Chủ nghĩa Khắc kỷ nói gì về sự đánh đổi và hy sinh

chu-nghia-khac-ky-noi-gi-ve-su-danh-doi-va-hy-sinh

Cái giá phải trả để đạt được những gì mình muốn

Có rất nhiều “ván game” diễn ra trong một đời người. Ví dụ, một trong những cuộc chơi lớn nhất trên Trái Đất là “ván game” sự nghiệp. Nếu muốn chơi game đó, bạn cần phải tuân thủ luật lệ. Bạn cần phải lấy bằng cấp, nộp đơn xin việc, thể hiện bộ mặt vui vẻ, che giấu tính cách của mình, làm hài lòng sếp, đi dự tiệc sinh nhật của họ,... Nếu chơi tốt, phần thưởng của bạn là địa vị và tiền bạc.

Nhưng đây là điều mà hầu hết mọi người đều quên. Bạn phải trả giá để tham gia một “ván game”. Trong cuộc chơi sự nghiệp, bạn có thể phải từ bỏ đạo đức, giá trị và thời gian mà đáng lẽ bạn phải dành cho gia đình, bạn bè hoặc sở thích của mình. Mức giá bạn phải bỏ ra là rất lớn. Và khi mọi người không nghĩ về những gì họ hy sinh để thành công trong “trò chơi” sự nghiệp, điều đó có thể dẫn đến mâu thuẫn nội tại.

(*Trong lĩnh vực tâm lý học, Mâu thuẫn/xung đột nội tại thường được gọi là “sự không đồng nhất về nhận thức”, là thuật ngữ dùng để chỉ các tư tưởng, niềm tin và thái độ mâu thuẫn, không nhất quán. Cuộc đấu tranh tinh thần này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời; qua bất kỳ chủ đề nào như các mối quan hệ, cam kết công việc, niềm tin tôn giáo, quan điểm về luân lý đạo đức, và ý thức hệ xã hội.)

Nhà triết học Khắc kỷ Epictetus thuật lại một ví dụ về các mối quan hệ cá nhân. Ông nói: “Nếu bạn không được mời đến một bữa tiệc, có thể đó là vì bạn đã không trả giá, chẳng hạn như tâng bốc hoặc làm những việc có lợi cho chủ bữa tiệc. Vì vậy, nếu muốn được mời, hãy thanh toán và đừng phàn nàn về chi phí. Nhưng nếu bạn mong đợi những lợi ích mà không cần trả giá, thì bạn không chỉ tham lam mà còn ngu ngốc. Nếu bạn không được mời đến bữa tiệc thì sao? Bạn đã không làm những việc mà bạn không muốn làm như tâng bốc chủ bữa tiệc. Lợi ích bạn nhận được là sự chính trực còn vẹn nguyên của mình.”

Không phàn nàn về cái giá chúng ta phải trả là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc. Lấy ví dụ của Epictetus. Nếu bạn miễn cưỡng trả giá để được đọc những cuốn sách hay của ai đó, bạn chỉ kết thúc bằng mâu thuẫn nội tại. Có thể bạn chỉ tử tế với ai đó vì họ là đồng nghiệp và bạn không thể chịu đựng được việc ở một mình dù chỉ một phút. Vậy nên, bạn đồng ý với mọi điều người khác yêu cầu: Bạn giúp họ trí trá trong công việc, tham gia vào những trò đùa cợt nhả của họ,... Bạn làm mọi thứ để mình không bị loại trừ.

Nhưng có gì tệ khi bị loại khỏi những điều ngớ ngẩn? Khi tôi có công việc đầu tiên tại một ngân hàng cách đây nhiều năm, tôi đã nghĩ mình cần phải làm hài lòng tất cả những người tôi làm việc cùng. Vì vậy, tôi luôn là một phần trong các cuộc đối thoại xã giao vào giờ nghỉ trưa, cùng toàn bộ các hoạt động sau giờ làm việc. Đúng là rất vui vẻ. Nhưng có một điều tôi không thể chịu nổi, đó là những tin đồn nhảm. Nó cuốn hút tôi, và sau một thời gian, tôi nhận thấy mình cũng đang buôn chuyện. Tôi không thể hiểu nổi, có lúc mọi người đối xử tốt với một người và có vẻ như tất cả chúng tôi đều là bạn thân, nhưng vào một thời điểm khác, khi người kia không có mặt, mọi người lại xôn xao bàn tán về đời sống cá nhân hay những “thói” xấu của người kia. Và tôi chắc chắn không thể hiểu tại sao mình lại làm điều tương tự nhanh đến vậy.

Nhưng bây giờ tôi hiểu ra rồi. Bản chất của con người là tán phét và bị thu hút bởi những vui thú. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy vui vẻ về những điều đó. Vì vậy, khi tôi từ từ rời khỏi nhóm và ngừng cười trước những câu chuyện cười của họ, tôi không còn được mời tham gia các buổi hẹn và sinh nhật của họ nữa. Với tôi, chuyện ấy là điều tốt đẹp nhất xảy đến ở thời điểm đó. Thay vì lấp đầy thời gian của mình bằng những chuyện tầm phào và nhảm nhí, tôi tập trung vào việc học hành, thể thao và những người bạn thực sự của mình.

Tôi quyết định chơi một “ván game” khác. Một cuộc chơi được đánh giá bởi cảm xúc và giá trị của chính tôi. Các nhà Khắc Kỷ luôn khuyến khích chúng ta sống đúng với phẩm hạnh của mình. Nếu bạn có thể trung thực với những gì mình cho là quan trọng trong ván game đang chơi ấy thì hãy tiếp tục. Ví dụ, những người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ vẫn theo đuổi sự giàu có và tiền bạc, miễn là không hy sinh những phẩm cách của mình. Nhưng nếu phải đánh đổi phẩm hạnh của mình, tiền bạc, hay bất cứ thứ gì khác đều không đáng giá. Phẩm hạnh của ta là vô giá.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách: https://shope.ee/7UoYgxLKUc

menu
menu