Có những đứa trẻ chỉ là "con búp bê" bị bỏ rơi

co-nhung-dua-tre-chi-la-con-bup-be-bi-bo-roi

Nhà triết học Arthur Schopenhauer là người tiên phong triết lý của chính mình cho vấn đề làm thế nào để những người đã đánh mất bản sắc cá nhân vẫn có thể sống được. 

Nhà triết học Arthur Schopenhauer là người tiên phong triết lý của chính mình cho vấn đề làm thế nào để những người đã đánh mất bản sắc cá nhân vẫn có thể sống được. 

Bởi lẽ ông ấy đã từng không thể cảm nhận được ý nghĩa tồn tại của chính mình. Tình trạng này xuất hiện khi ông ấy còn rất trẻ. Ông ấy giống như “một con búp bê” bị mẹ bỏ rơi.

Mẹ của ông – Johanna và cha của ông – Heinrich, mặc dù gấp đôi tuổi nhau nhưng Johanna đã chấp nhận lời cầu hôn của Heinrich vì bà muốn quên đi nỗi đau thất tình, cộng thêm Heinrich xuất thân từ một gia đình danh giá nên nếu xét về mặt tài chính thì bà cũng đã có một cuộc hôn nhân thành công. Mặc dù lấy được một người chồng giàu có nhưng bà lại không thực sự yêu chồng mình - hay kể cả sau này là chính con đẻ của mình.

Khi đạt được thành công phi thường với tư cách là một nữ nhà văn, Johanna đã thành thật thừa nhận rằng: Giống như nhiều bà mẹ khác trên thế giới, ban đầu bà rất thích “chơi búp bê” nhưng sau đó bà nhanh chóng chán trò chơi này. Bà ngày càng khó chịu với con trai và ưu tiên dành thời gian cho thú vui của riêng mình hay tham dự những bữa tiệc sang trọng.

Không còn nhận được bất kỳ sự quan tâm nào từ mẹ mình, Arthur đã cảm thấy tuyệt vọng và chán nản khi chỉ mới sáu tuổi. Chắc hẳn ông ấy đã rơi vào trạng thái bị bỏ rơi. Vậy mà, thay vì dành tình yêu thương cho con, Johanna lại chở cậu bé Arthur đến nhà một người quen ở xa.

Sau đó, Arthur được đào tạo thành một doanh nhân để tiếp quản công việc kinh doanh của cha mình, nhưng mối quan tâm thực sự của ông lại là triết học. Rồi một điều bất hạnh bất ngờ ập đến. Người cha bị tàn tật do đột quỵ của ông đã quyết định tự s á t. Người mẹ nhanh chóng thanh lý cơ sở kinh doanh của chồng mà không hề lắng nghe nguyện vọng của con trai. 

 

Nhờ đó, Arthur có thể bắt đầu nghiên cứu triết học mà ông ấy thích, nhưng ông lại không tin tưởng khi mẹ ông bán đi sản nghiệp mà cha ông đã gầy dựng. Về việc cha mình tutu, Arthur biết rằng cha ông chết vì tuyệt vọng bởi lẽ ông đã chứng kiến thái độ lạnh nhạt của mẹ mình sau khi cha ông lâm bệnh.

Tuy nhiên, lúc đó ông lại không hề trách móc mẹ. Ông vẫn âm thầm làm theo những hành động không thể tha thứ của mẹ. Bởi vì ông vẫn luôn khao khát tình yêu thương từ bà. Những đứa trẻ càng ít được yêu thương thì càng có xu hướng quan tâm tới sắc mặt mẹ để tránh không gây tổn hại đến tâm trạng của mẹ mình.

Sau đó, mẹ ông mở một thẩm mỹ viện ở Weimar bằng tài sản thừa kế của chồng và tiếp xúc với những nhân vật văn học như Goethe. Bà cũng bắt đầu trở nên nổi tiếng với tư cách là một nhà văn và đạt được những thành tựu rực rỡ. Bà được nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng vây quanh và ngưỡng mộ, mối quan hệ giữa Arthur với mẹ bắt đầu xấu đi hoàn toàn khi ông nhìn thấy bà đang yêu đương với một chàng trai trẻ đáng tuổi con trai mình, và cuối cùng hai người đã cắt đứt quan hệ mẹ con. Cũng từ đây triết lý yếm thế của Schopenhauer ra đời. 

Đối với những người chỉ yêu bản thân mình, trẻ em có thể sẽ trở thành những con búp bê để chơi đùa. Nếu như có thứ gì đó thú vị hơn, họ sẵn sàng vứt bỏ những con búp bê đó đi. Tuy nhiên, những con búp bê bị ném đi đó vẫn tiếp tục tìm kiếm cha mẹ của nó. Cũng từ đây mà nhiều tấn bi kịch đau lòng đã xảy ra.

Trích từ cuốn sách: Tâm Lý Học Lập Dị - Bí mật của những hành vi bất thường:

https://s.shopee.vn/5VEnd30h3J 

menu
menu