Học cách loại bỏ thông tin để trở nên thông minh hơn
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người có điểm IQ cao? Theo một nghiên cứu mới từ Đại học Rochester, đó có thể là cách họ lờ đi các thông tin thị giác không quan trọng mà mắt chúng ta tiếp nhận.
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người có điểm IQ cao? Theo một nghiên cứu mới từ Đại học Rochester, đó có thể là cách họ lờ đi các thông tin thị giác không quan trọng mà mắt chúng ta tiếp nhận.
Nghiên cứu vừa được công bố vào thứ Năm trên tạp chí Current Biology, đã phát hiện những người có IQ cao có khả năng nhận biết những vật có hình dạng như thanh sắt trong tù di chuyển qua trái hay qua phải nhanh hơn. Đó là do khả năng chọn lọc và loại bỏ những thông tin không quan trọng để có tập trung vào những gì thật sự quan trọng.Nghiên cứu được thực hiện tại phòng nghiên cứu của Nhà thần kinh học Duje Tadin là một bất ngờ. Dự định ban đầu của Tadin và các đồng nghiệp là thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm với 12 người tham gia về sự tương quan giữa IQ và khả năng xử lý thông tin thị giác. Kết quả tương quan rất cao, và Tadin nghĩ rằng có lỗi trong việc xử lý số liệu. Tadin đã thực hiện lại nghiên cứu với 53 người. Họ sử dụng một phiên bản IQ chính xác hơn, và yêu cầu người tham gia phân biệt liệu các hình ảnh đang di chuyển qua trái hay phải. Kết quả là những người với điểm IQ cao hơn thực hiện thao tác này nhanh hơn.
“Khi chúng ta mở mắt, có rất nhiều thông tin trước mắt nhưng chỉ có một phần là liên quan. Chúng ta không thể xử lý tất cả mọi thứ, vì vậy não tập trung vào những phần quan trọng nhất và bỏ qua những phần không quan trọng bằng”, Tadin giải thích.
Giáo sư René Marois tại Đại học Vanderbilt, người nghiên cứu về cách xử lý thông tin và não bộ, đã đánh giá nghiên cứu mới này có tầm quan trọng. Ông cho rằng não chúng ra chịu tác động của hiện tượng cổ chai (*), chính vì vậy chúng ta phải tóm gọn hoặc sát nhập các luồn thông tin. Hiện tượng cổ chai này có thể xảy ra khi một phần não tìm cách liên lạc với các phần não khác, chính vì vậy não bộ cần xác định đâu là thông tin quan trọng và bỏ qua các yếu tố khác để tránh tắc nghẽn thông tin.
*Hiện tượng cổ chai (Bottleneck): Khi một hệ thống bị giới hạn bởi một phần trong hệ thống. Các bạn có thể tưởng tượng ra việc đổ nước vào một cái bình có cổ. Cổ càng hẹp thì lượng nước đi vào bình càng lâu.
“Đây là lý do tại sao rất khó để chúng ta làm nhiều việc cùng lúc. Chúng ta chỉ có thể dành sự tập trung tối đa cho một việc nhất định, và nếu bạn cố gắng làm nhiều việc cùng lúc, năng suất nhất định sẽ giảm”.
Não bộ cần phát triển khả năng này để sống sót. Những con thú trong rừng không cần tập trung vào tất cả cây cối hay bụi rậm trong rừng. Nó chỉ cần biết cái vật di chuyển phía trước là thú săn mồi hay thức ăn. Khả năng nhận biết càng nhanh thì cơ hội sống sót càng cao.
“Không phải là những người IQ cao có khả năng tốt hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Thay vào đó, họ tốt hơn ở việc nhìn những vật nhỏ đang di chuyển; nhưng lại khó khăn với những vật lớn, nằm ở phông nền”. Nói cách khác, đây không phải là một chiến thuật có ý thức mà là một điều tự động và khác biệt cơ bản.
Nhận định về bài test của mình, Jadin cho rằng không nên sử dụng để kiểm tra IQ vì mỗi nền văn hóa đều có mức độ thành kiến nhất định trong việc kiểm tra IQ. Thay vào đó, bài test này có thể dùng để kiểm tra những người bị giảm sút trong khả năng loại bỏ thông tin không quan trọng, ví dụ như người với trầm cảm, tâm thần phân liệt (schizophrenia), hay những người lớn tuổi.
Có thể có phương pháp để loại bỏ những thông tin không quan trọng, nhưng không rõ một bài tập sẽ như thế nào. Tadin cho biết “Hầu hết các chương trình nâng cao IQ đều giúp người chơi tập trung vào những thứ quan trọng chứ không phải loại bỏ những thông tin không quan trọng”.
Nói theo Jardin, “Một bộ não thông minh là một bộ não chọn lọc”.
Lan T
Tổng hợp và dịch từ PsychCentral và NBC
Nguồn: https://vietpsy.wordpress.com/2013/05/25/loai-bo-thong-tin-de-tro-nen-thong-minh/