Đánh đít trẻ làm tăng hành vi chống đối xã hội và làm chậm sự phát triển trí tuệ

danh-dit-tre-lam-tang-hanh-vi-chong-doi-xa-hoi-va-lam-cham-su-phat-trien-tri-tue

90% nghiên cứu về đánh đít trẻ đều nhất trí rằng nó tiêu cực đối với trẻ.

Một cuốn sách mới bao gồm nghiên cứu với hơn 7000 gia đình Mĩ cộng với số liệu từ 32 quốc gia khác đã phát hiện thấy việc đánh đít là có hại cho trẻ.

Cuốn sách của giáo sư Murray Straus (Đại học New Hampshire) và các cộng sự, phát hiện thấy 4 thập kỷ nghiên cứu phản đối mạnh mẽ việc đánh đít trẻ (Straus và cộng sự, 2013; The primordial violence: spanking children, psychological development, violence, and crime).

Dù nó có thể có hiệu quả để chỉnh sửa hành vi của trẻ thì nó không có bất kì lợi ích nào so với những phương pháp khác, và nó cũng có những bất lợi nghiêm trọng.

Giáo sư Straus giải thích:

“Nghiên cứu cho thấy việc đánh đít chỉnh sửa hành vi xấu. Nhưng nó cũng chỉ ra việc đánh đít không có hiệu quả tốt hơn so với những phương pháp điều chỉnh hành vi xấu khác, như phạt bé úp mặt vào tường trong khoảng thời gian ngắn, giải thích và lấy đi những đặc quyền của trẻ.”

Theo nghiên cứu, hơn 90% các nghiên cứu nhất trí rằng việc đánh đít là không tốt cho trẻ.

Vấn đề là việc đánh đít có liên quan với:

Sự phát triển trí tuệ kém hơn.

Sự gắn bó tình cảm giữa bố mẹ và trẻ yếu đi.

Gia tăng nguy cơ đứa trẻ sẽ đánh những đứa trẻ khác.

Gia tăng nguy cơ đứa trẻ sau này sẽ đánh bố mẹ chúng.

Giáo sư Straus bổ sung thêm:

“Hơn 20 quốc gia hiện nay đã cấm bố mẹ đánh đít trẻ. Có một sự đồng thuận mới xuất hiện cho rằng đây là một quyền con người cơ bản của trẻ em. Hoa Kỳ đang yêu cầu tất cả các quốc gia nghiêm cấm việc đánh đít trẻ. Không bao giờ đánh đít trẻ sẽ không chỉ giúp làm giảm nguy cơ phạm pháp và các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà nó còn đem lại cho trẻ quyền không bị tấn công cơ thể dưới tên gọi kỷ luật, cũng giống như những người vợ đạt được quyền con người đó cách đây hơn 1 thế kỷ.”

Nguồn

https://www.spring.org.uk/2013/12/spanking-children-promotes-antisocial-behaviour-and-slows-mental-development.php

menu
menu