Hiểu về tình yêu theo khoa học và tâm lý học

hieu-ve-tinh-yeu-theo-khoa-hoc-va-tam-ly-hoc

Trong hàng thiên niên kỷ, vô số bộ óc vĩ đại đã nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu những dấu hiệu của tâm lý học tình yêu.

Trong hàng thiên niên kỷ, vô số bộ óc vĩ đại đã nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu những dấu hiệu của tâm lý học tình yêu. Vốn có rất nhiều điều phức tạp xoay quanh chủ đề này, nhưng mặt khác nó cũng chứa đựng vô vàn sự thật cụ thể và có kiểm chứng khoa học khiến nhiều người cảm thấy thú vị.

Khi nghe đến cụm từ “tình yêu”, quy hình chung mọi người sẽ nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, bên cạnh kiểu tình yêu lãng mạn khá phổ biến và luôn được truyền thông nhắc đến, thì vẫn còn rất nhiều hình thức yêu khác cũng quan trọng không kém. Đó có thể là tình cảm yêu quý nhau giữa những người bạn, hay tình yêu gia đình giữa anh chị em, cha mẹ và con cái, ông bà và các cháu, hoặc rất nhiều những mối quan hệ khác. Mong rằng những phân tích tiếp theo về một số nguồn gốc của tâm lý học tình yêu, cũng như định nghĩa về tình yêu là gì, sẽ hữu ích cho những ai muốn mở rộng kiến thức và luôn tò mò về chủ đề này.

Tình yêu lãng mạn bao gồm 3 yếu tố 

Hầu như mọi người đều có suy nghĩ và quan điểm riêng của riêng mình về tình yêu lãng mạn, vậy điều gì khiến chúng ta hình thành những tư duy khác nhau như vậy, hay nguyên nhân gì khiến tình yêu tồn tại hoặc phai nhạt theo thời gian? Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về những sự thật trong tâm lý học tình yêu, đã chỉ ra những phát thiện không giống nhau. Thế nhưng, nhiều người trong số chúng ta có xu hướng dựa vào kinh nghiệm cá nhân để phán xét chuyện tình cảm, thay vì tham khảo những nguồn tài liệu hoặc những nghiên cứu về tâm lý tình yêu.

Một học thuyết về tình yêu lãng mạn đã chỉ ra 3 yếu tố cụ thể mà một mối quan hệ cần phải có là Gắn bó - Quan tâm - Thân mật. Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng đến sự sâu sắc, chất lượng, cũng như tuổi thọ của tình yêu hay bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào. Vì vậy, nếu mất đi từ một đến ba yếu tố trên, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ và vấn đề sẽ xuất hiện trong mối quan hệ hai người. Tâm lý học tình yêu cho rằng tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này.

1. Sự gắn bó

Một mức độ gắn bó lành mạnh là điều luôn được mong đợi ở bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là trong chuyện tình yêu. Những người yêu nhau luôn mong muốn được ở cạnh nhau. Sự gắn bó trong một mối quan hệ yêu đương lãng mạn, được hiểu là cảm giác nhớ nhung và khao khát được ở cạnh một ai đó.

Tất nhiên, giống như mọi vấn đề trên đời, khi cảm xúc này vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nó sẽ biến sự gắn bó trở thành điều gây hại và mang ý nghĩa tiêu cực. Nói một cách khác, mặc dù chúng ta luôn mong đợi một mối quan hệ với sự gắn bó lạnh mạnh, nhưng mỗi người cũng không nên quá “dính chặt” hoặc phụ thuộc vào người còn lại. Dù biết rằng phải dành thời gian cho nhau, nhưng trên thực tế mỗi người đều có công việc, sở thích, niềm vui, cũng như những mối quan hệ của riêng mình. Vì vậy, cho nhau một không gian riêng để tự do làm điều mình thích là cách giúp cân bằng một mối quan hệ.

2. Sự quan tâm

Về cốt lõi, quan tâm một ai đó nghĩa là đặt sự chú ý của mình vào suy nghĩ, cảm xúc, và mong muốn của họ. Hầu hết mọi người theo bản năng đều mong muốn được ai đó làm hài lòng, tuy nhiên theo tâm lý học tình yêu, một mối quan hệ lãng mạn theo cách lành mạnh và có sự quan tâm là cả hai nên dành sự tôn trọng cho nhau. Nghĩa là không nên có những hành vi hoặc hành động gây tổn hại đến đối phương cũng như gây ảnh hưởng cho mối quan hệ hai người. Tâm lý học tình yêu cho rằng khi thật sự quan tâm đến một ai đó, chúng ta sẽ luôn cố gắng để không khiến họ bị tổn thương.

Trong hầu hết khoảng thời gian ở cạnh nhau, nếu hai người thật lòng yêu thương và quan tâm nhau, nó sẽ được thể hiện rất rõ qua cách mà họ đối xử với nửa kia của mình. Chẳng hạn như lên kế hoạch hẹn hò, dành thời gian cho nhau, hay thể hiện tình cảm bằng cách ôm, hôn, v.v. Ngoài ra, có một lưu ý quan trọng là khi một người thật sự quan tâm đối phương, họ sẽ không bao giờ làm bất kỳ điều gì gây nguy hiểm hoặc tổn hại cho bản thân mình, vì nghĩ đến cảm giác của người còn lại khi mình xảy ra chuyện không may. 

Quan tâm một ai đó bắt đầu bằng sự tôn trọng, theo cách đối xử giữa người với người. Đôi khi sự quan tâm có thể hiện diện dưới hình thức hy sinh lành mạnh hoặc cho đi và nhận lại. Trong một mối quan hệ, mỗi người đều không thể và không nên đòi hỏi mọi quyền lực, cũng như sự kiểm soát đối với người còn lại. Vì trên thực tế, sự mất cân bằng về quyền lực sẽ dẫn đến những hành vi không lành mạnh hay nói nghiêm trọng hơn là hành vi độc hại.

3. Sự thân mật

Thông thường khi nói về sự thân mật, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình dục hoặc những tương tác hấp dẫn giới tính. Mặc dù đúng là nó thuộc về những hành vi thân mật, nhưng vẫn còn rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến chiều sâu, mức độ gắn kết, và kết nối tâm hồn khi nhắc đến sự thân mật trong mối quan hệ. Sự thấu hiểu nhau về những ước mơ, cảm xúc, mong muốn và những suy nghĩ sâu xa, chính là hình mẫu của sự thân mật. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều tranh luận về việc liệu sự gần gũi về thể xác có trọng lượng hơn so với cảm xúc thân mật về tâm hồn hay không.

Cả ba yếu tố gắn bó, quan tâm và thân mật đều đóng vai trò nhất định trong tâm lý học tình yêu. Điều lý tưởng nhất trong một mối quan hệ chính là hội tụ đủ cả ba yếu tố trên và có thể cùng nhau chịu đựng những thử thách của thời gian.

Những cách yêu lành mạnh

Bất kể đó là kiểu tình yêu lãng mạn, tình bạn, hay tình cảm gia đình, cách thể hiện tình yêu lành mạnh và không lành mạnh sẽ có thể diễn ra cùng nhau. Trong tâm lý học tình yêu, một trong những phương pháp thể hiện tình yêu lành mạnh là tôn trọng cảm xúc cũng như trải nghiệm của nhau, và luôn duy trì sự giao tiếp cùng với thái độ tôn trọng.

Ngoài ra, theo tâm lý học tình yêu, sự giận dỗi là chuyện bình thường trong một mối quan hệ, nhưng điều quan trọng là không để mất bình tĩnh trước người mình yêu.

1. Kiểm soát cơn giận

Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc kiềm chế bản thân khi nổi giận. Khi chúng ta bị phiền lòng và không được thoải mái, sẽ rất dễ đả kích người khác bằng lời nói. Một khi lời đã nói ra sẽ không thể thu lại. Đó là lý do vì sao chúng ta nên kiểm soát cơn giận và chỉ nói những gì liên quan đến vấn đề đang xảy ra với mục đích cải thiện, thay vì đem cảm xúc vào câu chuyện và biến nó thành lời chỉ trích nặng nề. Đặc biệt, làm tổn hại hoặc huỷ hoại một mối quan hệ trong cơn thịnh nộ là điều nên tránh. 

Nhiều người khi nổi giận nên áp dụng một vài phương pháp đối phó tạm thời. Vì điều này sẽ giúp ích trong việc tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, và ngăn chúng ta làm những điều khiến mình hối tiếc về sau.

Một số cách phổ biến nhất để kiểm soát cơn giận là tạm thời cách ly bản thân khỏi người khác hay một tập thể, sau đó đếm thầm từ một đến mười, hoặc làm bất kỳ điều gì để giải tỏa cảm xúc, thực hành chánh niệm và lấy lại bình tĩnh.

2. Thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn

Hầu hết chúng ta đều cho rằng sự hiện diện của một ai đó trong đời mình là điều hiển nhiên, nên đôi lúc quên mất giá trị thật sự của họ. 

Cũng giống như việc kiềm chế cơn thịnh nộ, cách hiệu quả để bày tỏ tình yêu thương là nên thường xuyên thể hiện lòng biết ơn và sự cảm kích đến một ai đó. Mặc dù đối với nhiều người những hành động lớn lao mới được xem là tử tế và được đánh giá cao, nhưng đôi lúc việc thể hiện lòng biết ơn rất đơn giản như cách mà chúng ta nói ra hai chữ “cảm ơn”, hoặc khi nói với ai đó rằng họ rất có ý nghĩa và quan trọng trong cuộc đời mình. Nếu kiên trì thực hiện những hành động nhỏ một cách thường xuyên, thì đến một ngày nào đó nó sẽ tạo nên một tác động vô cùng lớn đến những mối quan hệ xung quanh.

Nhiều người vẫn tin rằng những người thân yêu sẽ cảm nhận được tình yêu thương chân thành từ họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận thức được cảm xúc này. Nên đôi khi trong lòng sẽ phát sinh những nghi ngờ về tình yêu thương. Chính vì vậy, việc nhận được sự trân trọng và lòng biết ơn thông qua hành động hoặc lời nói thực tế, sẽ mang lại một cảm giác rất tuyệt vời, ngay cả khi trong lòng người ấy biết rằng họ được quan tâm. 

Đừng nên đánh giá thấp sức mạnh của việc thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn đến người khác. Tâm lý học tình yêu nói rằng, dù trong thâm tâm biết rằng mình được yêu thương, nhưng chúng ta vẫn thích được nghe những lời yêu thương trực tiếp và khi ấy tình cảm dành cho đối phương cũng sẽ phát triển nhiều hơn.

3. Học cách tha thứ

Tất cả chúng ta đều có khuyết điểm và chẳng ai hoàn hảo. Vì vậy, chắc chắn sẽ có lúc người mình yêu mắc phải sai lầm. Khi vấn đề xảy ra, hướng giải quyết nhẹ lòng nhất là thể hiện sự tha thứ cho đối phương. Có một sự thật là mọi người đều sẽ có lúc phạm phải sai lầm. May mắn thay khi nhiều người trong chúng ta sau khi nhận ra lỗi lầm của mình, sẽ cố gắng không lặp lại nó trong tương lai. Tâm lý học tình yêu cho rằng sự yêu thương ẩn chứa một sức mạnh vĩ đại hơn so với những lỗi lầm, nên tốt nhất hãy học cách bao dung với những người thân yêu của mình khi họ lạc lối.

Theo Tâm lý học tình yêu thì yêu thương vốn dĩ là sự kiên nhẫn, lòng tử tế, và tha thứ. Điều này có nghĩa là học cách buông bỏ những lỗi lầm trong quá khứ để nhìn về tương lai. Khi ở trong một mối quan hệ yêu đương, chúng ta không nên ôm khư khư trong mình sự tức giận, hoặc lấy lỗi lầm trong quá khứ của đối phương để chống lại họ trong tất cả những cuộc trò chuyện. Vì đây là hành động của những người thao túng tâm lý, và không phải là biểu hiện của yêu thương và xem trọng người mình yêu.

Mặc dù biết rằng sự tha thứ rất quan trọng, trong bất kỳ mối quan hệ yêu thương lành mạnh nào, nhưng điều gì cũng nên có mức giới hạn. Nếu một ai đó liên tục phạm phải sai lầm hay cố tình ngó lơ những sai phạm theo một cách nào đó, thì về bản chất, họ đang lợi dụng tình yêu thương trong mối quan hệ. Những người này sẽ xem sự bao dung của một ai đó là điểm yếu để thoái thác cho hành vi sai phạm của mình. Vậy nên, tha thứ là một điều tốt nhưng đồng thời cũng phải giữ cho mình sự tỉnh táo, và có ý thức cảnh giác cũng là một cách hiệu quả khi học và thực hành tha thứ.

Đôi lời chia sẻ cuối cùng từ đội ngũ Betterhelp.com

Về cốt lõi, tình yêu rất phức tạp vì vốn dĩ bản chất con người rất phức tạp. Mỗi người đều có kinh nghiệm sống, suy nghĩ, và cảm xúc riêng, nên sẽ tương hợp với người khác theo cách riêng của họ. Vì vậy mà một số mối quan hệ yêu đương chỉ kéo dài đến một thời điểm nào đó, trong khi số khác lại tồn tại suốt đời. Mỗi người đi qua cuộc đời mình đều sẽ dạy cho chúng ta một bài học đắt giá. Khả năng cởi mở và tiếp thu bài học là rất quan trọng trong quá trình trưởng thành, nâng cao nhận thức, và ảnh hưởng đến hành trình phát triển ở mỗi người.

Bởi những rắc rối và phức tạp của tình yêu và các mối quan hệ, nên nhiều người sẽ gặp phải khó khăn trong việc đưa ra quyết định một cách dứt khoát. Theo thời gian tính cách con người, sự vật sự việc, và những mối quan hệ sẽ thay đổi. Chúng ta có thể vượt qua những thay đổi nhất định hay không, là tùy thuộc vào bản chất của một mối quan hệ kết hợp cùng những yếu tố liên quan khác. Không có một công thức cụ thể nào có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Cách mà mỗi cá nhân đối mặt với những thay đổi sẽ không giống nhau.

Đôi khi cách giải quyết tốt nhất là cả hai sẽ cùng nhau ngồi xuống và trò chuyện với những chuyên gia tư vấn đã được cấp phép hành nghề, đặc biệt là trong những diễn biến về chuyện tình yêu. Đón nhận những góc nhìn khác biệt từ những người có chuyên môn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của chúng ta. Bất kể người khác cho rằng khi tìm đến những chuyên gia chỉ để tư vấn về tình yêu là “chuyện bé xé ra to”, chúng ta nên hiểu rằng việc tìm đến sự giúp đỡ để ra quyết định là điều cần thiết, và là biểu hiện của người dám đối mặt với vấn đề của mình, chứ không phải là yếu đuối. Trang web Betterhelp.com tự hào cung cấp những giải pháp chất lượng để chăm sóc và hỗ trợ cho những ai cần đến sự giúp đỡ từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp.

Chúng ta có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi ra quyết định. Có thể nhiều người cho rằng liệu pháp tư vấn tâm lý chỉ dành cho những ai gặp phải vấn đề nghiêm trọng về tâm thần, nhưng đó là điều không đúng. Trị liệu sẽ giúp chúng ta có thêm kỹ năng để ứng xử với những vấn đề trong cuộc sống cũng như những mối quan hệ. Healthline, một trang web của Hoa Kỳ và là nhà cung cấp thông tin y tế có trụ sở tại San Francisco, California, đã đưa ra một danh sách gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, và niềm tin vào người, là những lợi ích mà trị liệu mang lại cho chúng ta khi ở trong một mối quan hệ nào đó. Mặc khác, 75% những người đã tham gia vào quá trình tư vấn để trị liệu, đã nói rằng họ thật sự nhận được rất nhiều lợi ích sau quá trình điều trị. Nếu bạn tò mò về mức độ hiệu quả của phương pháp trị liệu trực tuyến, thì cũng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trị liệu thông qua những buổi trò chuyện đang rất phổ biến, khi chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề của mình, và tác dụng mà trị liệu online mang lại ngang bằng với những buổi gặp mặt trực tiếp.

Ngoài ra, có rất nhiều cách hiệu quả giúp chúng ta giải quyết vấn đề của mình thông qua trị liệu online. Không nhất thiết phải đi đến những văn phòng tư vấn tâm lý, ngày nay mọi người đều có thể liên hệ với cố vấn của mình mọi lúc mọi nơi với hiệu suất làm việc an toàn và đáng tin cậy.

(*) Tác giả: Nhóm biên tập Betterhelp.com

-------------

Dịch giả: Amy Cattuong - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Link bài gốc: Understanding The Psychology And Science Of Love

menu
menu