Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân

chung-ta-can-co-trach-nhiem-voi-ban-than

Tôi nhận thấy những người xem nhiều tin tức sẽ thường trở nên thụ động.

Nhiều khi đọc tin tức, bạn cảm thấy như thế giới này sắp đi đến điểm tận cùng rồi. Mỗi ngày, bạn đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề lớn lao của thế giới được truyền tải qua tin tức, đến mức bạn không tránh khỏi việc nghĩ rằng “Thế giới đang dần trở nên tệ hơn”.

Tôi để ý lối nghĩ tương tự cũng xuất hiện trong các thành viên của gia đình tôi. Họ nghiện việc F5 mạng xã hội để cập nhật tin mới, và điều này khiến họ luôn trong tình trạng sợ hãi. Nếu lạm phát thì sao? Nếu chiến tranh thì sao? Nếu thiếu lương thực thì sao? Nếu chính phủ ban hành các điều luật sai lầm thì sao?

Tôi nhận thấy những người xem nhiều tin tức sẽ thường trở nên thụ động. Họ tìm câu trả lời qua người khác. Họ muốn người khác giải quyết vấn đề của họ. Nhưng vấn đề là, cuộc sống luôn có những thử thách lớn. Tôi hiện đang viết cuốn sách tiếp theo của mình, về việc áp dụng Chủ nghĩa Khắc Kỷ vào đầu tư.

Một phần nghiên cứu của tôi là xem xét những lần sụp đổ của thị trường chứng khoán trước đây. Tôi đã đọc rất nhiều bài báo từ đầu năm 2009 khi ý kiến về nền kinh tế và thế giới đang ở mức thấp lịch sử. Trong một bài báo của WSJ, một nhà kinh tế học đã cảnh báo mọi người về một cuộc suy thoái sắp xảy ra: “Không có cách nào chúng ta có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái sâu và kéo dài”.

Chà, đó là lúc mọi thứ dần dần bắt đầu cải thiện trở lại. Đến tháng 6 năm 2009, nước Mỹ chính thức thoát khỏi suy thoái. Mọi thứ dường như luôn tồi tệ hơn khi chúng ta đang ở dưới đáy của một cuộc khủng hoảng.

Khi viết bài này, tôi thấy ngày càng nhiều loại nội dung giống như bạn đã thấy vào năm 2008 và 2009, tất cả đều về cuộc khủng hoảng tài chính. Trong nhiều tháng, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận giảm và triển vọng tăng trưởng ngày càng xuống thấp. Đâu đâu cũng cảnh báo về sự khó khăn của nền kinh tế. Các ngân hàng siết chặt hơn, dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn sẽ khó khăn hơn nhiều.

Chỉ một năm sau, khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, thì thị trường chứng khoán lại lao dốc. Hãy luôn nhớ rằng chúng ta không có quyền kiểm soát những gì ta thấy trên tin tức. Mọi thứ họ nói đều là tin tức vĩ mô. Mọi người đều biết rằng một người không thể kiểm soát nền kinh tế hay chính trị. Chúng ta chỉ kiểm soát hành động và phán đoán của chính mình.

Như Epictetus đã nói, mục tiêu trong cuộc sống của bạn là: “Tận dụng tốt nhất những gì trong khả năng của mình và sử dụng phần còn lại khi điều gì đó xảy ra”.

Mỗi ngày, chúng ta phải nhắc nhở bản thân rằng chúng ta có quyền kiểm soát hành động của mình. Và sức mạnh đó đi kèm với trách nhiệm. Nếu chúng ta lãng phí thời gian và sức lực vào những hoạt động không cải thiện cuộc sống của mình, thì đó là lỗi của chúng ta. Những người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ.

Nếu chúng ta không có vóc dáng cân đối, thiếu năng lượng và sức sống, đó là vì chúng ta đã không tận dụng tốt nhất thời gian và năng lượng của mình. Một số người không đồng ý và thích tiếp tục đổ lỗi cho người khác. Kệ họ. Những gì người khác làm không phải là việc của chúng ta.

Ta hãy cam kết làm điều tốt nhất trong mọi tình huống. Tập trung vào những thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình. Và hãy làm cho những điều chúng ta kiểm soát tốt hơn. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

Spiderum dịch

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách: https://shope.ee/7UoYgxLKUc

menu
menu