Đổ lỗi cho cha mẹ không thể giúp bạn chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

do-loi-cho-cha-me-khong-the-giup-ban-chua-lanh-nhung-ton-thuong-tam-ly-thoi-tho-au

Nhắc đến chủ đề “vết thương tâm lý”, phản ứng của nhiều người là đi lục lại những vấn đề trong quá khứ của gia đình mình để giải thích cho những tổn thương tâm lý mà mình phải chịu đựng.

Nhắc đến chủ đề “vết thương tâm lý”, phản ứng của nhiều người là đi lục lại những vấn đề trong quá khứ của gia đình mình để giải thích cho những tổn thương tâm lý mà mình phải chịu đựng. Họ cho rằng cha mẹ đã kìm hãm sự phát triển của họ, áp đặt những điều luật vô lý lên cuộc sống của họ, làm tổn thương cảm xúc của họ,... như thể trút bỏ hết mọi ấm ức của thời thơ ấu là có thể chữa lành mọi vết thương vậy.

Trước hết, phải công nhận rằng phần lớn cha mẹ mắc lỗi trong việc nuôi dạy con cái, bởi người ở thời đại nào cũng có hạn chế riêng trong phương diện nuôi dưỡng. Ngay cả khi bố mẹ là những người có phương pháp giáo dục khoa học và tiến bộ nhất ở thời điểm đó, cũng chưa chắc họ có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của con cái trong tương lai.

Ngoài ra, bố mẹ mắc sai lầm trong giáo dục con cái có thể chỉ vì họ cũng từng trải qua tổn thương tương tự nhưng lại không hề hay biết. Hiện tượng này được gọi là “sang chấn liên thế hệ”. Một gia đình hoàn toàn hạnh phúc, không bao giờ làm tổn thương nhau thực sự rất hiếm có trong xã hội này.

Mặt khác, chuyên gia tâm lý Vương Gia Duyệt (tác giả cuốn sách "Thấu hiểu tâm lý - Chữa lành nội tâm") cho rằng, nguyên nhân chính gây ra những vấn đề tâm lý của người trưởng thành là do các mối quan hệ hiện tại và khả năng thích nghi của người đó, chứ không phải là trải nghiệm vết thương trong quá khứ như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nhiều người dù có tuổi thơ không hạnh phúc nhưng họ vẫn có địa vị xã hội và cuộc sống tốt đẹp, chỉ cần họ biết xây dựng lại các mối quan hệ một cách hòa hợp mà thôi.

Vì vậy, thay vì oán trách và đổ lỗi cho cha mẹ và quá khứ không thể thay đổi được, bạn có thể chọn một cách tiếp cận lành mạnh hơn để xoa dịu những vết thương tâm lý:

- Thứ nhất, chủ động tìm kiếm, tạo một mối quan hệ thân mật đáng tin cậy, cải thiện quan hệ với mọi người;

- Thứ hai, tìm hiểu lại trải nghiệm vết thương và thay đổi cơ chế phản ứng của mình.

Nói tóm lại, quá trình chữa lành tâm lý không đơn giản để giải tỏa cảm xúc hay đẩy trách nhiệm lên người nuôi dưỡng, mà là để tìm ra những phần có thể được chữa lành, sửa chữa và thay đổi từ trong những chi tiết nhỏ nhoi của quá khứ, từ đó thực sự trưởng thành hơn.

Trong cuốn sách THẤU HIỂU TÂM LÝ – CHỮA LÀNH NỘI TÂM, chuyên gia tâm lý Vương Gia Duyệt đưa ra đặc trưng của các vết thương tâm lý nói chung, phân biệt 7 loại hình vết thương tâm lý thường gặp và gợi ý phương pháp giúp bạn chữa lành những thương tổn này. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn xoa dịu những tổn thương tâm lý thời thơ ấu.

Mời bạn đặt sách tại: https://shope.ee/4pmJuVw704

menu
menu