Kiểm tra “mức độ xấu xa” của bạn thông qua Tâm lý học

kiem-tra-muc-do-xau-xa-cua-ban-thong-qua-tam-ly-hoc

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hệ số này là hệ số D (hệ số chung đặc trưng cho nhân cách đen tối - general dark factor of personality), gồm 9 đặc điểm tính cách sau

Các nhà tâm lý học đã tổng kết các nghiên cứu lịch sử về “nhân cách đen tối” (các đặc điểm tính cách khác nhau của người xấu) và phát hiện ra rằng hầu như tất cả các loại tính cách đen tối đều có liên quan đến nhau. Do đó, từ các kiểu tính cách đen tối có thể tìm ra một hệ số chung, chỉ cần dùng hệ số này là có thể đo được “mức độ xấu xa” của một người.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hệ số này là hệ số D (hệ số chung đặc trưng cho nhân cách đen tối - general dark factor of personality), gồm 9 đặc điểm tính cách sau:

Đặc điểm 1: Xu hướng vị kỷ (egoism)

Quan tâm quá mức đến hạnh phúc hoặc lợi ích của bản thân (cái giá phải trả thường là hy sinh lợi ích tập thể).

Đặc điểm 2: Xu hướng xảo quyệt (machiavellianism)

Hay được gọi là chủ nghĩa Machiavellianism. Thao túng người khác, máu lạnh và giỏi tùy cơ ứng biến, xảo quyệt.

Đặc điểm 3: Xu hướng buông thả đạo đức (moral disengagement)

Một dạng định hướng nhận thức, định nghĩa lại hành vi của bản thân để làm cho hành vi đó gây hại ít hơn, giảm thiểu tối đa trách nhiệm của bản thân đối với hậu quả của hành vi và giảm bớt sự thừa nhận về sự đau khổ của nạn nhân. Đó cũng chính là kiểu “không phải việc của tôi, không phải lỗi của ông đây”.

Đặc điểm 4: Xu hướng ái kỷ (narcissism)

Quá yêu bản thân, một trong những xu hướng thuộc kiểu thờ ơ trong giao tiếp.

Đặc điểm 5: Xu hướng tâm lý quyền lợi (psychological entitlement)

Một xu hướng tâm lý cho rằng bản thân mình xứng đáng và có quyền được nhận nhiều hơn những người khác, tức là “cái gì cũng muốn còn phải đúng theo ý mình”.

Đặc điểm 6: Xu hướng thái nhân cách

Cũng là một xu hướng thuộc kiểu thờ ơ trong giao tiếp. Thiếu sự đồng cảm, tàn nhẫn, vô tình.

Đặc điểm 7: Xu hướng bạo dâm (sadism)

Cố ý làm cho người khác chịu đau đớn về thể xác, tình dục hoặc tâm lý để duy trì quyền lực và địa vị thống trị hoặc để đạt được sự vui vẻ và hưởng thụ.

Đặc điểm 8: Xu hướng tư lợi (self-interest)

Theo đuổi lợi ích trong lĩnh vực giá trị xã hội, bao gồm của cải vật chất, địa vị xã hội, được người khác công nhận về thành tích học tập hoặc thành tựu nghề nghiệp và hạnh phúc.

Đặc điểm 9: Xu hướng cố tình gây hại (spitefulness)

Có xu hướng làm hại người khác một cách ác ý. Loại tổn hại này có thể là về mặt xã hội hoặc thể chất (đôi khi để làm hại người khác còn không ngại tổn hại đến chính bản thân mình).

Trên đây là một nghiên cứu tâm lý học công bố vào năm 2018 và được đề cập lại trong cuốn sách “Tâm lý học hiện đại - Nhìn thấu tâm can, thay đổi tâm trí”. Cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức mới lạ, có giá trị sâu sắc, đồng thời thể hiện thái độ cầu thị, không ngừng tiến lên phía trước của bộ môn tâm lý học.

 

Link đặt sách:

https://shp.ee/24bwsk7

menu
menu