Giữ em thật chặt 

giu-em-that-chat 

Hầu hết những cuộc cãi vã thực sự đều là sự phản kháng chống lại sự gián đoạn cảm xúc. Bên dưới của sự căng thẳng này, nửa kia đang tìm kiếm trong tuyệt vọng để trả lời cho câu hỏi rằng: Anh có đang ở đó vì em không?

Tình yêu cần lắm cảm giác yên tâm từ những cú chạm nhẹ nhàng. Hầu hết những cuộc cãi vã thực sự đều là sự phản kháng chống lại sự gián đoạn cảm xúc. Bên dưới của sự căng thẳng này, nửa kia đang tìm kiếm trong tuyệt vọng để trả lời cho câu hỏi rằng: Anh có đang ở đó vì em không?

– Đăng bởi Sue Johnson,ngày 1 tháng 1 2009-chỉnh sửa ngày 1 tháng 7 2014 

Tôi trưởng thành trong một quán rượu của cha mẹ ở Anh quốc, nơi đã từng luôn luôn tràn ngập những vở kịch. Và tất cả những vở kịch- đấu tranh, những giọt nước mắt, những cơn thịnh nộ- đều xoay quanh tình yêu. Tôi cũng đã từng chứng kiến cha mẹ tôi hủy hoại thứ tình cảm mà họ đã giành cho nhau. Từ khi đó tôi bắt đầu đi trên con đường để trả lời cho câu hỏi chính xác tình yêu là gì? Mẹ tôi diễn tả nó như một "khoảnh khắc buồn cười trong 5 phút". Nó còn được gọi là sự hòa trộn bí ẩn giữa cảm tính và tính dục. Hoặc sự kết hợp giữa sự say mê và sự đồng hành. Chà nó có vẻ nhiều hơn thế.

Sự thấu hiểu của tôi, lượm lặt từ nghiên cứu và tham khảo hơn một ngàn cặp tình nhân trong 35 năm, đã được kết hợp với cấu trúc của những công trình nghiên cứu khoa học, quay lại quan điểm mà tôi có thể khẳng định với sự tự tin rằng chúng tôi biết rõ tình yêu là gì. Đó là trực giác và cũng chưa cần phải phải làm cho nó rõ ràng: nó là một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ cho một sự gắn kết cơ bản và an toàn với một ai đó. Thông qua sự gắn kết này, những cặp đôi đang yêu bắt đầu nương tựa vào nhau về mặt tình cảm bằng cách chăm sóc, chân thật với nhau và sự bảo vệ.

Chúng ta có một nhu cầu thầm kín đòi hỏi sự gắn kết về tình cảm và trách nhiệm với những người quan trọng với ta. Đó là một phản ứng sinh tồn, nguồn lực điều khiển của sự gắn kết vì sự an toàn mà một cá thể non nớt tìm kiếm từ người mẹ của nó. Quan điểm này chính là hạt nhân trung tâm của lý thuyết về sự gắn kết. Phần lớn bằng chứng chỉ ra nhu cầu gắn kết để được bảo vệ chưa bao giờ chấm dứt; nó tiến hóa khi ta trưởng thành và trở thành nhu cầu tìm kiếm sợi dây tình cảm gắn kết với một người bạn đời. Hãy nghĩ về cách mà một người mẹ ngắm nhìn trìu mến người con của cô ấy, cũng giống như hai người đang yêu nhìn vào mắt nhau.

Mặc dù văn hóa của chúng ta luôn coi sự phụ thuộc như một thứ không tốt, một sự hèn yếu, nhưng thực chất không phải vậy. Gắn kết với một ai đó đem cho chúng ta cảm giác an toàn và yên tâm tuyệt đối. Tin tưởng vào một người bạn người mà sẽ luôn có mặt khi bạn gọi, để biết rằng bạn quan trọng với anh ấy hoặc cô ấy như thế nào, cảm giác bạn được trân trọng, và rằng người ấy sẽ luôn đáp ứng nhu cầu cảm xúc của bạn.

Lý luận cơ bản của lý thuyết về sự gắn kết đó chính là sự cô lập – không chỉ là cô lập về mặt thể chất mà còn là về tinh thần – là một sự thương tổn tinh thần đối với con người. Bộ não chắc chắn sẽ mã hóa nó như một sự nguy hiểm. Gloria Steinem có lần đã nói một người phụ nữ cần một người đàn ông như một con cá cần một chiếc xe đạp. Thật vô nghĩa.

Vở kịch tình yêu mà tôi đã xem được diễn tại quán bar mỗi đêm khi tôi còn là một đứa trẻ hoàn toàn bị chi phối bởi sự khao khát của con người hướng đến sự gắn kết về tình cảm,bản năng sinh tồn bức thiết mà chúng ta trải nghiệm từ trong nôi cho đến khi trở về với cát bụi. Một khi chúng ta cảm thấy thực sự hoàn toàn liên kết với đối tượng,chúng ta có thể tha thứ cho những nỗi đau mà họ sẽ – chắc chắn – gây ra cho chúng ta trong quãng đường đời mỗi ngày.

SỰ GẮN KẾT TAN VỠ 

Chúng ta bắt đầu gắn kết chặt chẽ và có trách nhiệm với những đối tác hiện diện trong cuộc đời ta. Nhưng mức độ chú ý của chúng ta có xu hướng giảm dần theo thời gian. Chúng ta sau đó sẽ trải nghiệm những khoảnh khắc của sự chấm dứt kết nối, đó là những lúc chúng ta không biểu lộ nhu cầu rõ ràng. Anh ấy buồn và thật sự cần được chăm sóc, nhưng cô ấy đã bỏ mặt anh ấy một mình, nghĩ rằng anh ấy cần khoảng trống. Những khoảng thời gian này thật sự không thể không trải qua trong một mối quan hệ. Giống như khi bạn nhảy với một ai đó, các bạn cũng sẽ dẫm lên chân nhau thỉnh thoảng một lần.

Mất đi kết nối với người ta yêu thương gây tổn hại đến cảm giác an tâm của chúng ta. Chúng ta chủ yếu trải nghiệm một cảm giác đó là sự hoảng loạn. Nó sẽ thiết lập một tín hiệu cảnh báo trong hạch não,trung tâm của nỗi sợ, nơi chúng ta làm quen cao độ với mọi điều đe dọa. Một khi hạch não phát ra một lời cảnh báo, chúng ta không suy nữa-chúng ta hành động. Đe dọa chúng thể đến từ thế giới bên ngoài hoặc từ tư tưởng bên trong.Nhận thức chính là yếu tố quyết định chứ không phải thực tế bên ngoài. Nếu chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi trong những giờ phút cần thiết nhất, chúng ta bị thiết lập phải đi trạng thái hoảng loạn.

Chính những gì chúng ta làm tiếp đó, sau khi mọi thứ đã tan vỡ, sẽ gây tổn thương lớn lên mối quan hệ của chúng ta. Các bạn có thể quay lại và hàn gắn không? Nếu không,các bạn sẽ bắt đầu bị kéo vào những cuộc chiến mà chúng theo một khuôn mẫu nào đó.Tôi gọi chúng là “những cuộc đối đáp của quỷ”. Nếu chúng được nuôi dưỡng và trở nên mạnh lên, chúng sẽ bắt đầu xâm chiếm và đem đến sự cô lập về cảm xúc. Mối quan hệ của bạn bắt đầu trở nên nhạt dần và nhạt dần,nó trở nên giống như một vùng an toàn, bắt đầu mất dần những thử thách cần thiết trong một mối quan hệ. Bạn cũng bắt đầu nghi ngờ liệu đối tác có còn ở bên bạn hay không, liệu rằng anh ấy còn trân trọng bạn hay không. Hoặc cô ấy sẽ đặt dấu chấm hỏi lên bạn trước.

Với một cặp đôi đã có đứa con đầu lòng. Có con thật là một trải nghiệm đầy căng thẳng,đôi lúc đồng nghĩa với việc thiếu ngủ. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà sự gắn kết vì nỗi sợ và vì nhu cầu trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Người đàn ông có thể nghĩ những chuyện như,” Tôi biết rằng điều này là sai, và nó thật sự ngu ngốc, nhưng tôi có cảm giác như tôi đã đánh mất vợ vì đứa con của tôi”. Và người phụ nữ thì nghĩ rằng,” Khi tối có em bé tôi cảm thấy thật mỏng manh. Trong khi tôi chăm sóc cho con, và cần lắm những sự nâng niu và chia sẻ, thì chồng tôi, anh ấy cứ cắm đầu vào công việc”. Mục tiêu của họ thì tốt – nàng chăm sóc cho con,chàng thì làm việc chăm chỉ để chu cấp cho gia đình mới của họ–nhưng họ không cho nhau được thứ họ thật sự cần.

Hoặc hãy nghĩ về một người đàn ông chỉ đơn giản là làm tốt công việc còn người phụ nữ thì thăng tiến trong sự nghiệp mới của mình. Cô ấy giành hàng giờ cho những dự án thú vị trong khi anh ấy bị lấy mất tình cảm, sự quan tâm,và đời sống chăn gối. Nằm một mình trên chiếc giường hiu quạnh mỗi buổi tối, trông mong nàng về, chàng cảm thấy mình như một kẻ ngốc vì quá yêu nàng–và cũng rất bực tức vì nàng không hiểu được sự vắng mặt của nàng ảnh hưởng sâu sắc đến chàng như thế nào.

Nhưng chúng ta không nói về những mâu thuẫn này trong vấn đề của những nhu cầu liên kết thầm kín. Chúng ta đang nói về những xúc cảm trên bề mặt, sự giận giữ hoặc sự khác biệt, và đỗ lỗi cho nhau.” Anh ấy thật nóng nảy; tôi cảm thấy như mình bị tấn công’’ hoặc,” Cô ấy thật lạnh lùng. Tôi không nghĩ là cô ấy quan tâm chút nào!” Mỗi người rút vào một góc, làm mọi chuyện càng khó khăn hơn cho hai người thể hiện nhu cầu kết nối cơ bản của họ, mất đi khả năng để có được cảm giác an tâm từ đối tác.

Những người phụ nữ thường nhạy cảm với dấu hiệu của sự rạn nứt kết nối hơn những người đàn ông,và phản ứng của họ bắt đầu với việc mà tôi gọi là “điệu nhảy của sự gắn kết”. Hầu như theo nghi thức họ sẽ theo đuổi đối tác của họ với nỗ lực trong vô vọng để mong đạt được phản ứng dễ chịu. Nhưng họ làm điều đó theo cách mà hầu như chắc chắn rằng nhu cầu cơ bản của họ sẽ không được đáp ứng-họ đỗ lỗi cho đối tác vì thất bại của họ theo một cách chủ yếu nào đó.

Phái mạnh, mặt khác, đã được dạy để kiềm chế những phản ứng tình cảm và nhu cầu, điều này tạo cho họ xu hướng rút lui trước những mâu thuẫn. Nhưng cơn giận của nàng và sự rút lui của chàng đều che dấu một điều thầm kín – sự tổn thương sâu kín và nhu cầu kết nối, được pha trộn bởi cảm giác buồn bã, sự nhục nhã, và hơn hết, nỗi sợ.

Thường thì, điều mà những cặp đôi thấy đó là hầu hết những cuộc gây gổ thật ra là sự phản kháng trước nguy cơ mất kết nối về tình cảm. Phía dưới những nỗi đau khổ kia, những cặp đôi đang tìm kiếm trong tuyệt vọng rằng: Anh có ở đó vì em không? Em có còn cần anh không? Anh còn tin tưởng em không?

SỬA CHỮA NHỮNG LIÊN KẾT

Trong nhiều năm,những nhà trị liệu đã xem những cuộc cãi vã như những cuộc đấu tranh mạnh mẽ. Họ đã cố gắng để giải quyết những cuộc chiến này bằng cách dạy cho các cặp đôi kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. Nhưng điều này giống như dùng khăn giấy Kleenex để chữa bệnh viêm phổi do vi rút. Nó bỏ qua những kết quả liên quan, những kết quả nền tảng của vấn đề. Không giải quyết bằng mâu thuẫn cũng không giải quyết bằng kiềm chế, vấn đề, từ tầm nhìn của mối quan hệ, đó là khoảng cách về tình cảm.

Và thật sự thất bại khi con người không người không biết hàn gắn khoảng cách tình cảm kia. Ở văn phòng của tôi,những người đàn ông thỉnh thoảng nói với tôi rằng,”Tôi làm đủ mọi cách để thể hiện sự quan tâm. Tôi nỗ lực hàn gắn, đem về đầy đủ lương bổng,giải quyết các vấn đề,và không la cà sau giờ làm. Tại sao sau tất cả điều đó, mọi thứ đều vô nghĩa,và tất cả đối với vợ tôi,chúng tôi chỉ nói về những thứ thuộc về cảm xúc và âu yếm?” Tôi nói với họ,” Bởi vì đơn giản đó là cách mà chúng tôi được tạo ra. Chúng tôi cần ai đó thật sự quan tâm tới chúng tôi, để giữ chúng tôi thật chặt.Anh quên rằng anh cũng cần những điều đó à?”

Khi chúng ta tranh cãi với đối tác, chúng ta có xu hướng đi theo quả banh khi nó đi ngang qua lưới,chỉ để ý đến lời nói chua cay mà ta bị đáp trả-và dù thế nào chúng ta cũng không muốn bị cuốn vào cuộc chơi một chút nào nữa. Ta có thể vượt qua những trận cãi vã này, nhưng bước đầu tiên chính là nhận thức về cuộc chơi, chứ không phải chỉ đánh qua và đáp lại. Một khi các bạn đã hiểu được vấn đề của cuộc gây gổ, bạn hoàn toàn có thể nắm được cuộc chơi trong lòng bàn tay.

Những sự thất vọng luôn là một phần của một mới quan hệ. Nhưng bạn luôn có thể có cách để kiểm soát chúng. Liệu bạn có phản ứng một cách đề phòng, sợ hãi, hay trên tinh thần thấu hiểu về chúng? Hãy nói về những điều mà đối tác chúng ta nói, ”anh/em không có hứng thú vào đêm nay.” Bạn có thể hít một hơi thật sâu và nghĩ cô ấy yêu bạn nhiều như thế nào,và trả lời, "Trời ơi, tệ thật, anh đã thật sự chờ đợi để làm chuyện đó.” Hoặc bạn cũng có thể buông những lời hờn giận,” Được thôi, vậy là chúng ta sẽ không bao giờ ngủ với nhau nữa đúng không?”

Dĩ nhiên, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy mình thật sự không còn lựa chọn nếu nút hoảng loạn của bạn đã bị nhấn và cảm xúc của bạn thật sự đang sôi sùng sục. Nhưng hãy luôn nhớ rằng dù bạn đã nhấn cái nút ấy, bạn vẫn luôn có cơ hội kiềm chế lại bản thân. Bạn có thể tự suy nghĩ rằng,” Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tôi đang la lối.Nhưng bên trong,tôi cảm thấy thật nhỏ bé.” Và sau đó bạn có thể nói với tình yêu của bạn rằng,” Anh đã thực sự sợ hãi-Anh đang cảm thấy đau đớn.”

Nếu bạn thực hiện cú nhảy của niềm tin và phản ứng với ý muốn hàn gắn kết nối,bạn phải hy vọng rằng đối tác cũng vậy, thay vì nói những thứ gây tổn thương như,” Chà, em đang trở nên ngốc nghếch và khó chịu.” Đó chính là phần khó khăn trong các mối quan hệ: Để thay đổi điệu nhảy, cả 2 người đều phải thay đổi từng bước của họ.

Đơn giản là chấp nhận nhu cầu kết nối của bạn thay vì cảm thấy buồn bã vì nó chính là một bước đầu tiên và quan trọng nhất để thay đổi, và điều này áp dụng cho mỗi người cũng như những người đang trong một mối quan hệ. Một người nào đó nói rằng,”Tôi cảm thấy áp lực vì tôi cô đơn, và tôi biết rằng tôi không nên cô đơn; tôi biết là tôi nên độc lập.” Chà, dĩ nhiên bạn thấy áp lực nếu bạn cô đơn và sau đó bạn quay sang tự làm tổn thương chính mình! Khi bạn cảm thấy xấu hổ, bạn có xu hướng trốn tránh người khác, bạn thiết lập một vòng tuần hoàn sai lệch mà thứ nó đem lại sẽ làm bạn mất đi những kết nối xã hội cần thiết.

NHỮNG CÚ CHẠM HÀN GẮN

Một người đàn ông thường nói với tôi rằng: "Thậm chí khi tôi cố suy nghĩ rằng cô ấy thật sự cần tôi hoặc đang cảm thấy hoảng sợ, tôi không biết là phải làm gì!” Anh ấy sẽ kết thúc bằng việc làm cho cô ấy một tách trà, thật đáng yêu – nhưng điều đó không thật sự giải quyết vấn đề. Nếu anh ấy đặt tay lên vai cô và kéo cô về phía anh thì kết quả có lẽ sẽ mỹ mãn hơn.

Những người đàn ông thường nói rằng họ không biết phải làm gì. Nhưng họ biết vuốt ve và xoa dịu-họ làm điều đó với sự tổn thương của những đứa con, và giải quyết vấn đề, nhưng khi họ nhìn vào vợ họ, những gì họ thấy chỉ là những người luôn đánh giá họ. Đâu biết rằng những người phụ nữ đó cũng dễ bị tổn thương.

Đụng chạm là cách cơ bản nhất để kết nối với đối tượng khác. Nắm lấy tay đối tác khi cô ấy lo lắng hay chạm vào vai anh giữa một cuộc cãi vã có thể nhanh chóng làm dịu đi sự lo lắng và bực bội.

Giới chữa trị trong những năm gần đây đang chú trọng vào cách giữ những biên giữa hai người.Tôi thì nói rằng vấn đề của chúng ta thì ngược lại – chúng ta đều bị chia cắt khỏi người ta yêu.

Nếu bạn xem hai người đang yêu nhau, họ chạm vào nhau mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn xem hai người đang tìm đường để hàn gắn lại mối quan hệ, sau khi rơi vào tình trạng cãi vã,họ chạm vào nhau nhiều hơn. Họ thật sự tìm đến nhau, đó là một dấu hiệu hiển nhiên của sự khao khát được kết nối.

TÌNH DỤC AN TOÀN (VÀ HĂNG HÁI)

Một thành kiến lớn về tình yêu đó là nó có một ngày “tốt nhất những buổi đầu”, những đam mê nhất thời gọi là “cảm nắng” thì sớm muộn cũng chìm vào quên lãng. Thật khá ngốc nghếch. Tôi thì không thấy bất cứ bằng chứng khoa học hay nhân học nào giải thích tại sao con người không thể có tình yêu hạnh phúc trong những mối quan hệ lâu dài.

Trong số những người có những vấn đề, họ không làm điều đó vì đời sống tình dục của họ rất nhàm chán. Tôi chưa từng có một khách hàng nào đến văn phòng của tôi và nói với tôi rằng họ có vấn đề vì họ cảm thấy chán nản trong việc chăn gối. Họ có vấn đề bởi vì họ cảm thấy cô đơn, bởi vì họ không thể kết nối cảm xúc với đối tác của họ. Sau đó một người khác mỉm cười với họ và làm cho họ cảm thấy đặc biệt và được trân trọng-và bất ngờ, họ ở trong tình huống kì lạ này khi họ gắn kết với người này nhưng lại có trách nhiệm với người khác.

Đam mê thì giống những thứ khác: nó trồi lên và tụt xuống. Nhưng tình dục thì luôn nhàm chán nếu nó chỉ đến từ một phía, tách biệt với cảm xúc. Mặt khác, nếu bạn liên kết được với xúc cảm, tình dục có hàng trăm chiều, và nó thật sự như một trò chơi của đam mê.

Tôi gọi đó là tình dục an toàn “tình dục cộng hưởng”, khi sự rộng mở và trách nhiệm đến từ cảm xúc, những cú chạm nhẹ nhàng,và sự khám phá tình ái đều đến cùng một lúc.Khi những cặp đôi có một kết nối an toàn về cảm xúc, sự quan thuộc thể chất có thể giữ lại tất cả những sự nồng cháy ban đầu,sự sáng tạo và hơn thế nữa. Những cặp đôi có thể nhẹ nhàng và tình cảm trong những lúc nào đó,nồng cháy và quyến rũ trong mắt nhau.Những cặp đôi có một gắn kết an toàn có thể thoải mái thể hiện nhu cầu và sở thích của họ và chủ động để trải nghiệm tình dục với người thương.

Trong một mối quan hệ an toàn, sự kích thích không phải đến từ sự cố gắng để giữ những khoảnh khắc trong mơ của sự đam mê chìm đắm mà từ sự mạo hiểm liên quan đến việc chân thật với nhau trong mọi lúc, mọi nơi. Với sự rộng mở đến từ cảm giác mà mỗi cuộc ân ái luôn là một cuộc phiêu lưu mới.

TÌNH YÊU VĨNH HẰNG

Một khi bạn kết nối lại với đối tác của mình, và cả hai bạn đang làm cho nhu cầu liên kết cảm xúc được đáp ứng,bạn phải luôn phấn đấu để trở nên có trách nhiệm cảm xúc với đối tác. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách giúp nhau xác định những vấn đề liên kết mà chúng có xu hướng gây nên những cuộc cãi vã.

Nếu, ví dụ, bạn luôn nổi điên khi bạn gái của bạn đang cố gắng,nói với cô ấy cách mà sự giận giữ của bạn sinh ra bởi vì nỗi sợ mất nàng. Phát hiện ra rằng cô ấy có vẻ đề phòng hơn. Hoặc, nếu bạn thường cảm thấy bị bỏ quên với nhiệm vụ chăm sóc những đứa trẻ, hãy sắp xếp cách nào đó để bạn và chồng bạn có thể thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng cùng với nhau, để bạn không phải gọi anh ấy là đồ vô dụng trong khoảnh khắc của sự thất vọng tột độ.

Bạn nên tận hưởng những phút giây tuyệt vời cùng với nhau, cả lớn lẫn nhỏ. Một cách giản đơn và kiên định, nắm tay, ôm chặt và trao cho nhau những nụ hôn khi bạn thức dậy,rời khỏi nhà, khi trở về, và khi đi ngủ. Nhớ đến những ngày đặc biệt, những dịp kỷ niệm, và sinh nhật theo một cách thật riêng biệt. Những lễ nghi này giữ mối quan hệ của bạn an toàn trong cái thế giới hỗn loạn và bất an này.

Những câu chuyện định hình cuộc sống của bạn, và những câu chuyện mà chúng ta kể về cuộc sống của ta lại định hình lại ta. Hãy tạo một câu chuyện tình yêu trong tương lai cho bạn và người thương của bạn mà nó sẽ phác thảo nên điều mà cuộc sống của các bạn sẽ trở nên trong năm đến mười năm nữa trên đường đời. Điều đó sẽ hỗ trợ cho bạn để giữ kết nối của bạn thật vững vàng.

NHỮNG CÁNH TAY MỞ RỘNG

Vì bởi sự gắn kết là một nhu cầu của toàn thế giới,tầm nhìn liên quan đến tình yêu có thể cũng sẽ giúp những bậc cha mẹ thấu hiểu những mâu thuẫn với con cái của họ. Tôi gần đây đến một quán cà phê với đứa con trai tuổi thiếu niên của tôi, la mắng nó trong tiếng ồn bên ngoài, trong khi nó đang hờn dỗi và giận dữ. Sau đó bất ngờ nó nói, ”Mẹ, chúng ta đang làm chuyện đó, con cảm thấy mẹ đang chỉ trích con và mẹ thì cảm thấy con không quan tâm mẹ đang nói điều gì.” Chúng tôi bắt đầu cười và cơn phẫn nộ của tôi cũng biến mất.

Bây giờ chúng ta biết tình yêu hướng về điều gì, chúng ta biết cách giữ vững được nó. Điều này phụ thuộc vào bạn để sử dụng kiến thức để nuôi dưỡng tình yêu với người yêu và gia đình. Và sau đó, với sự thấu hiểu và can đảm nó dạy cho chúng ta, chúng ta có thể tìm kiếm nhiều cách để đem vào thực hiện trong cuộc sống và tạo nên sự khác biệt.

 

Sue Johnson là một bác sĩ tâm lí tự do và là tác giả của bài GIỮ EM THẬT CHẶT. Tìm hiểu thêm http://www.drsuejohnson.com

Phạm Thành dịch

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/articles/200901/hold-me-tight

menu
menu