Cha mẹ tỉnh thức: Phương pháp nuôi dạy con thảnh thơi

cha-me-tinh-thuc-phuong-phap-nuoi-day-con-thanh-thoi

Dữ liệu cho thấy, nguồn gốc đa số căng thẳng của trẻ em và thanh thiếu niên không phải bắt nguồn từ việc học ở trường; hay các hoạt động ngoại khóa mà bắt nguồn từ cha mẹ. Vì vậy, làm cha mẹ tốt có nghĩa là phải tìm cách để quản lý sự căng thẳng của mình.

Cynthia Braun, một bác sĩ nhi ở New York; nhớ rõ những buổi sáng tại gia đình cô diễn ra như thế nào trong quá khứ. Chồng phải đi làm sớm nên cô phải đánh thức Anika và Devon; hai đứa con ở độ tuổi 6 và 3 tuổi, thay đồ; cho chúng ăn sáng, chuẩn bị bữa trưa rồi đưa chúng đến trường. “Buổi sáng ở gia đình chúng tôi luôn có nhiều việc cần làm. Không ai quan tâm đến thời gian; trong khi tôi phải vắt chân lên cổ để có thể hoàn thành mọi việc”, Cynthia chia sẻ.

Đây là một kịch bản quen thuộc với những bậc cha mẹ có con trong độ tuổi đi học. Chuyện này còn khó khăn hơn với các bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tăng động (ADHD) như Sandy Isaac; người mẹ có 2 đứa con mắc hội chứng tăng động thì cô nhận ra; mọi thứ ở nhà cần phải thay đổi. Cả Cynthia và Sandy đã tham giao vào khóa học “Cha mẹ tỉnh thức” của Tiến sĩ Mark Bertin. Nói về lý do tham gia khóa học, Cynthia bảo “Tôi cảm thấy tôi chưa phải là một người mẹ tốt; và tôi muốn tìm hiểu liệu chánh niệm có thể mang đến góc nhìn mới; hay thay đổi nào tôi có thể áp dụng cho cuộc sống của mình.“

1. Cha mẹ bị quá tải

Tiến sĩ Bertin, một bác sĩ nhi chia sẻ; ông thường dùng phương pháp điều trị thông thường cho trẻ em mắc các vấn đề về ADHD, chứng tự kỷ và khuyết tật. Ông đã thực hành chánh niệm trong gần 20 năm. Năm 2007, ông bắt đầu tổ chức Lớp học Giảm Căng thẳng Dựa trên Chánh niệm cho phụ huynh có con nhỏ; hoặc con mắc các bệnh đặc biệt.

Ông nói, “trong một gia đình có trẻ mắc ADHD; không khí thường căng thẳng và tôi nghĩ vấn đề là mọi việc đều xoay quanh đứa trẻ đó; khiến cha mẹ đôi khi cảm thấy căng thẳng hoặc quá tải”. Ông nói, “việc nuôi dạy con cái nói chung; đặc biệt việc nuôi dạy trẻ có vấn đề đặc biệt thật sự là một việc khó khăn. Có nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ nuôi dạy trẻ mắc ADHD có nguy cơ lo lắng; trầm cảm và gặp nhiều căng thẳng trong hôn nhân so với những cha mẹ không có con mắc ADHD. “

2. Hãy để mọi thứ chậm lại

Braun cho biết, thông qua lớp học của Tiến sĩ Bertin; cô không chỉ phát triển phương pháp thực hành chánh niệm của riêng mình; (bao gồm thiền định theo hướng dẫn, thiền quan sát cơ thể và các bài tập thở) mà cô còn học được cách bước về phía sau; và quan sát phản ứng của chính mình để có thể mường tưởng viễn cảnh gia đình vào buổi sáng; và sắp xếp lại mọi thứ theo cách hiệu quả hơn.

“Tôi nhận ra rằng tôi đang thúc ép các con làm mọi thứ thật nhanh. Con trai của tôi chỉ mới 3 tuổi và thằng bé muốn tự chọn quần áo. Nếu nó mặc ngược thì điều đó cũng ổn. Và cũng không có vấn đề gì nếu kem đánh răng dính lên áo tụi trẻ. Mọi việc không cần phải diễn ra theo một cách nhất định. Tôi sẽ để mọi thứ diễn ra từ từ. Tôi sẽ đánh thức bọn trẻ dậy sớm, đồng nghĩa với việc tôi phải dậy sớm hơn. Nhưng tôi muốn bắt đầu buổi sáng một cách vui vẻ thay vì căng thẳng và gấp gáp như mọi khi.”

Một buổi sáng tỉnh táo có thể kém hiệu quả nhưng chắc chắn sẽ đem đến trải nghiệm dễ chịu hơn. Braun chia sẻ, “Quan trọng là mọi thứ ở hiện tại? Tại sao lại khiến mọi người không vui? Đến trường muộn 5 phút không thay đổi được gì. Thứ có thể thay đổi là sự thất vọng và căng thẳng tích tụ mỗi ngày.” Isaac nói rằng cô ấy đã học được từ Tiến sĩ Bertin các kỹ thuật để giữ cho mọi thứ được ổn định khi ai đó không tuân thủ theo lịch trình. “Tôi đã học được nhiều điều thú vị về việc dành thời gian để lùi lại về phía sau; quan sát tình huống và giảm tốc mọi người lại.

3. Đặt ra mục tiêu thành công cho trẻ

Sống chậm lại nghe có vẻ đơn giản nhưng lại cực kì quan trọng; đặc biệt đối với cha mẹ có trẻ mắc chứng ADHD và các chứng bệnh khác. Để làm được điều đó, người làm cha mẹ phải hít thở sâu; và lắng nghe liệu bọn trẻ đang muốn truyền đạt gì với mình thông qua hành động của chúng. Với những gia đình có 2 đứa trẻ; nếu mọi hoạt động trong gia đình đều diễn ra dưới áp lực và căng thẳng; không có thời gian để sống chậm lại thì mọi việc sẽ càng tồi tệ hơn trong tương lai.

Các bậc cha mẹ thường quên mất những gì con họ cần; bởi vì cha mẹ nghĩ những điều con trẻ đều đang lắng nghe điều họ đang nói trong khi thực tế lại không phải. Các bậc cha mẹ đều cực kì bận rộn; và họ không quan tâm đến việc trong ngày đã xảy ra những vấn đề gì. Họ chỉ mong kết thúc một ngày thật nhanh.

4. Căng thẳng cũng có thể lây lan?

Khi cha mẹ căng thẳng, sự căng thẳng sẽ đó sẽ lây lan đến trẻ. Thực tế, trẻ em biết được khi nào cha mẹ chúng căng thẳng và quá tải. Theo Tiến sĩ Amy Saltzman, một bác sĩ và huấn luyện viên về chánh niệm thì; “Dữ liệu cho thấy, nguồn gốc đa số căng thẳng của trẻ em và thanh thiếu niên không phải bắt nguồn từ việc học ở trường; hay các hoạt động ngoại khóa mà bắt nguồn từ cha mẹ. Vì vậy, làm cha mẹ tốt có nghĩa là phải tìm cách để quản lý sự căng thẳng của mình.”

Tiến sĩ Elisha Goldstein, nhà tâm lý học sử dụng chánh niệm trong những bài thực tập ở Los Angeles nghĩ rằng; các bậc cha mẹ thường có cảm giác vô vọng khi nghĩ về con cái của họ. “Khi nói đến làm cha mẹ tỉnh thức, phần lớn công việc cần phải học là học cách thỏa hiệp với những khiếm khuyết của chúng ta. Bởi vì những việc chúng ta làm có thể sẽ gây tổn thương cho con cái. Nhưng nếu có thể thỏa hiệp với khiếm khuyết và bắt đầu điều chỉnh trạng thái cảm xúc thì chúng ta có thể bình tĩnh hơn và hình thành chánh niệm của bản thân. “

5. Chấp nhận không có thứ gì là hoàn hảo

Việc cha mẹ chấp nhận sự không hoàn hảo trong cuộc sống có thể tạo một ví dụ tốt cho trẻ. Trong cuốn sách The Now Effect: How This Moment Can Change the Rest of Your Life, tiến sĩ Dr.Goldstein đã chia sẻ: “Trẻ em như miếng bọt biển vậy. Vào cuối ngày, chúng sẽ đem tất cả hành động của cha mẹ để hấp thụ và bắt chước. Vì vậy, cha mẹ cũng không cần phải quá áp lực chuyện mắc lỗi vì trong quá trình trưởng thành, trẻ cũng cần phải mắc lỗi để học hỏi từ những sai lầm đó.” Khoa học đã chứng minh, việc hít thở sâu và giữ bình tĩnh khi trẻ sắp làm cha mẹ “bùng nổ” có thể tạo nên thay đổi tích cực trong bộ não.

Hãy tưởng tượng bạn ở nhà cả ngày vào ngày Chủ Nhật với 3 đứa trẻ và ngoài trời thì mưa rả rích. Một đứa trẻ thì đang chọc một đứa còn lại phát khóc trong khi đứa còn lại thì làm đổ nước ép trái cây ra sàn. Tiến sĩ Dr.Goldstein chia sẻ, nếu như cha mẹ chọn cách đối diện với sự náo loạn này theo một cách bình tĩnh sẽ giúp giảm áp lực lên hạch hạt nhân và tác động tích cực lên thùy trán trước não để nhận thức rõ ràng hơn về tình huống đang xảy ra.

6. Tạo một môi trường an toàn cho trẻ

Phản ứng bình tĩnh của cha mẹ có thể giúp trẻ bình tĩnh theo. Trẻ sẽ nghĩ, “Mình có thể tin cha mẹ mình đang kiểm soát mọi chuyện rất tốt, mình đang an toàn”. Từ đó trẻ sẽ an tâm và phát triển tốt. Vì vậy, đây cũng là một lợi ích của việc làm cha mẹ tỉnh thức. Có vẻ như không có công thức đúng đắn nào để thực hành làm cha mẹ tỉnh thức. Đôi khi, chỉ một thay đổi nhỏ trong lịch trình của trẻ có thể thay đổi cuộc sống hàng ngày của một gia đình. Và đôi khi, việc thực hành để ý hoàn toàn đến con trẻ với một tâm thế cởi mở và trắc ẩn đã là việc làm các bậc cha mẹ có thể làm vào bất cứ lúc nào.”

Con cái là tấm gương phản chiếu rõ nhất của cha mẹ. Trong hành trình nuôi dạy con cái, cha mẹ cần nên soi chiếu lại bản thân qua tấm gương đặc biệt đó để không ngừng thức tỉnh bản thân và để trở thành bậc cha mẹ tốt hơn với con cái của mình.

 

Dịch bởi Nhã Nguyễn từ Mindful Parenting

https://healthymind.vn/tinh-yeu-gia-dinh/cha-me-tinh-thuc-phuong-phap-nuoi-day-con-thanh-thoi/

menu
menu