Dành cho những ai bế tắc trong một mối quan hệ, mà không thể chia tay
Bài viết này, dành cho những ai trong thâm tâm rất bế tắc với một mối quan hệ. Đó là những người vừa khăng khăng níu kéo, mà vừa có sự thôi thúc muốn chia tay - và, hoàn toàn không thể giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan của họ, bằng cách này hay các
Chúng ta, những kẻ bế tắc, cứ nghiêng qua ngả lại giữa hai thời điểm, lúc thì chúng ta cố tự thuyết phục mình rằng "sau tất cả ta vẫn chịu đựng được", lúc thì lại khủng hoảng không lối thoát, khi chúng ta biết rằng mình - bằng cách níu kéo - đang trên đường hủy hoại một cuộc sống mà chúng ta mơ ước. Bị giằng xé giữa nỗi tủi hổ sâu sắc và cảm giác chênh vênh, ngột ngạt, yếu đuối trong việc đối mặt với vấn đề nan giải của bản thân, chúng ta có thể bắt đầu huyễn hoặc rằng: Ai đó hay một thứ gì đó khác - ví như cha mẹ mình, chính phủ, một cuộc chiến tranh, một căn bệnh hiểm nghèo, một mệnh lệnh thần thánh nào đó - có thể giải quyết vấn đề thay cho chúng ta một cách thần kỳ; giống như những đứa trẻ tuyệt vọng, chúng ta hy vọng hết lần này đến lần khác, rằng một điều gì đó biết đâu đó sắp xuất hiện.
Nhưng bởi vì cuối cùng thì ai cũng phải trưởng thành, trở thành người mà có thể biến chuyển hoàn cảnh, bằng chính nội lực của bản thân, chúng ta có thể chuyển từ việc mắc kẹt với vài ý nghĩ ít ỏi sang việc tăng cường sự kiên định của bản thân:
1
Để bắt đầu, chúng ta cần hiểu rằng: ta ở trong tình trạng này không phải bởi vì ta xấu xa, ta là kẻ nhẹ dạ hoặc có khi vì thiếu may mắn, mà là bởi chúng ta có một tuổi thơ bất hạnh. Điều này nghe có vẻ như một xuất phát điểm tệ hại để bắt đầu và giọng điệu có thể nghe ra quá chắc chắn nữa. Vấn đề xuất hiện hết sức đơn giản như đã được cấu trúc, tuy nhiên hậu quả xấu vô phương cứu chữa, có thể cảm nhận trong thực tế. Bất kỳ ai trên trái đất này đều có thể có kết cục không vui vẻ gì trong một mối quan hệ.
Nhưng mà, những ai dính mắc sâu sắc vào nó, những ai không thể tìm thấy can đảm thiết lập một cuộc đối thoại đầy khó khăn và tiến lên, những ai mất hàng năm trời cảm thấy xấu hổ cùng cực về điều họ mong muốn và ngờ vực về quyền của họ trong việc hướng đến bất cứ điều gì xứng đáng hơn - những con người này là số ít ỏi cá biệt của nhân loại: họ là những người mà khi họ còn nhỏ, đã chưa bao giờ học được bài học về quyền tự quyết (self-assertion) - họ là những tạo vật mông lung chưa bao giờ cảm thấy rằng họ có quyền trong việc nói ra cho người khác biết mình cần gì và kiên định với viễn cảnh về sự mãn nguyện của mình dù cho những vấn đề ngắn hạn có thể đòi hỏi có là gì đi nữa.
2
Tuy nhiên cho dù có những gì đang van lơn đi nữa, vấn đề là có một phần nhỏ trong chúng ta sẽ không thực sự để mình chết đi như thế, đó là lý do tại sao chúng ta ở đây, một phần trong chúng ta - một cách lúng túng - từ chối câm nín và sự kìm nén. Cái phần lành mạnh của chúng ta sẽ không để chúng ta tiếp tục sống mà không có tình yêu, không có sự thân mật và gần gũi mà chúng ta khao khát. Một phần trong chúng ta giống như hạt giống đang nảy mầm với sức mạnh đầy đủ để lách mình qua tấm bê tông nặng cả một tấn để chạm tới ánh sáng. Hãy tìm hạt giống ấy và làm cho nó nảy mầm.
3
Chúng ta hoài nghi tính chính đáng về khát vọng của chính mình. Có công bằng không khi muốn điều chúng ta mong ước? Có bình thường không khi tìm kiếm bất cứ thứ gì đang thiếu trong mối quan hệ ấy: yêu thương nhiều hơn, đồng điệu nhiều hơn, sex nhiều hơn, tôn trọng nhiều hơn, nhiều tiếng cười hơn?
Chúng ta theo một cách nào đó, yêu một người, để nhận ra những điều ấy sai lầm. Nhưng sự thực là không bao giờ có một thước đo khách quan trong những vấn đề như thế này. Chúng ta muốn điều chúng ta muốn và dù cho tranh cãi với chính mình bao nhiêu cũng không thể làm cho sự khao khát của chúng ta vơi đi hoặc là cơ bản kìm hãm nhu cầu của mình. Con đường phía trước không phải kêu gọi chúng ta tự làm khó mình hay câm nín - mà hãy học cách tôn vinh và khéo léo bảo vệ sự phức tạp bên trong chính mình trước những người khác.
4
Chúng ta theo thời gian tự nhiên sợ cảm giác cô đơn một mình. Trong tâm trí của chúng ta nổi lên suy nghĩ, sau khi thoát khỏi mối quan hệ này, chúng ta không còn nghĩ đến một kịch bản hứa hẹn, tốt đẹp hơn nào khác trong tương lai. Chúng ta tự kết án bản thân sẽ sống cô độc cả đời. Đó là một cảm giác về cơ bản là vô giá trị và chẳng mấy hấp dẫn, thứ đã biến tình trạng độc thân tiềm năng, thành điều chúng ta đoán chắc nó phải là như thế: một bi kịch cứ tiếp diễn và mãi mãi về sau này.
Để trấn tĩnh bản thân, chúng ta hãy nhớ về một sự thật dù đau lòng nhưng cực kỳ an ủi. Dù hiện tại, chúng ta có một người nào đó để cùng chia sẻ một cái bánh pizza vào những buổi chiều chủ nhật, nhưng chúng ta vẫn thấy như là cô đơn một mình. Điều chúng ta sợ có thể xảy ra đã xảy ra rồi. Chúng ta sẽ không làm trầm trọng thêm sự lẻ loi của mình bằng cách rời khỏi đó, chúng ta sẽ thực hiện bước thích hợp đầu tiên hướng đến việc kết thúc tình trạng này.
5
Người bị bế tắc thì lo lắng khổ sở bị tê liệt bởi các khó khăn tiềm năng có thể nảy sinh; có khả năng họ cũng do dự nhiều như: khi hỏi người lạ phòng vệ sinh ở đâu. Vì thế bây giờ họ lo lắng người kia có hồi phục sau chia tay được không, bạn bè sẽ nói gì, gia đình sẽ đối mặt xử lý như thế nào... Điều cuối cùng họ nghĩ đến là cuối cùng mọi người sẽ ngăn cản đến mức nào.
Sự thật dù kinh khủng nhưng mang tính giải phóng chúng ta là: người ta không thật sự quan tâm nhiều lắm đâu. Thậm chí đến cả người yêu bị tổn thương của ta cũng sẽ hồi phục lại - và trở nên trân quý những lợi ích của sự tự do, trái ngược lại với việc chịu đựng việc đậy kín lại cảm xúc chưa được chữa lành vẫn cứ ở đó đau âm ỉ trong trái tim họ. Cuộc sống bình lặng là một điều đẹp đẽ và tốt lành, nhưng nó chỉ có thể mãi như thế khi nó đặt trên đỉnh của mối quan hệ hài hòa phát triển hơn là khi nó bị thúc đẩy như là một sự lựa chọn vì sự phát triển chỉ một phía. Thà tan đàn xẻ nghé còn hơn là níu kéo mối quan hệ chỉ trên danh nghĩa.
Cách chúng ta bắt đầu thoát ra khỏi bế tắc bằng một hành động nghe hoàn toàn lạ tai: đó là quý trọng mình hơn một chút. Cứ từ từ, chúng ta phải chấp nhận quan điểm rằng một mối quan hệ không phải để đau khổ; nhiều thứ thì cần thiết nhưng không quá nhiều như chúng ta nghĩ - và không ai sẽ chúc mừng khi chúng ta nằm trên giường chịu chết vứt bỏ đi cuộc sống của chính mình.
Chúng ta không đau khổ vì chúng ta cần khổ đau, nhưng bởi vì chúng ta được nuôi lớn bởi những người mà việc đau khổ cảm thấy quá quen thuộc dù nó kinh khủng và bức bách. Chúng ta cần tiến hành trọn vẹn bước đi chưa từng được biết tới đó là nói với thế giới điều chúng ta thật sự, thật sự muốn - và dám tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt được điều đó.
Nguồn bài dịch: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/for-those-stuck-in-a-relationship/
Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng
https://www.compassio.info/