Dụ Ngôn Hang Động Của Plato - The school of Life

du-ngon-hang-dong-cua-plato-the-school-of-life

Người Hy Lạp cổ đại đã nhấn mạnh rằng triết học không chỉ là một bài tập trừu tượng phức tạp. Theo họ, nó là một kĩ năng vô cùng hữu ích mà tất cả chúng ta cần phải học và thực hành để giúp mình có cuộc sống tốt hơn.

Người Hy Lạp cổ đại đã nhấn mạnh rằng triết học không chỉ là một bài tập trừu tượng phức tạp. Theo họ, nó là một kĩ năng vô cùng hữu ích mà tất cả chúng ta cần phải học và thực hành để giúp mình có cuộc sống tốt hơn. Không ai tin tưởng vào điều này hơn Plato. Ông là người say đắm trong những biện luận của mình về triết học như là một cách trị liệu cho tâm hồn. Một trong những câu truyện ấn tượng nhất mà ông nói về sức mạnh của triết học là "The Allegory of the Cave" (Ngụ ngôn về hang đá).

Nó có lẽ là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Triết học. Đây là câu chuyện ông viết để so sánh "tác động của giáo dục và sự thiếu giáo dục lên bản chất con người". Mở đầu tác phẩm thứ 7 một tuyệt tác của ông " Cộng Hoà", The Cave, Plato nói với chúng ta về một số người sống như giam cầm trong một hang động. Họ luôn luôn sống ở đó và không biết gì về thế giới bên ngoài. Không có ánh sáng tự nhiên trong hang động, chỉ có những bức tường ẩm ướt và tối tăm. Tất cả cư dân nơi đây chỉ có thể nhìn thấy bóng mọi vật phản chiếu lên tường bởi ánh sáng của ngọn lửa. Họ bị thu hút bởi các phản xạ của động vật, thực vật và con người. Hơn thế nữa, họ cho rằng những cái bóng là có thật, và chỉ cần dành nhiều sự chú ý vào chúng, bạn sẽ trở nên hiểu biết và thành công trong cuộc sống. Và tất nhiên, họ không nhận ra, thật ra cái mà họ nhìn thấy chỉ là những cái bóng. Họ trò chuyện về những cái bóng một cách nhiệt tình và lấy làm tự hào vì trí tuệ và sự tinh tế của mình. Cho đến một ngày, sự bình lặng thay đổi, ai đó đã khám phá ra cách để ra khỏi hang động và mở đường ra không gian bên ngoài.

Đầu tiên, nó đơn giản chỉ là khao khát. Anh ấy bị lóa mắt bởi sự rực rỡ của ánh mặt trời. Lần đầu tiên, anh ta thấy tất cả mọi thứ được chiếu sáng rực rỡ như vậy đôi mắt của anh ấy dần dần được điều chỉnh và nhìn vạn vật trong hình dạng đích thực của chúng đây là những thứ mà trước kia mà anh ta chỉ biết đến cái bóng. Anh ta nhìn thấy trực tiếp bông hoa, màu sắc của những con chim, sắc thái của vỏ cây. Anh ta quan sát những ngôi sao và hiểu biết sự bao la và tuyệt vời của bản chất vũ trụ.

Như Platon diễn đạt một cách trang trọng:

Vì lòng trắc ẩn, người đàn ông mới được giác ngộ này The Allegory quyết định rời khỏi thế giới tràn ngập ánh nắng phía trên và quay trở lại hang động để giúp đỡ các bạn của mình, những người vẫn còn đang sa lầy trong những sai lầm và ngộ nhận. Bởi vì anh ấy trở nên hăng hái với thế giới đầy ánh sáng phía trên, anh ta hầu như không thể nhìn thấy gì ở dưới lòng đất. Anh ta đi dọc theo hành lam ẩm ướt và trở nên bối rối. Anh ta thấy dường như mọi người hoàn toàn không ấn tượng khi anh quay trở lại và cố gắng giải thích cho họ mặt trời là gì, hay cái cây có hình dáng thật sự như thế nào. Những người sống trong hang châm chọc, sau đó nổi giận và cuối cùng còn âm mưu giết chết anh ta.

Câu chuyện hang động là một câu chuyện ngụ ngôn của cuộc sống về sự giác ngộ của loài người. Cư dân hang động là loài người trước khi có triết học. Mặt trời là ánh sáng của chân lý. Nhà triết học bị cô lập khi họ nói lên sự thật, khi họ đem tri thức của mình trao cho những người khác, những người không sốt sắng cho sự tư duy. Theo Platon, chúng ta đều ít nhiều sống trong bóng tối. Nhiều người trong số chúng ta đều lo lắng về một số thứ như sự nổi tiếng, đối tác hoàn hảo, một địa vị cao trong công việc là những thứ phù phiếm hơn chúng ta nghĩ nhiều, phần lớn chúng chỉ là bóng ma mà nền văn hóa của chúng ta chiếu lên bức tường tâm trí đầy khiếm khuyết và dễ vỡ của con người. Nhưng bởi mọi người quanh ta đều quả quyết rằng chúng là thật, là hiện hữu, nên từ nhỏ ta đã phải tin theo chúng.

Đây không phải lỗi của cá nhân ta. Chẳng ai chọn ở trong hang cả. Đó vốn dĩ chỉ là nơi khởi điểm của thủy tổ loài người. Chúng ta đều khởi đầu ở một nơi đầy khó khăn. Nếu giống như người đàn ông trong câu truyện của Platon, bạn thẳng thừng bảo mọi người là họ sai. Bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả, bạn sẽ gây ra xung đột sâu sắc và còn nguy hiểm cả tính mạng nữa. Athens cuối cùng cũng đẩy Socrates, bạn của Platon đến cái chết đó thôi. Platon biết rõ những gì người trong hang sẽ làm với người đàn ông 'biết đến mặt trời' kia từ trải nghiệm trực tiếp của ông. 

Giải pháp, theo Platon, là quá trình phổ biến nền giáo dục triết học một cách cẩn thận và có kiểm soát. Ở đây ông nói về phương pháp đặt câu hỏi, do Socrates lập ra, mà chúng ta thường được biết đến với tên gọi "Phương pháp Socrates". Đây là quá trình rất chậm rãi hiền lành. Bạn không giảng giải, bêu tên hay ép buộc ai phải đọc một cuốn sách nhất định nào.

Intellectual Modesty

Bạn chỉ bắt đầu bằng một lời thú thật trí tuệ mà khiêm tốn đó là không ai biết mọi thứ cả. Bao giờ cũng tốt khi nhấn mạnh: "sự thông tuệ khởi đầu từ việc thú nhận bản thân mình vô tri". Thú nhận bạn không hiểu rõ nhà nước nên làm gì, mục đích thực sự của chiến tranh hay một mối quan hệ tốt đẹp được vận hành như thế nào. Sau đó bạn hỏi người khác họ nghĩ gì rồi dần dần các bạn cùng nhau tìm ra câu trả lời. Mọi người thường sẽ tự tin, hay buồn thay, là quá tự tin. Họ có thể bảo bạn thực ra mấy chuyện đó dễ hiểu lắm và ai mà chẳng biết câu trả lời từ đời nào rồi. Bạn phải hết sức kiên nhẫn với kiểu ra vẻ anh hùng này. Nếu họ đi chệch khỏi vấn đề chính, bạn phải vui vẻ mà dẫn dắt trở lại. Phải dành ra nhiều thời gian, tham gia nhiều cuộc nói chuyện từ ngày này sang ngày khác. Phương pháp nói chuyện này có cơ sở từ một sự tin tin đáng yêu rằng với sự cổ vũ đúng đắn, một lúc nào đó con người sẽ tìm ra cách giải quyết đời mình và phát hiện ra lỗ hổng trong lập luận của mình. Nếu bạn dẫn dắt họ đến những điểm hóc búa, một cách cẩn thận và kín đáo, không đánh giá, trách cứ hay nổi xung gì với họ. Bạn không thể dạy bất cứ ai về bất kỳ cái gì nếu khiến họ nghĩ mình ngốc nghếch.

Dù nếu ban đầu họ có ngốc thật. Chúng ta ai chẳng khởi đầu từ hang đá, nhưng tầm nhìn sáng suốt và thâm sâu của Plato là chúng ta không phải ở lại mãi đó, và con đường đi ra, đơn giản được gọi là triết học, triết lý. Đó là vầng mặt trời, mà ánh sáng của nó sẽ dẫn dắt ta, tia sáng của nó sẽ cho ta bản chất của vạn vật, sẽ soi rọi dạng hình của mọi thứ.

Xem video

Dịch bởi openedu.vn

Về The School of Life:
 
Chọn sứ mệnh giúp mọi người sống cuộc đời viên mãn hơn, The School of Life (TSOL) cung cấp các khoá học và những cuốn sách chia theo 6 mảng chính: tìm hiểu bản thân (self-knowledge), các mối quan hệ (relationships), công việc (work), sự tĩnh tại (calm), tương tác xã hội (sociability), và giải trí (leisure). Điểm khác biệt làm nên thương hiệu và đế chế TSOL nay đã phủ sóng sang cả Trung Đông và Đông Á là bàn tay lèo lái của người sáng lập Alain de Botton, có thể coi là hoàng tử triết học đương đại số 1 trên thế giới. Cử nhân Lịch sử tại Cambridge, Thạc sỹ Triết học tại King's College, anh thông tuệ triết học, văn học, từ cổ điển đến hiện đại, và sở hữu một sự hài hước mang tính bác học thâm thuý. Những đúc kết của anh từ kho trí tuệ của cổ nhân có thể là câu trả lời cho hầu hết bể khổ của kiếp người.

 

menu
menu