Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn
"ĐỨA TRẺ HIỂU CHUYỆN THƯỜNG KHÔNG CÓ KẸO ĂN” – Cuốn sách dành cho những thời thơ ấu đầy vết thương.
“Có 9 bạn nhỏ mà lại chỉ có 8 viên kẹo thì nên chia thế nào cho công bằng?”
“Thế em không ăn nữa.”
Đấy, đứa trẻ hiểu chuyện không được ăn kẹo.
"ĐỨA TRẺ HIỂU CHUYỆN THƯỜNG KHÔNG CÓ KẸO ĂN” – Cuốn sách dành cho những thời thơ ấu đầy vết thương.
Trên đời này có một điều rất kỳ diệu, đó là bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình trở nên hoàn hảo theo một hình mẫu giống hệt nhau.
Lanh lẹ, khôn khéo, dễ thương, luôn nhìn cha mẹ với gương mặt tươi cười trong sáng.
Khi người lớn yêu cầu chúng làm gì đó, chúng sẽ vui vẻ làm theo. Không phàn nàn, không oán trách, không cáu gắt, lại càng không phản kháng cãi cự.
Những khi cha mẹ mệt mỏi hay chán chường, chúng sẽ rúc vào lòng cha mẹ như một chú chim nhỏ, giúp họ giải tỏa ưu tư phiền muộn.
Thậm chí ngay cả khi cha mẹ cáu giận, đối xử bất công với chúng, chúng cũng phải nhanh chóng tha thứ, dịu dàng an ủi ngược lại cha mẹ.
Chúng chẳng khác nào một con búp bê phó mặc hoàn toàn cho người khác sắp xếp. Thà bản thân chịu thiệt cũng không để cha mẹ buồn lòng.
Nhưng bạn biết không, đằng sau những đứa trẻ hiểu chuyện ngoan ngoãn trong mơ ấy, hóa ra lại toàn là sự tổn thương. Chúng không muốn tổn thương người khác, vì vậy chúng lựa chọn tổn thương chính mình.
Mà chúng làm tất cả những điều đó chỉ đơn giản là vì yêu thương cha mẹ mình mà thôi.
Nếu bạn cũng từng là một đứa trẻ như thế, từng phải hạ thấp bản thân, từng buộc phải nhường nhịn người khác, từng phải học cách nhận biết sắc mặt từ khi còn quá nhỏ… thì nhất định đừng bỏ qua cuốn sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh.
Với tư cách cố vấn cấp hai quốc gia, Nguyên Anh đã từng là người tìm cách chữa lành vết thương cho hàng nghìn tâm hồn mang theo tổn thương thời thơ ấu. Từng câu, từng chữ bà viết nên đều xuất phát từ những câu chuyện hoàn toàn có thật.
Có thể sau khi đọc xong, những vết thương của bạn vẫn sẽ chẳng thể lành lại vĩnh viễn, nhưng chỉ cần bạn cảm thấy ổn hơn một chút, như vậy là đủ rồi.
Thông tin về cuốn sách tại: