Danh tiếng và cuộc chiến ngầm giữa anh chị em

danh-tieng-va-cuoc-chien-ngam-giua-anh-chi-em

Sống dưới cái bóng của một người anh, người chị được hàng triệu người ngưỡng mộ sẽ ra sao đây?

Khi nhìn thấy hình ảnh anh chị em ruột của những người nổi tiếng, chúng ta thường thoáng nghĩ: "Tội nghiệp thật!". Sống dưới cái bóng của một người anh, người chị được hàng triệu người ngưỡng mộ sẽ ra sao đây?

Chúng ta nghĩ vậy bởi bản năng hiểu rõ sức tàn phá của lòng đố kỵ. Việc có một người anh chị em nổi tiếng dễ khiến ta cảm thấy mình thật nhỏ bé, thật tầm thường. So sánh với họ chỉ toàn là nỗi tủi hổ và buồn bã. Ta sẽ không ngừng tự hỏi: "Tại sao không phải là mình? Tại sao họ có mà mình lại không?" Chúng ta đã quá quen với cảm giác ghen tỵ trong mối quan hệ anh chị em, thế nên tự nhiên mà ta thấy thương họ vô cùng.

© ins news agency ltd

Khả năng cảm thông này cũng dẫn ta đến một sự thật về cách lòng đố kỵ vận hành. Ta không ghen tỵ với tất cả mọi người như nhau. Ta chỉ ghen với những người mà ta cảm thấy bằng vai phải lứa, nhưng bằng cách nào đó, họ lại đạt được những thứ mà ta không có. Và không ai ta cảm thấy “ngang hàng” hơn chính những người lớn lên cùng ta trong một gia đình.

Họ có cùng xuất phát điểm, cùng điều kiện sống, cùng những lợi thế và hạn chế như ta. Ta hiểu họ đến từng chân tơ kẽ tóc. Nhưng giờ đây, tại sao họ lại là minh tinh màn bạc, tổng thống hay đại gia tỷ đô, còn ta thì không? Những điều họ có chẳng còn là những thứ mơ hồ xa vời như một câu chuyện cổ tích nữa – mà lại rất thật, rất gần, và chính điều đó khiến ta bị loại ra khỏi cuộc chơi. Cảm giác này vừa nặng nề, vừa day dứt. Có những ngày, nó gần như không thể chịu nổi.

Điều trớ trêu là, trong xã hội hiện đại, ai cũng cảm thấy mình như đang sống giữa một biển “anh chị em” – nhưng không phải kiểu gắn bó, mà là kiểu đối thủ. Chúng ta sống trong một thế giới đề cao sự bình đẳng (ít nhất là trên lý thuyết), nơi mọi người đều được khuyến khích tin rằng: “Bạn có thể làm bất cứ điều gì, chỉ cần bạn cố gắng đủ nhiều và đặt tâm huyết vào đó”.

Thoạt nghe thì rất tích cực, nhưng chính tinh thần này lại khiến chúng ta càng dễ rơi vào trạng thái đố kỵ. Nó biến bất kỳ ai có thành tựu nổi bật thành một “người anh/chị em” tiềm năng – người khiến ta luôn phải tự hỏi: “Tại sao mình không thể như họ?”.

Chúng ta dễ cảm thông với anh chị em ruột của những người như Brad Pitt hay Victoria Beckham, bởi ta hiểu họ phải chịu áp lực ra sao khi so sánh với ánh hào quang của người thân. Nhưng thật ra, ở một khía cạnh nào đó, chính chúng ta cũng đang ở trong tình thế tương tự. Hàng loạt “anh chị em hờ” ngoài kia – những người mà thành công của họ như cứa vào lòng tự tôn của ta – đang âm thầm khiến ta phát điên.

Đã đến lúc ta cần đối xử tử tế với chính mình. Cuộc đời phân phát đồ chơi chẳng hề công bằng – điều đó hoàn toàn bình thường và đáng để ta buồn bã hay lo lắng.

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng: không phải ai cũng được sinh ra với những lợi thế giống nhau, và đó không phải lỗi của chúng ta. Thay vì bị cuốn vào vòng xoáy so sánh, hãy nhớ rằng cảm giác này là một phần tự nhiên của con người. Học cách buông bỏ và yêu thương bản thân là món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng cho chính mình trong một thế giới không ngừng chạy đua để tìm kiếm ánh hào quang.

Nguồn: ON FAME AND SIBLING RIVALRY – The School Of Life

menu
menu