Cảm xúc đau khổ có thể giúp chúng ta thăng hoa
Nỗi đau cảm xúc có thể là một người thầy tinh tường, nếu chúng ta cho phép họ cảm nhận nỗi đau đó
Nỗi đau cảm xúc có thể là một người thầy tinh tường, nếu chúng ta cho phép họ cảm nhận nỗi đau đó
Tác giả Nancy Colier
Trong cuộc sống, có những lúc mọi thứ vỡ tan khi ta mất đi ai đó hoặc điều gì đó vô cùng quan trọng vốn [đã từng] khiến ta cảm thấy được kết nối, được củng cố hay được an toàn. Đôi khi nhiều thứ tan vỡ cùng một lúc, cảm giác như nền tảng của chúng ta đã mất, và chúng ta bị mất đi sự an toàn.
Gần đây một người bạn của tôi đã trải qua một cuộc ly hôn. Cuộc hôn nhân của cô ấy cũng như bao người khác, đã kết thúc với nhiều hiểu lầm và đau đớn tột cùng. Điều tồi tệ nhất mà cô ấy cảm nhận là người bạn thân nhất của mình, người chồng cũ của mình đã trở thành một người mà cô không hề quen biết và dường như anh ấy còn căm ghét cô. Đương nhiên, điều này khiến cô vô cùng buồn bã và rơi vào trạng thái bất lực.
“Khi chúng ta bắt đầu thay đổi hoàn cảnh khó khăn của mình một cách cuống cuồng và bốc đồng, cảm xúc thật của chúng ta có thể dễ dàng bị chôn giấu và bị bỏ qua.”
Bây giờ cô ấy đã là một phụ nữ độc thân ngoài 50 với cảm giác rằng không có gì trong cuộc sống có thể dựa vào. Nếu sự đổ vỡ này có thể xảy ra khi ý định này là tốt, với người mà cô ấy yêu sâu sắc và chân thành, thì thế giới chắc chắn là một nơi không an toàn. Cô cảm thấy được cởi trói và sợ hãi—như thể cô đang lơ lửng trong một khoang vũ trụ đã mất liên lạc với trung tâm chỉ huy trên trái đất.
Và cô không biết làm thế nào để tiến về phía trước.
Điều mà người bạn tôi làm tiếp theo là điều mà nhiều người trong chúng ta sẽ làm khi đau khổ: Cô ấy chuyển sang chế độ hành động. Cô bắt đầu lên kế hoạch gặp gỡ người đàn ông tiếp theo. Cô tham gia các nhóm gặp gỡ, đăng ký các trang web hẹn hò và gọi cho tất cả những người mà cô biết để xem liệu họ có thể mai mối cho cô một người nào đó không. Cô đã ghi danh các tạp chí trong danh sách các hoạt động xã hội trong thành phố của mình, ghi danh các lớp học mới và phải “thoát khỏi [tình trạng] đó” bằng mọi cách.
Cách bạn tôi phản ứng với nỗi buồn và sự sợ hãi là điều rất bình thường và rất con người. Khi lao vào hành động quyết liệt như là một phản ứng với cảm xúc đau khổ, chúng ta thực sự chỉ đang cố gắng làm cho những cảm giác tồi tệ biến mất và vuốt ve bản thân. Chúng ta muốn cảm thấy tốt hơn, vì vậy chúng ta bắt đầu tìm cách biến điều đó thành hiện thực. Chúng ta cảm thấy bất lực, vì vậy chúng ta tự trao quyền cho mình bằng các bước hành động. Trên thực tế, không có gì sai khi làm những điều giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi đang đau khổ.
Chưa hết, cách tiếp cận hành động rất bình thường của bạn tôi đã bỏ sót một thành phần quan trọng: Nó không cho phép đưa cảm xúc thực của cô vào trải nghiệm này. Khi chúng ta cuống cuồng và bốc đồng bắt đầu thay đổi hoàn cảnh khó khăn của mình, cảm xúc thật của chúng ta có thể dễ dàng bị chôn giấu và bị bỏ qua.
ÔM GIỮ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
Khi chúng ta trải qua mất mát lớn hoặc tổn thương tinh thần, chúng ta thường không biết phải làm gì hoặc làm thế nào để cải thiện tình hình—con đường trở nên tốt đẹp hơn sẽ trông như thế nào và nó sẽ diễn ra ra sao.
Ngoài việc cho phép bản thân cảm nhận nỗi buồn, sự bất lực và nỗi sợ hãi mà sự mất mát mang lại, điều vô cùng quan trọng là cho phép bản thân cảm nhận cảm giác không có câu trả lời là như thế nào.
“Cảm xúc đau khổ cũng như cảm giác đớn đau khi vượt qua đau khổ là người thầy của ta. Nhưng người thầy ấy chỉ có thể dạy ta nếu ta cho phép họ cảm nhận.”
Chúng ta có thể nhắc nhở bản thân rằng trạng thái [tinh thần này] và cảm xúc sẽ thay đổi, như mọi thứ luôn thay đổi. Nhưng ngay bây giờ, trong thời điểm này, chúng ta có thể cho phép mình không biết phải làm gì.
Đối với những người thuộc nhóm cảm xúc Loại A, và thậm chí cả Loại B và C, cảm giác không biết gì có thể rất đáng sợ. Tuy nhiên, cho phép bản thân không biết gì cả đôi khi là một món quà sâu sắc cho bản thân và là một hành động tự chăm sóc tinh tế. Đôi khi chỉ riêng điều này thôi cũng có thể xoa dịu nỗi khổ và chăm sóc nỗi đau của chúng ta mà không cần phải làm gì khác.
Cảm xúc đau khổ cũng như cảm giác đớn đau khi vượt qua đau khổ là người thầy của ta. Nhưng người thầy ấy chỉ có thể dạy ta nếu ta cho phép họ cảm nhận. Buồn bã, sợ hãi, không biết gì cả—tất cả những cảm xúc khó khăn này—làm thay đổi con người chúng ta. Trớ trêu thay, đây là những gì mà chúng ta đang cố gắng đạt được khi điên cuồng chạy vòng vòng để chữa lành những cảm giác đau đớn của mình.
Khi chúng ta cho phép những cảm xúc thực sự của mình ở đó, như chúng vốn có, chúng ta dành cho mình một cái ôm ấm áp và sự tử tế từ sự hiện hữu lòng trắc ẩn trong chính chúng ta. Chúng ta đồng ý ở lại với chính mình và giữ cho mình đồng hành trong trải nghiệm thực sự của mình.
Nó trái ngược với cách chúng ta được tạo điều kiện để phản ứng với đau khổ trong nền văn hóa hiện đại, nhưng hành động đơn giản về cảm xúc trung thực này vô cùng hữu ích trong việc chữa lành và tạo ra sự thay đổi.
Cho phép bản thân buồn sẽ xoa dịu nỗi buồn.
Cho phép bản thân sợ hãi sẽ làm dịu nỗi sợ hãi.
Cho phép bản thân không biết cách vượt qua nỗi đau sẽ xoa dịu nỗi lo lắng khi phải vượt qua nỗi đau.
Cho phép bản thân được là chính mình, như chúng ta vốn có, cho phép chúng ta cảm thấy được yêu thương sâu sắc, được chào đón trong cuộc sống của chính mình chứ không phải là cảm giác đơn độc.
Khi chúng ta cho phép bản thân cảm nhận cảm giác của chính chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy người bạn đồng hành [là] sự hiện hữu của chính mình, điều này sẽ luôn xoa dịu nỗi đau khổ của chúng ta.
Ảnh: Unsplash
Tân Dân biên dịch
Tác giả: Nancy Colier là tác giả cuốn sách Không Thể Ngừng Suy Nghĩ: Bí Quyết Giải Tỏa Lo âu Và Khai Phóng Tâm Trí