc đời mình theo đúng như hệ chân giá trị của bản thân ông, hay theo ý Chúa, mà là theo sự mong đợi của ‘xã hội,’ và điều này đã nhóm lên trong ông một niềm khao khát vô tận về việc trở nên mạnh mẽ hơn, lừng danh hơn, nổi trội hơn và giàu có hơn so với những người khác. Trong vòng tròn xã hội của ông, ông nhấn mạnh, ‘tham vọng, ham muốn quyền lực, sự tham lam, dâm dật, danh vọng, tức giận, và hằn học đều được coi trọng.’ Nhưng giờ đây, khi đối diện với cái chết, ông nghi ngờ về tính đúng đắn của các mục tiêu trước đây của đời mình.” – Alain de Botton, Nỗi lo âu về địa vị.

Chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng, không đồng nhất. Điều này có nghĩa là bên cạnh những đặc điểm tính cách được hầu hết mọi người công nhận là sự đại diện cho địa vị ở Chương 1, thì vẫn còn rất nhiều giá trị khác mang tới cho con người ta cảm giác về địa vị trong hội nhóm của riêng mình. Một vài người cho rằng việc lái một chiếc xe Maserati và sống trong một ngôi biệt thự hoành tráng là thể hiện địa vị, trong khi những người khác lại tin rằng sống thanh đạm và đơn giản mới là câu trả lời. Một số người nghĩ rằng sống cuộc đời độc thân tự do là sự thể hiện địa vị cao, trong khi nhiều người khác lại cho rằng là một người sống hết lòng vì gia đình mới phải. Có những người cho rằng việc ủng hộ chủ nghĩa nhân văn, sống hoàn toàn lý trí chính là sự thể hiện đẳng cấp, trong khi nhiều người khác lại cho cho rằng hết lòng tin vào đức Chúa trời mới là thứ địa vị tối cao mà bất kỳ ai cũng có thể đạt tới.

Nếu như bạn chưa biết chắc về những điều mà bạn thực sự coi trọng, bạn sẽ cảm thấy sự theo đuổi địa vị của bản thân bị phân tán theo nhiều ngã rẽ khác nhau; bạn có thể sẽ thấy mình đang theo đuổi địa vị ở một lĩnh vực mà bạn không thực sự quan tâm tới, và đau khổ trước sự thất bại về địa vị qua những lời chỉ trích của những kẻ mà bạn không thực sự tôn trọng. Bận tâm tới địa vị là một con dao hai lưỡi. Khi mà nó phù hợp với hệ chân giá trị của bạn, nó có thể góp phần thúc đẩy bạn sống với lý tưởng của mình. Nhưng khi nó trở nên mâu thuẫn với những giá trị đó, nó sẽ làm bạn đi chệch khỏi con đường đã chọn.

Do đó, việc bạn hoàn toàn hiểu rõ về những điều mà bạn thực sự cho là đáng giá trong cuộc sống là điều quan trọng hơn cả. Điều này tạo ra một bộ lọc giúp bạn đánh giá sự theo đuổi địa vị và quan điểm nào cần phải được loại bỏ, và điều gì cần được cân nhắc và chú tâm tới. Bạn cần phải chọn lọc!

Những điều mà bạn lựa chọn quan tâm tới có thể được chia ra làm 3 nhóm chính, và bạn nên dành sự quan tâm và chú ý khác nhau cho mỗi thứ đó. Tôi sẽ đề cập đến chúng theo trình tự từ quan trọng nhất cho tới ít quan trọng nhất:

 

Đạo đức và các phẩm chất tuyệt đối khác. Những người theo chủ nghĩa Stoic tin rằng vấn đề đạo đức nên là trọng tâm hàng đầu trong cuộc đời của một người, bởi vì đó là thứ duy nhất hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Tôi sẽ bổ sung đức tin vào trong danh sách những điều mà người ta có thể xem là vô giá – lưu tâm tới việc các đấng Tối cao và những người đồng môn khác nhìn nhận về bạn ra sao. Và cho dù những người theo thuyết Stoic có thể sẽ bác bỏ ý kiến của mình, tôi vẫn đưa gia đình vào trong danh sách này. Bởi vì mối quan hệ gia đình không phải là thứ mà ta có thể hoàn toàn điều khiển được, nên những người theo thuyết Stoic cũng lựa chọn việc tách biệt cảm xúc ra khỏi khía cạnh này, và họ cho rằng một người cần tỏ ra thản nhiên ngay cả trước cái chết của con cái mình. Nhưng theo quan điểm cá nhân của tôi, những người theo đuổi chủ nghĩa Stoic đôi khi đã để cho mọi thứ đi quá xa, và cái việc tước đi sự bộc lộ cảm xúc sâu xa của con người mới thực sự là thứ quan điểm triết học yếu đuối nhất. Với tôi, “Một người không thể được xem là thành công nếu thất bại từ trong gia đình mình,” vì việc làm một người cha hay người chồng tốt sẽ nói lên tất cả.

Sự thờ ơ ưa thích. Đây là điều mà chúng ta đã nhắc tới trong Chương 1 như là sức khoẻ và mối liên kết xã hội, và kể cả các mối quan hệ yêu đương, thành công sự nghiệp, sự giàu có, vv. Chúng ta có thể kiểm soát một số, nhưng không phải là toàn bộ, các khía này trong cuộc đời mình và ta nên làm tất cả những gì có thể để trở nên vượt trội trong các lĩnh vực này, cho phép các đặc tính cạnh tranh trong khuynh hướng theo đuổi địa vị của chúng ta thúc đẩy bản thân làm việc chăm chỉ hơn và vươn cao hơn. Nhưng cùng lúc, bạn cần cẩn trọng trong việc không để cho chúng ảnh hưởng tới đạo đức của bản thân, hay đánh mất chính mình trong đó, hay là chùn bước trước thất bại về địa vị trong những khía cạnh này.

Sự thờ ơ không ưa thích. Cuối cùng, có những thứ thúc đẩy việc bạn theo đuổi địa vị, nhưng lại không mang tới cho bạn một lợi ích thật sự nào, và thực ra có thể làm bạn xao lãng trong việc theo đuổi đức hạnh, các mối quan hệ, và những thứ khác mà bạn coi trọng hơn. Đó là những lời bình luận của những người xa lạ trên mạng, nền văn hoá đại chúng, truyền thông, và những hình ảnh quảng cáo cho một lối sống làm bạn mất tập trung khỏi những giá trị của bản thân, và sự lôi kéo từ những người bạn sẽ khiến bạn đi chệch khỏi con đường mà mình đã chọn.

Điều quan trọng là bạn phải đặt khía cạnh đạo đức làm trọng tâm bản ngã của mình, vì đó là thứ duy nhất mà bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được. Vì ngay cả khi một số “thành phần” địa vị của bạn không còn gắn kết được với nhau, thì cuộc sống của bạn sẽ vẫn tiếp diễn. Còn nếu như mà bạn đặt sự giàu có làm trọng tâm của cuộc đời mình, và chẳng may bạn đánh mất nó, thì cái bánh xe địa vị kia sẽ hỏng mất, và đời bạn cũng vậy.

Học cách kiểm soát địa vị của bản thân có nghĩa là gieo mầm năng lượng của bạn vào khía cạnh đạo đức và những điều mà bạn xem là vô giá, đầu tư vừa phải vào những sự thờ ơ ưa thích, và tránh xa tiếng gọi cám dỗ của những sự thờ ơ không yêu thích. Nhà tâm lý học William James đã vô cùng chí lý khi nhìn nhận sự thông thái là “nghệ thuật nắm bắt về điều gì nên bỏ qua.” Và địa vị không phải là một ngoại lệ.

Tôi xin kể ra đây một ví dụ ngớ ngẩn từ chính cuộc đời mình để bạn có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tái đánh giá những điều mà bạn coi trọng và việc bạn giành lấy địa vị của mình từ đâu. Tôi từng hâm mộ cuồng nhiệt đội bóng Oklahoma Sooner. Suốt thời phổ thông và đại học, tôi cố gắng không bỏ đấu trận nào và xem đội bóng như là một thứ tín ngưỡng vậy. Một phần bản ngã và địa vị con người tôi được buộc chặt với đội bóng. Như những gì mà các nhà nghiên cứu về cổ động viên của các đội bóng đã rút ra được, tôi cũng trải qua sự dâng trào của chất testosterone và serotonin trong cơ thể mỗi khi đội bóng giành chiến thắng. Bộ não tôi đón nhận thắng lợi của đội bóng như là việc bản thân tôi giành được địa vị vậy.

Nhưng bất cứ khi nào mà đội Sooner thua trận, tôi lại cảm thấy rất chán nản và bực bội. Sự thất bại của họ chính là thất bại của tôi. Tôi cá là nếu như bạn kiểm tra nồng độ chất testosterone và serotonin trong cơ thể tôi khi ấy, thì chúng sẽ ở mức thấp hơn hẳn so với bình thường, giống y hệt ở những người trải qua tình trạng địa vị bị hạ thấp.

Nhiều năm trước đây tôi luôn rơi vào tâm trạng tồi tệ mỗi khi đội Sooners bị thua (cái kết quả mà tôi không bao giờ có thể kiểm soát được), vì thế tôi thôi không dõi theo đội bóng nữa. Và bạn biết sao không? Đã nhiều năm rồi tôi không còn phải nếm trải cái cảm giác đau khổ và tức tối mỗi khi đội nhà thua trận. Việc làm cổ động viên đội Sooner không còn là tiêu chí định hình con người tôi nữa, do đó tôi cũng không còn dựa vào phong độ của đội bóng để đánh giá địa vị của mình.

Không phải là tôi không còn quan tâm tới địa vị. Mà chỉ là tôi không quan tâm tới nó theo kiểu này nữa, và hướng phần năng lượng và thời gian ấy vào việc xây dựng địa vị cho bản thân dựa trên các giá trị khiến tôi cảm thấy thoả mãn hơn như là gia đình, niềm tin, và trang web Art of Manliness.

Tôi thấy khá dễ dàng để nhận ra rằng đội bóng trường đại học không phải là một mục tiêu xứng đáng để có được địa vị từ đó. Nhưng bạn sẽ mất nhiều công sức và suy nghĩ để xác định những điều mà bạn thực sự đánh giá cao. Nếu bạn không dành thời gian để luận ra mình nên sống như thế nào, thì có lẽ bạn sẽ rơi vào cái kết cục giống như của Tolstoy, người cảm thấy bị cuốn trôi trong cuộc tranh giành địa vị mà ông không thực sự muốn lao vào. Loài người chúng ta vốn dĩ lười biếng như vậy đó. Nếu như ta không biết rõ điều gì là thực sự quan trọng đối với bản thân mình, nhìn chung ta sẽ lựa chọn con đường ít chông gai nhất và chấp nhận các giá trị đến từ những người quanh ta. Và trong hệ thống địa vị xã hội đầy cạnh tranh như ngày nay, điều đó thường có nghĩa là cố gắng trải nghiệm nhiều hơn và hưởng thụ nhiều hơn hẳn những kẻ khác thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội.

Việc biết rõ bạn đánh giá cao điều gì khi theo đuổi địa vị và bỏ qua những thứ mà bạn không thật sự coi trọng là một bước khởi đầu quan trọng trong quá trình theo đuổi địa vị và xua tan những mối lo về địa vị.

Hàng hoá tiêu dùng đóng vai trò như thế nào trong cuộc đời và địa vị của một người?

Kể từ thuở hồng hoang khi mà tổ tiên của chúng ta vẫn còn săn bắn hái lượm, của cải vật chất đóng vai trò truyền tải thông điệp về địa vị của một người. Trong thế kỷ vừa qua những thứ vật chất như vậy còn trở nên quan trọng hơn nữa dưới sự tương tác của truyền thông đại chúng; trong một xã hội rộng lớn, đa dạng, và ẩn danh nhường này, các thể loại hàng hoá tiêu dùng cho phép con người ta nhanh chóng đánh giá được địa vị của người khác từ đó – không chỉ ở sự giàu có của người đó, mà còn về cả tính cách của họ, rồi hệ chân giá trị, và việc những người xung quanh họ có lối sống ra sao.

Sẽ thật dễ dàng khi cười nhạo những phán xét này là thiển cận hay hời hợt, và đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tiêu dùng không nên đóng bất kỳ vai trò nào trong cuộc đời của một người vì bất kỳ lý do gì. Nhưng nếu như bạn đang đọc bài viết này trên máy tính, trong khi mà bạn khoác vào người bộ quần áo không phải do bạn tự may, thì rõ ràng là việc nói ra điều này không có tính logic cho lắm. Bên cạnh thuộc tính thực dụng của cải vật chất, thì chúng vẫn có tác dụng như những yếu tố hỗ trợ quan hệ hiệu quả.

Trong khi việc lựa chọn bạn đời có thể là động lực hàng đầu và là quan trọng nhất của con người thời nguyên thuỷ, sự phức tạp, ẩn danh và đa dạng xã hội hiện đại đã khiến cho việc chọn lựa đối tác xã hội cũng quan trọng không kém. Chính sự quan tâm tới cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc trong tương lai của chúng ta đã thúc đẩy chúng ta xây dựng một mạng lưới quan hệ vững chắc bao gồm bạn bè, người tình, và các đối tác làm ăn kinh doanh. Kết thân với những người phù hợp – những người mà chúng ta gắn bó cùng, là những người có chung mục tiêu và quan điểm với chúng ta, sở hữu nguồn lực vật chất và tinh thần mà ta cần, và sẽ gắn bó với ta và hỗ trợ cho ta – có thể sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong hạnh phúc của chúng ta và có khi còn đưa ta tới được nơi mà ta muốn đến trong cuộc đời này nữa.

Hàng hoá tiêu dùng – từ cặp kính mà bạn đeo, cho tới bộ quần áo mà bạn mặc, hay chiếc xe mà bạn đang lái – đều truyền tải những giá trị này, và giúp chúng ta nắm bắt được người khác chỉ qua một cái liếc nhìn; vào ngày đầu tiên của ta tại chỗ làm mới, khi ta lần đầu tiên đặt chân vào nhà thờ nọ, hay tình cờ tham gia một buổi tiệc, chúng ta ngay lập tức đánh giá qua cả căn phòng xem ai diện trên mình những thứ đồ vật cho ta biết họ có thể là “người phe mình.” Thay vì phải thực hiện vô số những cuộc nói chuyện vô nghĩa với những người mà cuối cùng ta cũng chẳng tài nào ưa nổi, những tín hiệu này sẽ hướng ta tới những người có triển vọng nhất để ta bắt chuyện và cố gắng kết bạn. Đồng thời, tín hiệu của ta cũng truyền đi cái thông điệp về địa vị của mình tới những người khác, là những người mà cũng thực hiện cái hành vi đánh giá tổng quát giống chúng ta kia. Tín hiệu giao tiếp, dưới dạng thức của hàng hoá tiêu dùng, do đó làm cho việc tương tác xã hội trở nên dễ dàng hơn và lập nên sự liên minh của những kẻ cùng chung chí hướng.

Điều này không có nghĩa là hàng hoá tiêu dùng nên trở thành mối quan tâm hàng đầu trong đời người. Thay vì vậy chúng chỉ đơn giản hoạt động như, giống với vai trò của chúng trong thời nguyên thuỷ, là sự đại diện cho những nét tính cách ẩn giấu trong con người bạn cũng như là những thành tích thực tế và các hành động đã được thực hiện. Bản cần phải luôn luôn tiêu dùng ít hơn và tạo ra nhiều hơn, và nếu như mà bạn muốn truyền tải đi cái thông điệp về khả năng sáng tạo thiên bẩm của mình thông qua những bộ quần áo, thì hãy làm điều đó với một thái độ khiêm tốn và hoà nhã nhất.

Gia Nhập Bộ Lạc “Thời Tiền Sử”

Bên cạnh việc thận trọng về những điều mà chúng ta xem là nền tảng để xây dựng địa vị, chúng ta cũng cần phải lưu tâm tới nhóm người mà ta đem ra so sánh khi muốn xác định vị thế của mình.

Việc quyết định giá trị quan của ta là gì có đóng góp rất lớn trong quá trình này. Nếu như mà bạn quyết định rằng việc nâng quả tạ lớn là quan trọng đối với bạn, thì bạn đâu có quan tâm tới việc so sánh số cân nặng mà bạn nâng được với một người chỉ thích chạy bộ mà thôi. Bạn sẽ phải so sánh số tạ mà bạn nâng được với những người cùng tập tạ khác chứ. Còn nếu như bạn là một lập trình viên máy tính, thì bạn sẽ không so sánh những kỹ năng và kiến thức của mình với một kẻ mù công nghệ làm gì, mà bạn sẽ tự so sánh bản thân với những người trong ngành. Và nếu bạn theo đạo Thiên chúa, thì hẳn bạn sẽ không so bì việc mình tuân thủ các điều răn của Chúa với một người theo đạo Phật đúng không nào? Bạn chỉ nên tự so sánh bản thân mình với những con chiên khác mà thôi. (Một người tin vào thuyết hữu thần, xét cho cùng, chỉ nên tin vào việc anh ta hành xử ra sao dưới con mắt Chúa, nhưng mà những người bạn đồng tu có cùng đức tin với anh ta cũng có thể giúp đỡ anh ta trong việc sống có trách nhiệm và đi đúng hướng.)

Dù biết rõ điều mà chúng ta thật sự coi trọng sẽ dẫn đến xu hướng lựa chọn cẩn thận đối tượng mà ta đem so sánh với bản thân mình, chúng ta vẫn luôn muốn thu nhỏ hơn nữa và kiểm soát quy mô của nhóm địa vịa tham chiếu của chúng ta. Như đã được nói tới trong các bài viết trước đây, thước đo xã hội được lập trình sẵn trong bộ não của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm phát triển khi mà các nhóm xã hội loài người thường không mấy khi vượt quá con số của Dunbar, hay là vào khoảng 150. Khi mà các nhóm này ngày một trở nên lớn hơn, thì mức độ cạnh tranh giành địa vị tăng lên, và điều này dẫn tới nỗi lo âu về địa vị.

Thay vì việc chỉ phải cạnh tranh trong một phạm vi địa vị nhỏ ở nơi mà bạn đang sống, thì giờ đây về mặt lý thuyết bạn đang chiến đấu với hàng triệu hay là cả mười triệu người khác thông qua mạng xã hội. Việc bạn là tay quay phim tốt nhất trường thôi không có nghĩa lý gì cả; mà bạn còn phải có hàng trăm người theo dõi trên Youtube nữa cơ. Việc bạn tổ chức những chuyến đi chơi nho nhỏ cùng gia đình mình mỗi tháng là không đủ; mà bạn phải có được chuyến phiêu lưu kỳ thú như những nhân vật nổi tiếng về phong cách sống trên Instargram kìa. Thước đo xã hội thời tiền sử của chúng ta không được lập trình để đối phó với ngần ấy sự so sánh về địa vị. Kết quả là tình trạng thông tin bị quá tải, và rốt cuộc bạn cảm thấy rằng trò chơi địa vị thật là khó nhằn và không tài nào kiểm soát nổi. Vì thế mà bạn thấy bất an.

Do đó chúng ta nên làm những gì có thể để tạo dựng một môi trường xã hội phù hợp hơn với sự tiến hoá của việc theo đuổi địa vị của bản thân chúng ta. Điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn rút lui khỏi xã hội hay từ bỏ thế giới mạng xã hội đầy thị phi kia. Mà điều này chỉ có nghĩa là bạn cần thu hẹp lại quy mô của những đối tượng mà bạn xem là có cùng địa vị với mình và cố gắng tập trung vào cộng đồng có quy mô vừa phải này. Một số gợi ý dành cho bạn đây:

Ngưng sử dụng mạng xã hội (hay ít nhất là cũng cẩn trọng với nó hơn). Để chống lại mối lo lắng gia tăng theo cấp số mũ về địa vị gây ra bởi thế giới ảo, một giải pháp đơn giản được đề ra là không sử dụng chúng nữa. Tôi đã ngừng đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình mấy năm qua và đó quả là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi đã tiết kiệm được vô khối thời gian, nhưng quan trọng hơn cả là tôi được giải thoát khỏi vô số luồng thông tin vô bổ liên quan tới những sự so sánh địa vị và các cuộc tranh luận ngớ ngẩn. Hãy thừa nhận điều này: bạn từng lén lút theo dõi Facebook của cái đứa mà bạn ghét nhất hồi trung học chỉ để mong được thấy nó nhận quả báo ra sao. Hay là cuộc chiến nảy lửa giữa bạn và một anh chàng từng ngồi cạnh mình hồi đại học vào sáu năm về trước? Phải chăng bạn chỉ muốn làm bẽ mặt anh ta thay vì cố gắng tiến tới sự thật? Đó chính là sự đối đầu về địa vị.

Và bạn không cần phải cắt đứt hoàn toàn mối ràng buộc này đâu; bạn chỉ cần rời xa thế giới ảo một tuần thôi cũng được, hay hãy dành ra một ngày mỗi tuần không dính dáng gì tới công nghệ (hoặc chỉ mạng xã hội), và thử xem bạn sẽ thấy ra sao. Nếu như kết quả làm bạn thấy tốt hơn, thì hãy tránh xa thế giới ảo trong vòng một tháng. Cuối cùng, bạn sẽ chẳng còn bị ám ảnh với việc phải thường xuyên lướt Facebook nữa.

Còn nếu như mà bạn không muốn hoàn toàn từ bỏ thế giới ảo, thì ít nhất bạn hãy cẩn trọng với nó hơn. Hãy giảm bớt số bạn bè trên Facebook và những người mà bạn theo dõi trên Instagram xuống mức những người mà bạn tôn trọng và tương tác trong đời thực. Hãy kiểm tra lại danh sách kết bạn của mình và với mỗi một cái tên trong danh sách bạn hãy tự hỏi bản thân câu này: Nếu như mà Facebook biến mất, thì liệu tôi có giao thiệp với người này hay không? Nếu như câu trả lời của bạn là không, thì hãy xoá họ đi hay ẩn các bài đăng của họ khỏi tường nhà bạn. Còn với Instagram, hãy cẩn trọng trong việc theo dõi những người nổi tiếng và những người mà bạn không hề quen biết. Bạn sẽ muốn giữ cho nhóm địa vị quy chiếu của mình thật nhỏ và có liên quan tới bạn nhất có thể.

Hãy duy trì những nhóm cộng đồng nhỏ, thân thiết, và tương tác trực diện. Địa vị được phát triển và ghi nhận trong sự tương tác trực diện giữa những người trong một cộng đồng có chung hệ chân giá trị với bạn. Trên mạng, bạn sẽ bị phán xét bởi những điều mà có thể dễ dàng phơi bày trên các kênh mạng xã hội. Ngược lại, trong một cộng đồng nhỏ, thân thiết, bạn bè có thể đánh giá địa vị của bạn dựa trên toàn bộ con người bạn. Họ có thể sẽ đánh giá cao những phẩm chất không dễ phát hiện nhưng tốt đẹp nơi bạn mà bị xã hội bỏ qua, và không thể bộc lộ trên Instagram. Do đó họ có thể vực bạn dậy khỏi sự thất bại về địa vị bằng cách nhắc nhớ bạn rằng dù cho ông sếp có đì bạn đi chăng nữa, thì bạn vẫn có giá trị như là một người anh em, người chồng, người bạn, người cha đối với họ.

Một cộng đồng bao gồm bạn bè và gia đình cùng chia sẻ hệ chân giá trị với ta cũng sẽ khuyến khích và động viên ta sống đúng hơn với các nguyên tắc của mình. Họ sẽ giúp ta sống có trách nhiệm, và cho ta biết rằng giá trị con người ta lớn hơn rất nhiều so với cái tầm của những thất bại mà ta gặp phải.

Và ngoài những lợi ích cá nhân, thì sự tương tác trực diện cũng giúp giải toả nỗi lo âu về địa vị nơi những người khác. Điều này sẽ được nhắc tới trong Chương 3, nên bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé.

Tìm kiếm địa vị nơi tổ tiên và hậu thế của bạn. Cho tới tận thế kỷ 20, các cá nhân tìm kiếm địa vị không chỉ ở nơi những đồng loại cùng thời, mà còn ở ông bà tổ tiên đã qua đời và lớp hậu thế chưa xuất hiện trên đời. Đối tượng có thể cách biệt nhau về mặt thời gian, nhưng danh tính và tính di truyền thì vô cùng gần gũi.

Ví dụ như, những gia tộc thuộc thời La Mã cổ đại trưng bày mặt nạ sáp của tổ tiên họ trong nhà như một lời nhắc nhớ về sự kế thừa mà họ cần làm trọn. Ở Nhật Bản thời xưa, thờ cúng tổ tiên là một việc làm phổ biến và các gia đình nghiêm cẩn giữ gìn gia phả của mình. Mục tiêu của cuộc đời họ là sống sao cho gia đình mình được nở mày nở mặt. Vào thế kỷ 19, trong các gia đình châu Âu và Mỹ thường có cuốn Thánh kinh được truyền lại qua nhiều thế hệ với tên của những vị tổ tiên đã khuất được khắc trên bìa sách. Các bậc cha mẹ và ông bà thường kể cho con và cháu họ nghe những câu chuyện về cuộc đời đáng kính của các thế hệ đi trước, và răn dạy chúng không bao giờ được hành xử theo cách bôi nhọ dòng dõi mình.

Bên cạnh việc tìm kiếm địa vị và giá trị từ tổ tiên, các cá nhân cũng mong mỏi có được sự kính trọng từ hậu duệ của mình. Thay vì mong đợi được biết đến bởi đám đông xa lạ thời hiện tại, một người sẽ tìm cách sống một cuộc đời mà khiến cho lũ cháu chắt chút chít của họ cảm thấy tự hào.

Nhưng trong thế giới ngày nay, chúng ta hầu như đã đánh mất thái độ sống đó đối với các thế hệ trong quá khứ và tương lai. Như nhà sử học Leo Braudy từng chỉ ra trong cuốn sách The Frenzy of Renown (tạm dịch: Sự điên cuồng của danh vọng), “rất ít người trong số những kẻ khao khát danh vọng [hay địa vị] ở thế kỷ 20 nói về hậu thế.” Có hai lý do như sau: Đầu tiên là sự nhân rộng của việc giao tiếp trực tiếp mở ra một địa vị mới ở thời điểm hiện tại. Bạn muốn có càng nhiều người nói về bạn ngay lúc này càng tốt. Hai là, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 20 đã đẩy mối liên kết gia đình với tư cách là một nguồn nhận diện bản sắc cá nhân ra khỏi tâm trí người phương Tây. Ngày nay bản sắc cá nhân, đặc biệt là ở Mỹ, là thứ mà bạn tạo ra cho bản thân mình từ con số không. Nếu cần thiết, bạn sẽ loại bỏ lịch sử gia đình mình khi nó không phù hợp với câu chuyện mà bạn tự xây dựng về bản thân. Không hề có ý thức về lịch sử hay lòng tự hào về tổ tiên của mình, thì mong muốn nhận được sự công nhận của hậu thế cũng chẳng có ý nghĩa chi nhiều.

Nhưng mà tôi cho rằng chúng ta cần nỗ lực để phục hưng dòng tộc mình – quá khứ, hiện tại, và cả tương lai – và xem đó là một nhóm địa vị quy chiếu. Nếu như chúng ta chỉ quan tâm tới địa vị của mình trong mối tương liên với những người có quan hệ với chúng ta về mặt bản sắc cá nhân, thì liệu có thứ nào lại mang tính kết nối hơn cả DNA đây?

Và thực ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mà ta nắm rõ về lịch sử gia đình mình, thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn so với những cá nhân không có khả năng này. Có điều gì đó về việc hiểu rõ quá khứ của mình và biết rằng bạn thuộc về một thứ nào đó vĩ đại hơn hẳn bản thân sẽ tạo nên sự tự tin và thúc đẩy bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Vì thế hãy tìm hiểu gia phả của dòng tộc nhà bạn. Hãy tìm hiểu về những con người đã tới thế giới này trước bạn và góp phần tạo nên con người bạn ngày hôm nay. Bạn hãy tự hỏi rằng liệu họ có cảm thấy tự hào về bạn hay không và liệu bạn có góp phần vào việc gìn giữ cái di sản mà họ đã để lại hay không. Và rồi hãy nghĩ về cả thế hệ mai sau nữa. Liệu bạn có đang sống một cuộc đời mà các thế hệ con cháu sẽ nhìn lại trong niềm tự hào hay không? Liệu bạn có truyền được cảm hứng cho các cháu và các chít của mình bằng tính cách và lòng chính trực của bản thân hay không.

So Sánh Địa Vị Theo Một Cách Thức Lành Mạnh Và Hiệu Quả Hơn

Một giải pháp thường được đưa ra để giải quyết mối lo về địa vị là chỉ cạnh tranh với chính mình. Thay vi cố gắng trở nên xuất sắc hơn những người xung quanh, bạn hãy tập trung vào việc làm sao để tiến bộ hơn so với ngày hôm qua. Đây là một cách tiếp cận rất có ích, và là một phương pháp mà tôi đang áp dụng. Hầu như, tôi cố gắng vượt lên chính mình trong mỗi ngày thay vì ám ảnh với việc đem mình so sánh với người khác.

Nhưng việc chiến thắng bản thân cũng sẽ khiến chúng ta đi quá xa. Thật dễ dàng để trở nên tự mãn khi mà bạn chỉ cố gắng đánh bại cái gã ở trong gương kia bởi vì cái tôi và địa vị của bạn đâu có bị đe doạ. Chúng ta cần tới sự mài dũa đến từ các lực lượng đối lập mới có thể giúp cho ta luôn được sắc bén. Khi tồn tại một mối nguy cơ thất bại hoặc thắng lợi đến từ cộng đồng, chúng ta tự đẩy bản thân mình ra khỏi khu vực an toàn. Các đối thủ khác có thể làm bộc lộ những sai sót và khiếm khuyết ở ta mà ta không hề nhận ra trước đó. Sự cạnh tranh giúp cho ta luôn biết ước mơ và khiêm tốn. Theo cách đó, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta đối với việc theo đuổi địa vị có thể đưa ta tới sự hoàn thiện bản thân.

Nhưng trong việc so sánh và cạnh tranh có tồn tại cả những phương thức lành mạnh và không lành mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đem bản thân so sánh với những người hơn mình có thể kích thích sự phát triển bản thân khi mà địa vị của họ là thứ mà ta có thể đạt tới được.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra ra rằng những sinh viên đại học mà tự so sánh bản thân mình và ganh đua với bạn học có thành tích tốt hơn họ một chút thực tế sẽ đạt điểm số tốt hơn. Tuy nhiên, những sinh viên mà tự so sánh mình với những bạn học xuất sắc hơn họ nhiều thì sẽ bị giảm sút về thành tích học tập.

Các nhà khoa học tin rằng sinh viên mà chỉ giỏi hơn có chút xíu mang tới thông tin hữu ích hơn về việc sinh viên kém hơn họ có thể cải thiện thành tích như thế nào bởi vì hai người đó có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Theo như Susan Fiske, tác giả của Envy Up, Scorn Down, (tạm dịch: Đố kị nhìn lên, coi thường nhìn xuống), những sinh viên quá xuất sắc không thể cung cấp cho các sinh viên khác một lộ trình hữu ích để dẫn dắt họ đi từ vị trí hiện tại tới nơi mà họ muốn tới.

Vì thế khi mà bạn ganh đua và so sánh bản thân mình với những người khác, hãy làm việc này với những người chỉ giỏi hơn bạn một chút thôi. Trước hết, những người này có thể chỉ dạy bạn nhiều hơn về việc làm thế nào để tiến bộ hơn so với những người đã bỏ xa bạn. Ví dụ như, nếu bạn chỉ bắt đầu tập nâng tạ, thì bạn hãy so sánh bản thân với một ai đó mới chỉ bắt đầu tập có vài tháng trước và có mức cân nặng xấp xỉ bằng bạn, như vậy sẽ hiệu quả hơn là đem mình đi so sánh với người nặng tới 130 ký có khả năng nâng được tạ nặng 300 kg. Tay nâng tạ chuyên nghiệp đã tuân thủ một chương trình tập luyện không phù hợp với người mới bắt đầu, nên việc bắt chước anh ta đâu có giúp gì được cho bạn.

Hai là, hạn chế nhóm quy chiếu của bạn trong giới hạn những cá nhân chỉ nhỉnh hơn mình một chút sẽ giảm thiểu cái cảm giác suy sụp về sự không tương xứng phát sinh khi bạn so sánh bản thân với người quá vượt trội so với bạn. Ví dụ như, nếu bạn mới bắt đầu khởi nghiệp, việc bạn tự so sánh mình với một doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường nhiều năm rồi và đạt doanh thu tới hàng triệu đô la sẽ chỉ mang đến sự thất vọng mà thôi. Dĩ nhiên, cái dự án kinh doanh thành công kia quả là một sự thúc đẩy tiến về phía trước, nhưng hãy hiểu rằng cần phải mất nhiều năm trời mới đạt tới được thành quả ấy.

Một lần nữa, hãy thận trọng cân nhắc trong việc lựa chọn nhóm địa vị quy chiếu của bạn!

Điều Chỉnh Lại Những Giả Định Sai Lầm Khi Gặp Thất Bại Về Địa Vị

Vậy là ta đã kiểm soát được các giá trị địa vị của mình cũng như là các nhóm địa vị hết mức có thể; hãy cố gắng cải thiện những chỗ mà ta có thể, nhưng bạn đừng quá căng thẳng nếu có gặp thất bại. Một cách khác để kiểm soát nỗi lo lắng về địa vị trong ta là điều chỉnh lại những giả định sai lầm mỗi khi ta gặp thất bại về địa vị.

Chúng ta thường có khuynh hướng quy chụp sự thất bại địa vị của chúng ta ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống thành toàn bộ sự tồn tại của mình. Cái kiểu suy nghĩ này là điều mà các nhà tâm lý học gọi là “Tôi-Luôn là-Tất cả” (MAE: Me-Always-Everything). Theo như tác giả của cuốn The Resilience Factor (tạm dịch: Yếu tố đàn hồi), “Một người Tôi, Luôn là, Tất cả tự động, theo phản xạ, tin rằng mình là nguyên nhân của rắc rối [hay sự thất bại địa vị] (tôi), rằng nó kéo dài mãi và không thể thay đổi (luôn là), và rằng nó sẽ huỷ hoại mọi khía cạnh cuộc đời anh ta (tất cả).”

Hiểu rõ khuynh hướng của chúng ta trong việc thường đưa ra những kết luận chung chung và quy chụp về sự thất bại địa vị sẽ rất có ích trong việc ngăn chặn nỗi lo lắng không thể tránh được đi cùng với nó.

Ví dụ, hãy xem xét sự thất bại phổ biến nhất về địa vị đối với cánh đàn ông: bị phụ nữ từ chối.

Dĩ nhiên là việc bị từ chối thì thật là tệ hại, và gây tổn thương sâu sắc. Cái cảm giác ấy sẽ tăng lên khi mà đầu óc bạn bắt đầu rơi vào lối suy nghĩ kiểu MAE. Để ngăn chặn nỗi đau thất tình này, bạn chỉ cần thách thức cái giả định sai lầm mà bộ não bạn vẽ ra về sự thất bại của bản thân.

Dưới đây là một ví dụ về lối suy nghĩ MAE có thể xảy ra khi một anh chàng bị một cô nàng từ chối, và việc anh ta làm thế nào để thách thức toàn bộ những liên tưởng thiếu chính xác mà bộ não có thể tạo ra:

Tôi: “Trời ạ, Jill nói lời từ chối khi mình mời nàng đi chơi. Mình hẳn phải thiếu hấp dẫn và kỳ cục lắm.” (Lý do mà Jill nói không có thể liên quan tới vô số yếu tố chẳng liên quan gì sất đến cá nhân bạn. Có thể cô ấy nói không là bởi vì cô ấy thực sự có việc bận vào tối hôm đó. Có thể cô ấy nói không không phải bởi vì bạn thiếu hấp dẫn và kỳ cục, mà chỉ đơn giản là vì bạn không phải là tuýp người mà cô ấy thích. Có thể bạn có mái tóc vàng còn cô ấy thì mê tóc nâu. Hoặc cũng có thể là cô ấy không theo được với khiếu hài hước của bạn. Đó đâu có phải là vì bạn đâu. Nếu đấy là một thằng cha tóc vàng hoe khác với kiểu khôi hài tưng tửng mời cô ấy đi chơi, cô nàng có thể cũng sẽ từ chối anh ta thôi.)

Luôn là: “Đám phụ nữ luôn nói ‘không’ khi mình mời họ đi chơi. Mình sẽ không bao giờ có người yêu mất.” (Điều này có thật sự đúng không? Bạn vừa mới có cuộc hẹn hò với một cô nàng vài tháng trước mà. Dĩ nhiên, mọi chuyện cũng chẳng đi đến đâu cả, nhưng nàng vẫn nói “vâng” với bạn đấy thôi. Ngoài ra, việc kết luận rằng bạn sẽ không bao giờ có bạn gái dựa trên một trường hợp duy nhất thì thật là thiếu logic. Có thể hiện tại bạn không có bạn gái, nhưng vài tháng nữa bạn sẽ có người yêu thì sao. Ai mà biết được.)

Tất cả: “Mình đúng là đồ bỏ đi.” (Bạn là đồ bỏ đi chỉ bởi vì một người phụ nữ duy nhất từ chối bạn thôi á? Điều này có thể không đúng đâu. Bạn vẫn sống đúng mực đấy thôi. Bạn có một công việc ổn định và rất giỏi nghề này. Bạn có một vài người bạn thân luôn sát cánh cùng bạn trong mọi hoàn cảnh này. Bạn có những sở thích mà bạn thực sự tìm thấy niềm vui trong đó này. Bạn có một mái nhà để đi và về này. V.v, v.v. Đừng có làm quá lên một thất bại về mặt địa vị trong một khía cạnh cuộc sống như thể nó liên quan tới toàn bộ sự tồn tại của bạn ấy.)

Bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấ lo âu về địa vị, hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang suy nghĩ theo kiểu MAE hay không. Nếu có, hãy chống lại những giả định mà bạn đặt ra về bản thân mình về những người khác. Chỉ bởi vì bạn hay một ai đó gặp phải một bước giật lùi trong địa vị ở một lĩnh vực nào đó, thì cũng không có nghĩa là bạn hoặc anh ta không có giá trị hoặc vô dụng ở những khía cạnh khác.

Vì vậy, sự thất bại địa vị không phải lúc nào cũng là lỗi của bạn. Với việc chuộng nhân tài, chúng ta có khuynh hướng cho rằng tất cả thành công của một người chỉ hoàn toàn dựa trên nỗ lực của người đó. Nhưng ta lại quên mất vai trò của cơ hội và may mắn trong sự thành công hay thất bại. Như vị triết gia người Pháp Montaigne từng nhấn mạnh, “Tôi thường thấy may hơn khôn, và vế đầu thường bỏ xa vế sau.”

Phải, có những người đã làm việc chăm chỉ để đạt tới thành công (và một số khác thì không). Ngay cả những người vươn lên bằng nỗ lực cá nhân cũng nhận được ít nhiều sự giúp đỡ từ Nữ thần May mắn. Điều này không có nghĩa hạ thấp những gì họ đã làm, mà nó chỉ đơn giản là sự nhận thức thực tế. Vì thế nếu như bạn không cảm thấy rằng bạn thành công như bạn bè mình, thì cũng đừng lấy làm thất vọng. Thất bại của bạn không hoàn toàn là lỗi của bạn, cũng như là thành công của họ không hoàn toàn chỉ bởi vì bản thân họ. Đôi khi cơ hội xuất hiện và làm sự việc nghiêng về bên này hay bên kia mà không vì một lý do nào hết cả.

Để giảm thiểu nỗi lo lắng rằng cơ hội sẽ không mỉm cười với bạn, bạn chỉ cần đơn giản làm tất cả những gì có thể để nâng cao cơ hội thành công của bản thân lên, rồi sau đó không chỉ học cách chấp nhận thôi, mà còn phải biết yêu quý và trân trọng số mệnh của mình nữa. Như Nietzsche từng nói: Amor fati (Yêu lấy định mệnh của mình).

Chương 3: Giúp Đỡ Những Người Khác Đạt Được Địa Vị Của Họ


“Phần thưởng… trong cuộc đời này này là sự tôn trọng và lòng ngưỡng mộ của những người khác – hình phạt là sự thờ ơ và coi thường… Niềm khao khát đối với sự kính trọng của người khác cũng thực tế như nhu cầu cần được ăn khi đói vậy – và sự thờ ơ và coi thường của thế gian thì giống như cơn đau bệnh gout hay sỏi thận.” – John Adams


Vậy là chúng ta đã thực hiện các bước để cải thiện và kiểm soát địa vị của bản thân chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại ở đó và nghỉ ngơi, nhưng tôi cho rằng bản thân chúng ta cũng có sự quan tâm nhất định và rằng xét trong tổng thể xã hội thì chúng ta cần phải giúp đỡ người khác đi đúng hướng trong hệ thống địa vị thời hiện đại nữa. Tất cả chúng ta đều cùng chung sống trên trái đất này, và quả thật hiện nay rất nhiều người vẫn đang phải vật lộn mỗi ngày.

Số ca tự tử và trầm cảm đang ngày một tăng lên, và những người phương Tây hiện đại dường như đang cảm thấy bất hạnh hơn bao giờ hết. Có quá nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng tồi tệ này: những chế độ ăn kiêng và rèn luyện tệ hại, lương thưởng bèo bọt, cô lập xã hội, mức độ gia tăng của tình trạng căng thẳng thần kinh, v.v. Nhưng khuynh hướng lo lắng tự nhiên gây ra bởi hệ thống địa vị xã hội hiện đại cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

Công nghệ số với những thành tựu đáng kinh ngạc – cuộc sống trong mơ của chúng ta – dường như nằm trong tầm với hơn bao giờ hết, và những hình ảnh được chỉnh sửa tỉ mỉ mà ta vẫn thường thấy trên các phương tiện truyền thông xã hội đã khiến kỳ vọng của chúng ta tăng vọt. Và rồi còn cả sự va chạm với thực tại nữa – khó khăn cố hữu trong việc theo đuổi mọi kế hoạch vĩ đại của chúng ta – vẫn khiến ta thất vọng như vậy. Sự xung đột giữa kỳ vọng cao với bức tường thực tại có thể dẫn đến kết quả là sự gục ngã trong tuyệt vọng.

Cùng lúc đó, chúng ta trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Chúng ta thiếu những mối quan hệ thân thiết với bạn bè và gia đình – là cộng đồng nhắc nhở chúng ta nhớ rằng nếu như ta có thất bại trong việc tạo ra một ứng dụng trị giá triệu đô đi chăng nữa, hay nếu như ta không tìm được người phụ nữ trong mơ của đời mình, hoặc mất đi cái công việc mà ta đã phải bay tới tận đầu kia của đất nước để nhận lấy, thì họ vẫn nhìn ra vô số những điều tốt đẹp ở ta. Đặc biệt là những người trẻ cần có người hướng dẫn để giúp họ tránh khỏi việc theo đuổi những mục tiêu địa vị vô nghĩa, và cần hướng về những điều hữu ích và có ý nghĩa ra sao.

Đơn độc, và bị chôn vùi dưới ngọn núi của đủ loại những quy tắc và chuẩn mực địa vị, nỗi bất an, sự giận dữ, và tuyệt vọng là điều vô cùng khủng khiếp. Có thể chúng ta có được những công cụ tinh thần và sự ủng hộ xã hội để tránh khỏi những điều này, nhưng rất nhiều người lại không được may mắn như thế.

Vậy thì tại sao lại không chìa tay ra đối với những người bạn đường kia? Với sự nhận biết rằng có những người đang thực sự phải sống chật vật, ta cũng sẽ nhận thấy rằng hành động của chúng ta sẽ có tác động tới người khác. Nếu như ta có thể làm điều gì đó để giúp những người khác hiểu ra giá trị của bản thân họ và làm dịu đi nỗi lo âu về địa vị trong lòng họ, thì tôi nghĩ rằng chúng ta nên hành động. Dưới đây là một vài gợi ý:

Khuyến khích sự giao tiếp trực diện trong cộng đồng. Như đã nói tới từ trước, cộng đồng giao tiếp trực diện cho phép chúng ta kiểm soát khuynh hướng theo đuổi địa vị của mình một cách dễ dàng và lành mạnh hơn nhiều. Bạn bè và gia đình biết rõ về con người chúng ta, vì thế mà một khía cạnh hẹp trong địa vị của ta không trở thành gánh nặng thái quá, và tất cả những điều nhỏ nhặt mà ta làm cho thế giới này đều được biết tới và ghi nhận.

Thật không may, nền văn hoá hiện tại của chúng ta lại không khuyến khích những cộng đồng thân tình. Thực ra, nó đưa đẩy ta đi theo một chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Rất nhiều người trong xã hội này đều mong muốn có được nhiều hơn nữa sự tương tác trực diện, nhưng hoặc là họ gặp khó khăn trong việc thực hiện những bước đầu tiên để có được điều đó hoặc là không biết phải tìm kiếm nó ở đâu. Vì thế mà họ thối lui bằng việc ngồi nhà lướt mạng vào tối thứ Bảy, cầu trời khấn Phật rằng có ai đó sẽ tới tìm họ và làm điều gì đó.

Nếu như phải có một ai đó thực hiện bước đầu tiên để xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn, tại sao người đó lại không phải là bạn? Việc này không khó đâu. Bạn không quen biết hàng xóm của mình ư? Hãy chuyện trò cùng họ. Hãy mời họ tới nhà cùng xem bóng đá. Hãy tổ chức một buổi đánh bài vui vẻ. Bạn thấy hợp với một vài đôi vợ chồng cùng dự lễ nhà thờ, nhưng dường như các bạn không thể vượt qua được tình bạn ngày Chủ nhật? Hãy là người mời họ tới nhà ăn bữa tối. Bạn đang tập tại một phòng gym? Hãy gợi ý cho người chủ phòng tập tổ chức một hoạt động ngoại khoá cho mọi thành viên trong câu lạc bộ. Đó là cách mà các cộng đồng được xây dựng: một sự tương tác trực diện tại mỗi thời điểm.

Với việc góp sức xây dựng một cộng đồng, không chỉ bản thân bạn được hưởng lợi từ sự tương tác xã hội, mà bạn cũng sẽ thấy được sự thay đổi trong cuộc sống của những người xung quanh mình. Có nhiều người đang rất cô đơn; họ cho rằng mọi người khác đều có bạn bè cả, nhưng thực ra “mọi người khác” cũng chỉ cô đơn giống như họ mà thôi. Bạn không tưởng tượng nổi việc mình có thể cải thiện đời sống của một ai đó chỉ với việc xây dựng một môi trường mà họ có thể tương tác với những người khác một cách bình thường lại có ý nghĩa như thế nào đâu.

Để biết thêm về việc xây dựng cộng đồng tương tác trực diện, hãy đọc bài viết về chủ đề này, cũng như theo dõi bài phỏng vấn của chúng tôi với Sherry Turkle và Susan Pinker.

Thể hiện sự khiêm tốn của nền cộng hoà. Vào những ngày đầu của nước Mỹ, những Nhà lập quốc và những nhà tư tưởng khác tin rằng để một chế độ cộng hoà mới có thể tồn tại, các công dân của nó cần phải phát triển những phẩm chất nhất định. Được gọi là “đạo đức nền cộng hoà,” những nguyên tắc văn hoá này tập trung vào việc tránh xa sự suy đồi đạo đức, tham nhũng, và tính tham lam, và cần phải có sự khiêm nhường trong phong cách sống và hành xử. Những Nhà lập quốc tin rằng một khi các công dân bắt đầu nâng bản thân mình lên cao hơn những người khác thông qua sự tiêu dùng phô trương, chẳng chóng thì chày những phẩm cách khác như sự tiết kiệm và sự hy sinh cũng sẽ biến mất. Và nếu như những điều này biến mất, lạy Trời phù hộ cho Kinh nghiệm Vĩ đại của nước Mỹ.

Dù nhiều Nhà lập quốc đều giàu có, họ lại sống vô cùng giản dị. John Adams chính là đại diện tiêu biểu cho cái sự khiêm tốn của nền cộng hoà này. Dù là một luật gia thành đạt, ông vẫn mặc trang phục do người nhà tự may và ăn thức ăn mà ông thu hoạch được từ vườn nhà mình. Ông cho rằng mình có nghĩa vụ trong việc không được xa rời đời sống của những người đồng bào và do vậy mà ông có thể được xem là một hình mẫu về phẩm chất tốt đẹp và là một nhà lãnh đạo hiệu quả.

Ngày nay chúng ta sống trong một môi trường văn hoá lảng tránh sự khiêm tốn của nền cộng hoà. Thay vào đó là đặc tính tự tô vẽ bản thân nhan nhản khắp mọi nơi. Nếu như bạn có cái gì, là bạn phải khoe cho bằng được. Nếu như mà bạn không tự xây dựng “thương hiệu cá nhân,” thì bạn sẽ chẳng thể nào mà có được sự nghiệp hay cuộc sống mà bạn hằng ao ước. (Người ta vẫn thường nói thế.)

Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn khi khôi phục lại sự khiêm tốn nền cộng hoà trong nền văn hoá của chúng ta. Nó chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu cuộc chạy đua về địa vị trên mạng, cũng như là toàn thể Nỗi sợ mất cơ hội trên khắp thế giới.

Tôi không nói rằng bạn đừng có mua những món đồ đắt tiền hay đừng thực hiện những chuyến du lịch trong khả năng của mình để khỏi khiến người khác ghen tị. Mà bạn chỉ cần để tâm hơn một chút khi tuyên bố về những gì mình sở hữu và trải nghiệm với thế giới. Hãy nghĩ về việc tại sao bạn lại đăng hình lên mạng: Liệu có phải chỉ bởi vì bạn muốn cập nhật tin tức với bạn bè, hay là bạn thực sự muốn họ phải ghen tị với bạn? Và hãy nghĩ đến cả việc liệu bức hình đó có miêu tả chân thực cái điều mà đáng lẽ ra nó cần phải miêu tả hay không: Có phải là lần trước đi chơi bạn gặp mưa suốt, phòng khách sạn thì vừa xấu vừa bẩn, và bọn trẻ con thì ồn ào khó chịu, và ai cũng thấy chán ngán, nhưng bạn lại cố công chụp một bức hình đẹp với 5 phút trời hửng nắng và nụ cười toe? Có phải bạn cắm trại ngay cạnh một bãi đỗ xe rộng, nhưng chỉ cần xoay góc camera vừa đủ, thì bạn có thể tạo ra khung cảnh như thể bạn đang ở giữa thiên nhiên trong lành? Hãy khiêm tốn và chân thật và ngừng lại việc đăng những bức hình như thế. Hãy đưa ra quyết định rằng không tham gia vào sự kỳ vọng quá đà và đầy giả tạo của mọi người về cuộc sống chỉ để bạn cảm thấy tuyệt vời còn bạn bè bạn thì thấy tệ hại.

Tôi biết rằng việc tránh khỏi sự đề cao bản thân dù cho điều đó nằm trong quyền chính đáng của bạn là đi ngược lại với nền văn hoá tôi-là-trên-hết, kẻ-thắng-là-kẻ-có-tất. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể góp phần vào việc giảm thiểu mức độ bất an về địa vị trên thế giới này và gia tăng cảm giác hạnh phúc nơi những người bạn đồng hành của chúng ta.

Hãy lịch sự. Liệu bạn có bao giờ băn khoăn rằng tại sao bạn lại cảm thấy thật dễ chịu khi những người quanh mình cư xử đúng mực? Nếu như bạn dừng lại và thử suy nghĩ về điều này, những việc mà chúng ta gọi là “cư xử tốt”, về bản chất, là những cử chỉ bày tỏ sự tôn trọng – những tín hiệu về sự tôn trọng của bạn dành cho vị thế của ai đó với tư cách là một người đồng loại. Thay vì áp đặt những gì bạn muốn như là một kẻ lấn át đầy đáng ghét, bạn hãy nói “làm ơn.” Thay vì việc xô đẩy những người khác để giành lối đi cho mình, bạn hãy nhường đường cho người khác. Hãy đặt những người khác lên trước. Hãy nhún nhường.

Nhún nhường là một từ không hay lắm, tôi biết, nhưng sẽ không như vậy nếu bạn tỏ ra nhún nhường theo cách tự nguyện và có kiểm soát – đưa ra một quyết định có cân nhắc về việc tạm thời lùi một bước vì những mục đích tốt đẹp hơn.

Khi mà con người ta nhìn thấy những cử chỉ nhún nhường này, bộ óc họ sẽ sản sinh ra chất serotonin khiến cho họ cảm thấy dễ chịu cùng với cảm giác rằng địa vị của họ được nâng cao. Ngược lại, khi có ai đó bị đối xử vô lễ, bộ não họ sẽ liên kết với việc địa vị bị hạ thấp, mà do đó làm giảm liều lượng serotonin được tiết ra và làm tăng lượng chất cortisol gây căng thẳng thần kinh.

Do vậy một cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giúp cho những người khác cảm thấy dễ chịu về việc địa vị được nâng cao là hãy tỏ ra lịch sự. Hãy nói “làm ơn” và “cảm ơn.” Hãy nhường đường cho người khác. Hãy trả lời email, điện thoại, và tin nhắn kịp thời. Bạn hiểu rõ vấn đề rồi đấy. Phép xã giao không đòi hỏi nhiều nỗ lực lắm đâu và bạn có thể thực hiện điều đó nhiều lần trong ngày, vào mỗi ngày.

Hãy hào phóng với những lời khen tặng. Một cách thức “khiêm nhường” khác để nâng cao địa vị của người khác là trao tặng những lời khen. Chúng ta thường hay ki bo trước những lời khen ngợi bởi vì ta cảm thấy việc thừa nhận rằng mình ngưỡng mộ người khác sẽ khiến ta kém cỏi hơn họ. Nhưng địa vị không nhất thiết phải là một trò chơi có tổng số bằng không. Vì thế khi mà một ai đó vượt trội hơn bạn ở một lĩnh vực này; thì bạn sẽ xuất sắc hơn họ ở một lĩnh vực khác. Do vậy hãy để cho họ biết họ xuất sắc ở điểm nào.

Đặc biệt là hãy cố gắng khen ngợi những điều mà thường không được thế giới này công nhận rộng rãi, và những điều mà mọi người không cho rằng sẽ làm tăng giá trị của họ. “Thật dễ chịu vì bạn không nói lời cay đắng.” “Sự chính trực của bạn thôi thúc tôi trở thành một con người tốt đẹp hơn.” “Ước gì tôi cũng có thể kiên nhẫn với lũ trẻ nhà mình giống như bạn.” "Tôi chưa bao giờ gặp một ai không ích kỷ và trung thành như bạn.” “Cám ơn vì luôn quan tâm đến quan điểm của tôi.”

Những lời ngợi khen có thể nâng cao tinh thần của người khác, giúp họ có thể tiếp tục cố gắng khi gặp phải thất bại về địa vị; và thực ra, họ sẽ ghi nhớ sự động viên của bạn suốt đời.

Bày tỏ lòng biết ơn. Ngoài việc khen tặng nhiều hơn, thường xuyên và không ngại ngần bày tỏ lòng biết ơn của bạn với người khác cũng là một cách thức lành mạnh để chứng tỏ sự “khiêm nhường” giúp nâng cao địa vị. Bạn hãy để người khác biết rằng họ đã giúp đỡ bạn – rằng bạn đã cần thứ mà họ có thể cho. Cảm ơn mọi người vì những việc họ làm và về con người họ là một cách đơn giản nhằm giúp họ nhận ra được giá trị của bản thân.

“Lương tâm của người nghèo rất trong sạch; thế mà anh ta lại thấy hổ thẹn… Anh ta cảm thấy mình không ở trong tầm mắt của những người khác, dò dẫm trong bóng tối. Nhân loại chẳng đoái hoài gì tới anh ta. Anh ta đi lang thang và loanh quanh mà không ai để ý đến. Giữa đám đông, tại nhà thờ, trong buổi chợ…anh ta ở trong sự tối tăm cũng nhiều như khi anh ở lều tranh vách đất. Anh ta không hề bị từ chối, phê bình, hay sỉ nhục; anh ta chỉ không được nhìn thấy mà thôi… Bị hoàn toàn lãng quên, và nhận thức rõ được điều đó, là một việc không tài nào chịu nổi.” – John Adams

Hãy gần gũi với những người trẻ cần tới sự quan tâm của bạn. Trong dân chúng, có một số đối tượng đặc biệt rất dễ bị tổn thương trước mặt trái của vị thế thấp: người nghèo, người già, người tàn tật, và những người bị bệnh tâm thần, là một vài ví dụ. Thường thì những đối tượng này hay bị bỏ rơi, và tệ nhất là bị đem ra giễu cợt. Nhưng ngay cả việc đơn giản bị bỏ rơi cũng có thể gây nên sự tổn thất nghiêm trọng về mặt địa vị. Chúng ta nên cố gắng giúp đỡ những người này để họ có thể hưởng những lợi ích địa vị đến cùng với việc được công nhận và rằng họ cũng là con người.

Đây chính là tinh thần của Art of Manliness (tạm dịch: Nghệ thuật đàn ông đích thực), tôi muốn tập trung vào một bộ phận dân số cụ thể cần được quan tâm hơn một chút trong việc theo đuổi địa vị của họ: những người đàn ông trẻ tuổi.

Như là chúng ta đã nhắc tới trong toàn bộ loạt bài này, đàn ông nhìn chung có tham vọng về địa vị cao hơn phụ nữ. Khuynh hướng theo đuổi địa vị ở các cậu bé phát triển tối đa khi mà lượng testosterone bắt đầu tăng lên trong suốt thời kỳ dậy thì. Khi được định hướng đúng cách, khuynh hướng này sẽ trở nên lành mạnh và cần được khuyến khích – nó sẽ khuyến khích các chàng trai tự nỗ lực vươn lên và khẳng định mình. Thật không may, trong xã hội hiện đại ngày nay rất nhiều nam giới trẻ tuổi không được hướng dẫn về việc làm thế nào để hướng cái khuynh hướng tự nhiên của mình vào việc tăng cường địa vị theo những cách tích cực và có tính xây dựng. Người cha thường không ở bên họ, họ cũng không có được đội ngũ những người bạn nam tốt, và họ cũng không thuộc về một cộng đồng mà thực sự nhìn nhận họ. Không có người chỉ đường, họ lạc lối trên những con đường không thật sự lành mạnh cho lắm.

Một số thanh thiếu niên ‘gãi chỗ ngứa’ địa vị bằng việc tham gia vào băng đảng đường phố. Đó là lý do vì sao mà độ tuổi trung bình của nam giới trong các vụ án liên quan đến súng là từ 28 đến 24 tuổi. Những người anh em trong băng nhóm của họ mang đến cho họ sự công nhận và cảm giác thuộc về - địa vị - mà họ hằng ao ước. Và khi mà họ bóp cò súng, điều này thường được biện minh trên cơ sở trả đũa cho một vụ việc mà họ cảm thấy bị xúc phạm – chính là một nỗ lực để biến một sự thất bại về địa vị thành một chiến công.

Những người trẻ khác, khi thiếu đi lý tưởng địa vị tích cực và thực tế, thường sẽ nhìn vào thế giới ảo và nền văn hoá đại chúng để tìm kiếm một hình mẫu cuộc đời mà họ có thể theo đuổi. Rất nhiều những bậc thầy về lối sống và nghệ thuật quyến rũ đưa ra ảo mộng về việc tạo ra một nguồn thu nhập thụ động, du lịch vòng quanh thế giới, và được ngủ với càng nhiều người đẹp càng tốt. Thế giới này là cái vỏ sò của bạn – tất cả những gì mà bạn cần phải làm là ghi danh vào cái khoá học này, thử những động thái kia, và từ bỏ bất cứ những gì giữ chân bạn trong cái lối sống tẻ ngắt của chính mình. Bị cô lập, mắc kẹt trong bốn bức tường phản xạ những suy nghĩ và khao khát của bản thân, khi không có được bên mình người hướng dẫn để giữ cho họ tỉnh táo, kỳ vọng của những người trẻ tuổi về địa vị của bản thân, về thứ địa vị mà họ xứng đáng được nhận, trở nên bị thổi phồng một cách phù phiếm.

Khi mà lối sống họ ao ước thành ra khó đạt được hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu, thì họ sẽ sớm cảm thấy thất vọng, tức giận, và oán thán. Và những cảm giác này hề không bị kiềm chế, bởi vì lại một lần nữa, họ cô độc và thiếu mất những người bạn và những người thầy đưa đường chỉ lối cho mình.

Đối diện với những gì mà họ nhận thức như là một cuộc đua về địa vị không có cửa thắng, những con người trẻ tuổi ấy cảm thấy mình bị đối xử thiếu công bằng. Một số người thành ra tin rằng nếu như địa vị không tự rơi xuống chân họ, thì họ sẽ cầu nó bằng sức mạnh và áp dụng những phương sách quyết liệt để giành lấy sự chú ý.

Nếu như bạn nhìn vào một loạt các vụ xả súng diễn ra tại Mỹ kể từ vụ thảm sát trường học Columbine, có điểm chung giữa đa số các phạm nhân là họ là những người trẻ tuổi bị cô lập rất cao và cho rằng bản thân chịu bất công khi có địa vị thấp kém. Trong nhật ký của một trong hai thủ phạm gây ra vụ xả súng ở trường Columbine chứa đầy những câu chữ oán ghét bản thân về việc hắn ta không có được sự tôn trọng từ những người khác mà hắn nghĩ rằng mình xứng đáng được nhận (cả bạn nam và bạn nữ). Chúng ta cũng nhìn thấy điều tương tự như thế trong đoạn video đầy giận dữ của những kẻ xả súng trong vụ Virginia Tech và Santa Barbara. Tên phi công của hãng Germanwings lao chiếc máy bay thương mại của mình vào vách núi với mong muốn rằng cả thế giới biết đến tên hắn.

Liệu có ai trong những con người trẻ tuổi này bị bệnh tâm thần hay không? Không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng đây là câu chuyện con gà và quả trứng. Có thể ở họ có dấu hiệu bệnh tâm thần nhẹ, hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát khiến mọi người xa lánh, và do đó hạ thấp địa vị của họ. Và điều này làm tình tinh thần của họ thêm sa sút, và càng khiến người khác tránh xa họ hơn, hạ thấp thêm địa vị và làm tăng cảm giác lo lắng và bất an trong lòng họ.

Việc chơi trò “nếu như” với những tấn thảm kịch này thật quá dễ dàng. Ta sẽ chẳng bao giờ biết chắc rằng liệu các vụ án ấy có thể bị ngăn chặn nếu yếu tố này hay yếu tố kia bị thay đổi. Nhưng tôi tin rằng trong nhiều trường hợp sự việc đã có thể khác đi nếu những con người này chịu tác động bởi những cộng đồng thân mật, có tính cảm thông và khuyến khích một hệ thống địa vị lành mạnh hơn.

Các xã hội truyền thống hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp một cấu trúc phù hợp cho tình trạng phát triển nhanh chóng của khuynh hướng theo đuổi địa vị ở các nam thanh niên. Và các xã hội ấy thực hiện điều này thông qua việc thường xuyên có sự giám sát và tương tác của những người trưởng thành hơn đối với những người trẻ. Cá nhà sinh học xã hội đã quan sát các loài động vật mà ở đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa con đực với con đực, sự phát triển thể chất của những con đực non được kéo dài ra trong một khoảng thời gian để chúng có thể đủ lớn và đủ mạnh để cạnh tranh được với những con đực trưởng thành khác. Còn với loài người, con gái bắt đầu và kết thúc thời kỳ dậy thì sớm hơn so với con trai. Trong khi các bé trai vị thành niên có ham muốn tình dục và sự gan dạ khi ở vào độ tuổi dậy thì do sự tăng cường của chất testosterone, chúng thường không đạt đến sự trưởng thành về mặt cơ thể cho tới khi bước vào độ tuổi 20.

Trong những xã hội nhỏ và mang tính truyền thống, những người đàn ông trưởng thành về mặt cơ thể có thể chế ngự được khuynh hướng theo đuổi địa vị nổi lên ở những cậu trai trẻ bằng ưu thế hình thể và cưới những cô gái trẻ, đến tuổi cập kê làm vợ. Trong khi những cậu con trai ở tuổi dậy thì chờ đợi cho tới lúc cơ thể mình đủ phát triển để cạnh tranh được với những người đàn ông lớn tuổi hơn, họ cũng nhận được sự chỉ dẫn về cách cư xử từ những người lớn. Một số nhà xã hội học do đó đặt ra giả thuyết rằng việc thiếu vắng sự giám sát chặt chẽ của người đàn ông trưởng thành đối với các chàng trai ở độ tuổi học trung học và đại học trong nền văn hoá hiện đại Tây phương là nguyên nhân dẫn tới hành vi phá hoại và tàn bạo ở trẻ vị thành niên.

Điều thú vị là điều tương tự cũng được tìm thấy ở loài voi. Tại Nam Phi, các cán bộ kiểm lân bắt đầu nhận thấy sự gia tăng về mặt số lượng những con tê giác trắng bị chết. Chúng bị giết chết bởi những con voi đực non trong những đàn mà con voi đực trưởng thành bị giết hại bởi những kẻ săn trộm. Bởi vì những con voi non này lớn lên mà không có sự chăm sóc của con đực trưởng thành để giữ chúng trong tầm kiểm soát và đóng vai trò như là hình mẫu để giúp chúng học cách kiểm soát khuynh hướng bản năng của mình, do đó chúng đã trở thành những kẻ sát hại tê giác đầy nguy hiểm. Các cán bộ kiểm lâm đã giải quyết vấn đề bằng cách đưa voi đực trưởng thành vào công viên hoang dã, mà ngay lập tức sẽ đối phó với những con voi non nổi loạn bất cứ khi nào chúng bắt đầu hành động. Các vụ giết hại tê giác đã biến mất chỉ trong một đêm.

Ở đây có hẳn một bài học dành cho loài người chúng ta: nếu như chúng ta muốn ngăn chặn những hành vi phá hoại ở người trẻ tuổi, và giúp đỡ họ kiểm soát và định hướng việc theo đuổi địa vị của mình một cách lành mạnh, chúng ta cần tăng cường sự tương tác xã hội ở họ, đặc biệt là với những người cố vấn lớn tuổi.

Mỗi một người đàn ông trẻ đều cần tới 3 gia đình: gia đình ruột thịt của mình, gia đình mở rộng gồm có ông bà, các cô dì chú bác, các anh chị em họ, v.v, và một gia đình xã hội gồm những người thầy và những người hướng dẫn. Nếu như bạn là một người cha, hãy làm một số việc cùng con trai mình. Nếu như bạn là một người chú, hãy tích cực quan tâm tới cuộc sống của cháu mình. Nếu như bạn là một huấn luyện viên, đừng chỉ dạy các cậu bé những kỹ năng trên sân đấu, mà hãy chỉ bảo cho chúng cả cách làm người nữa. Dù bạn có con hay không, hãy tìm cách để trở thành người chỉ dẫn cho những người trẻ tuổi trong cộng đồng của mình. Đừng chỉ tìm đến những chàng trai hầu như đã đâu vào đấy cả rồi hay là những người mà bạn gần gũi nhất, hãy cố gắng giúp đỡ cả những đứa trẻ gặp khó khăn, những đứa trẻ không bình thường, những đứa trẻ thường gây buồn phiền cho người khác – là những đối tượng mà hầu hết mọi người đều xa lánh. Khi những người khác quay lưng đi, thì bạn hãy xoay mặt lại. Hãy tiếp cận và giang rộng vòng tay với những người trẻ tuổi đang vật lộn với khó khăn này. Hãy dùng lời nói và hành động của bản thân làm ví dụ cho việc một người đàn ông tốt, mạnh mẽ cần làm gì để giành được địa vị. Hãy chỉ cho chúng thấy rằng việc tìm được sự trọn vẹn trong đời sống hoàn toàn không cần phải thông qua của cải vật chất hay số lượng những cuộc tình, mà là thông qua phẩm chất đạo đức và sự tỏ ra hữu ích của bản thân.

Và còn điều này nữa cũng cần phải nhớ: Bạn không cần phải là người lớn tuổi hơn nhiều so với đứa trẻ (hoặc cậu thanh niên) kia thì mới có thể trở thành một người chỉ dẫn. Nếu như bạn đang học trung học hay đại học và bạn biết một ai đó ở cùng độ tuổi với mình mà đang gặp phải những khó khăn nhất định, thì hãy giang rộng vòng tay bè bạn ra mà giúp đỡ người ta. Hãy rủ người bạn đó gia nhập vào nhóm bạn của mình, ngay cả khi những người bạn khác của bạn cho rằng con người này thật là kì quặc và làm họ cụt hứng.

Tôi vẫn còn nhớ hồi đại học trong nhà thờ mà tôi hay tới dự lễ có một người đúng kiểu của kẻ bên lề xã hội – mặt đầy mụn, bóng dầu, đeo cặp đít chai dày cộp, béo phì, cư xử vụng về, và tự ti. Thay vì ngó lơ anh ta, có một nhóm người đã chấp nhận kết nạp anh ta vào hội và cố gắng chỉ dẫn cho anh ta. Và anh chàng này không chỉ là một “dự án” đối với họ thôi đâu. Vâng, họ đưa anh ta tới phòng tập gym và khuyên anh ta nên cắt tóc và đừng ăn quá nhiều bánh mì kẹp Whopper trong một ngày (anh ta làm việc ở cửa hàng Burger King), nhưng họ cũng làm bạn với anh ta nữa. Họ đưa anh ta đi tiệc tùng và rủ anh ta cùng chơi trò chơi điện tử. Bạn biết đấy, toàn là những thứ mà lũ sinh viên đại học vẫn thường làm. Liệu cái gã lập dị này có trở thành một người đẹp trai, hấp dẫn, và quảng giao? Không hề, nhưng anh ta trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình và bạn có thể thấy được điều đó thông qua sắc mặt của anh ta. Bạn có thể cảm nhận được sự tự tin tăng lên trong con người anh ta và tất cả những gì cần thiết chỉ là một vài anh chàng sẵn lòng gạt bớt mối bận tâm về việc giao du cùng người này có thể sẽ hạ thấp vị thế của họ, và nỗ lực hơn trong việc giúp anh bạn của chúng ta nâng cao địa vị của mình.

Kết Luận

Tôi hi vọng rằng bạn cảm thấy hứng thú khi đọc loạt bài về chủ đề địa vị xã hội này. Tôi quả thực đã học hỏi từ rất nhiều nghiên cứu và bài viết về chủ đề này hơn một năm trời. Tuy nhiên như chủ đề về danh dự, trong khi tôi thường cảm thấy rằng mình đã nắm rõ về chủ đề này, đôi khi nó vẫn nằm ngoài tầm với của tôi, khiến tôi bối rối vô cùng với không biết bao nhiêu là câu hỏi và câu trả lời. Một khi bạn bắt đầu đào sâu vào nó, khi đã vượt qua sự vô vị và những giải pháp dễ dàng, bạn sẽ thấy rằng bản chất của địa vị là vô cùng phức tạp.

Do vậy, tôi hi vọng rằng lời kết này sẽ không được xem như là câu trả lời cho bài toán đố về địa vị, mà là một tập hợp của những gì tôi cho là những nguyên tắc có thể giúp cho một người đạt được nó theo một cách thức lành mạnh và chủ động. Mục đích của tôi không phải là đưa ra những quy tắc chi tiết, cũ rích về việc cần đạt lấy địa vị như thế nào, mà là giúp cho mọi người suy nghĩ về một tác động to lớn hình thành nên cuộc đời họ, mà cho đến nay vẫn được hiểu và nói tới rất ít.

Thực ra, nếu như có điều gì đó về địa vị làm cho tôi thấy ấn tượng, thì đấy chính là ta chẳng có cách nào để tránh được nó. Dù bạn có ở đâu hay làm gì, thì bạn cũng sẽ vẫn phải đối mặt với nó. Sự ảnh hưởng của nó liên quan đến gần như mọi thứ mà chúng ta làm, và ta chịu tác động của nó ở hầu hết các mặt trong cuộc sống.

Địa vị tự nó hiện diện trong những điều nhỏ bé - đôi lúc chỉ là cảm giác lâng lâng khi ta thấy được có bao nhiêu người chúc mừng sinh nhật mình trên Facebook hay có bao nhiêu người thích bức ảnh mình vừa đăng trên Instagram. Có thể đó là động lực thôi thúc ta bình luận về một bài viết trên mạng, và quay lại để xem liệu có ai phản hồi lại lời bình của ta hay không. Nó thôi thúc ta liên tục kiểm tra điện thoại của mình sau khi gửi tin nhắn, hay âm thầm theo dõi trang FB của người yêu cũ để xem hiện giờ người ta đang hẹn hò cùng ai. Nó cũng khiến cho ta cảm thấy mình đang đứng trên đỉnh thế giới khi ta giành chiến thắng trong một cuộc thi hay một trận đá bóng, hay làm bạn bè cười nghiêng ngả trước những câu chuyện cười trong những lần tụ tập, hay nhận được lời ngợi khen từ một ai đó mà ta hằng ngưỡng mộ.

Địa vị là nguyên nhân khiến chúng ta phớt lờ một cách lạ lùng trong suốt thời gian dài những lời miệt thị của đồng nghiệp hay lời chế nhạo gây tổn thương của một người bạn, và cảm thấy sợ hãi bất an khi ai đó đang nhìn ta đầy khiếm nhã. Địa vị chính là lý do tại sao mà ta lại cảm thấy vô dụng và tuyệt vọng sau vài tháng trời thất nghiệp, hay cảm thấy đau khổ khi phát hiện ra rằng những người mà ta vẫn cho là bạn tốt của mình đã đâm sau lưng ta suốt thời gian qua.

Địa vị cũng hiện diện ở cả những điều to tát nữa - ở những điều có tác động thay đổi cuộc sống của ta. Địa vị có thể là nguyên nhân khiến bạn miệt mài học tập ba năm trời ở trường luật trong khi thực ra bạn chỉ muốn làm một giáo viên; là nguyên nhân khiến bạn cứ tiếp tục hẹn hò với một cô nàng xinh đẹp suốt 6 tháng trời dù cô ta đối xử với bạn chẳng ra gì; là lý do vì sao bạn lại ngừng chơi với một anh chàng lập dị, để một nhóm người hay ho hơn sẽ chấp nhận bạn; là lý do vì sao bạn lại chọn mua một ngôi nhà lớn cách nơi làm việc của mình tới một tiếng đồng hồ đi lại, trong khi rõ ràng là bạn thấy vui hơn hẳn khi sống trong một căn hộ nhỏ ở nội thành.

Không phải lúc nào cái khuynh hướng theo đuổi địa vị của bạn cũng mang những khía cạnh tiêu cực. Địa vị có thể là thứ thúc đẩy bạn đặt vài đồng tiền lẻ vào một hộp quyên góp từ thiện nào đó trên đường, tranh cử một chức vụ nào đó trong tập thể, tự tin bắt chuyện với một người bạn mới trong một buổi tiệc, tham dự buổi lễ ở nhà thờ, cố gắng nắm vai trò chủ đạo trong ban nhạc, có tác phẩm nghệ thuật tham dự triển lãm, hay cố gắng để đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra hoặc bài thuyết trình.

Có người có thể nói rằng tốt hơn cả là làm những điều như thế vì lý do “đúng đắn,” nhưng chẳng mấy ai lại thẳng thắn đối diện với khó khăn khi phải phân tách ra những điều ta làm xuất phát từ nguyên tắc thuần tuý, mà ở đó động cơ địa vị đã được hình thành trong tiềm thức. Chúng ta hiếm khi không nhận thức được việc mình đang đứng trước khán giả, ngay cả khi đó chỉ là một khán giả vô hình. Do vậy tất cả những gì chúng ta có thể thực hiện, là dung hoà động cơ về địa vị của mình với đạo đức và những điều mà ta coi trọng nhất, để cho dù điều gì có thúc đẩy ta vào lúc này hay lúc khác đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn luôn tiến về một hướng.

Và một cá nhân không cần phải chối bỏ sự tồn tại của địa vị hay thấy ác cảm với nó, hãy nhận thức rằng nó có thể là tốt hay xấu là do cách chúng ta tự định hướng ra sao. Chúng ta cũng không cần thiết phải ám ảnh hay quỵ luỵ trước nó. Những gì ta cần làm là nhận biết – nhận biết sự hiện diện của nó, sự tác động của nó lên chúng ta (và cả những người khác), những cảm nhận chính xác khi nó trỗi dậy. Và một người nên có khả năng chế ngự được nó, chỉ cho phép nó gây ảnh hưởng trong sự kiểm soát của ta – để ta có thể kiểm soát nó, thay vì để nó kiểm soát ta.

Dịch: December Child

Nguồn: http://www.artofmanliness.com/2015/12/22/a-guidebook-for-managing-status-in-the-modern-day/

menu
menu