Chủ nghĩa Khắc kỷ và 7 cách để 'làm ít, được nhiều'

chu-nghia-khac-ky-va-7-cach-de-lam-it-duoc-nhieu

Làm sao ta có thể đạt được tham vọng lớn nhất của mình nếu ta làm ít hơn những người khác?

“Làm ít, được nhiều” nghe có vẻ… sai sai?

Làm sao ta có thể đạt được tham vọng lớn nhất của mình nếu ta làm ít hơn những người khác?

Hầu hết mọi người đều nghĩ sai về những điều cần làm để đạt tới thành công. Rất nhiều người cho rằng điều kiện cần của thành công là:

- Làm việc 12 tiếng mỗi ngày.

- Bận bù đầu nhưng vẫn gánh thêm nhiệm vụ của người khác.

- Danh sách việc cần giải quyết dài vô tận.

- Chẳng mấy khi cho phép mình nghỉ ngơi hay thư giãn.

- Ngủ càng ít càng tốt.

- Không bao giờ bỏ cuộc.

Đạt được thành công không bao giờ là chuyện đơn giản, và đôi khi để thành công, ta sẽ phải trải qua một số vất vả bên trên. Ta có thể phải làm việc thêm vài giờ, hay mất ngủ một vài lần.

Tuy nhiên, phần lớn, thành công không đòi hỏi nhiều công sức hơn mà cần ít công sức hơn.

Thành công đòi hỏi ít công việc hơn, ít nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm hơn và ít chìm đắm hơn.

 Làm ít hơn và ta sẽ đạt được nhiều hơn:

- Khi làm ít hơn, ta có thể làm được nhiều việc thực sự quan trọng hơn.

- Khi làm ít hơn, ta có nhiều thời gian và sức lực để dành cho những nhiệm vụ quan trọng hơn.

- Khi làm ít hơn, ta sẽ ít bị phân tâm hơn, nên có thể dễ chuyển sang chế độ tập trung và hiệu suất cao hơn.

- Khi làm ít hơn, ta có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Ta có thể ngủ ngon hơn, nấu những bữa ăn bổ dưỡng, tập thể dục và kết nối với người xung quanh nhiều hơn!

7 cách để “làm ít được nhiều” hơn phần lớn mọi người:

1. Biết nói “Không”.

Biết nói “Không” là siêu năng lực tiềm ẩn có thể mang lại cho ta lợi thế hơn 90% dân số.

Hãy học cách nói “Không”. Đây là một từ đơn giản, chỉ gồm một tiếng, nhưng có thể trở thành “siêu năng lực” nếu ta biết cách sử dụng chính xác mà không cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ.

Nói “Không” với tất cả những thứ khiến ta mất tập trung khỏi mục tiêu, sự phát triển bản thân và sức khỏe của mình.

- Nói không với việc đi chơi với bạn bè khi biết mình cần phải ôn thi.

- Nói không với việc giúp đỡ đồng nghiệp khi có công việc đang phải giải quyết.

- Nói không với drama, mâu thuẫn,...

Vì sao biết nói “Không” lại quan trọng?

Khi nói không với những điều không quan trọng, ta có thể nói có với những điều quan trọng. Điều này nghĩa là ta có thể hướng sự tập trung của mình vào những điều quan trọng một cách chính xác.

Thay vì ngập đầu trong những nhiệm vụ không quan trọng và những thứ không mang lại lợi ích, ta có thể ưu tiên những thứ quan trọng - sức khỏe, sự phát triển và mục tiêu của mình.

2. Đề ra ít mục tiêu hơn

Cố gắng làm mọi thứ sau cùng sẽ dẫn đến không hoàn thành được gì cả.

Chọn một vài mục tiêu quan trọng (2 hoặc 3) và chỉ tận tâm hết mình cho chúng.

Tập trung đạt được những mục tiêu đó sẽ giúp ta tiến bộ nhanh hơn khi ta có đến 15 mục tiêu cần đạt được.

3. Đi ngủ sớm hơn

Rất nhiều người quên mất tầm quan trọng của giấc ngủ khi muốn đạt được hiệu suất cao và đạt được mục tiêu của mình.

Ta sẽ hoàn thành công việc hiệu quả với chất lượng tốt hơn nhiều, nếu ta ngủ sớm thay vì thức suốt đêm.

Hãy tạo thói quen đi ngủ: Ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và duy trì việc đi ngủ ấy.

4. Rút ngắn việc cần làm

Một danh sách việc cần làm dài vô tận sẽ gây ra sự trì hoãn.

Danh sách việc cần làm chỉ nên có 3-5 đầu việc quan trọng mà ta cần ưu tiên.

Các việc khác chỉ là sự xao lãng không quan trọng.

5. Từ bỏ (khi cần)

Hãy coi “từ bỏ” là một phương án chiến lược khi cần.

Đừng quá cứng nhắc và kiên trì với một việc giờ đây chỉ gây lãng phí thời gian của ta.

Hãy tính đến các lựa chọn thay thế, tìm ra phương hướng tốt hơn, và chấp nhận từ bỏ nếu điều đó là cần thiết.

6. Làm từng việc một

Hãy dành toàn bộ thời gian, sự tập trung và sức lực của ta cho một việc duy nhất tại một thời điểm.

Đừng dàn trải quá nhiều việc để cố gắng làm mọi việc cùng một lúc.

Làm nhiều việc một lúc là chỉ tập trung một nửa, mà tập trung một nửa dẫn đến sự nửa vời.

7. Không làm gì

Đôi khi, không làm gì là chiến lược hiệu quả nhất.

Hãy dành thời gian để thở, tồn tại và không làm gì cả.

Hãy tránh xa internet, ngừng nhìn vào laptop và ngắt kết nối.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách: https://shope.ee/7zkTkcVlxL

Dịch từ bài viết "Do less & achieve more" của Sam M. 

menu
menu