Kiên nhẫn trong tình yêu

kien-nhan-trong-tinh-yeu

Những người yêu nhau chân thực thì có cả hai yếu tố là đam mê và kiên nhẫn.

Thường thì những người yêu nhau phải đối mặt với những chướng ngại ngăn họ thỏa mãn tình yêu đam mê (passionate love). Liệu những người yêu nhau nên đam mê hay kiên nhẫn ? Dường như trong những hoàn cảnh khác nhau thì mỗi yếu tố có thể là quan trọng và nó phụ thuộc vào việc họ nhận ra được hoàn cảnh và hành xử một cách đam mê hoặc kiên nhẫn hay không.

Sự kiên nhẫn bao gồm khả năng chờ đợi (mà không nổi cáu hoặc tức giận) và kiên trì (khả năng kiên trì một cách bình tĩnh, đặc biệt khi gặp phải khó khăn hay thất vọng). Đam mê đòi hỏi sự nhạy cảm, dễ bị kích thích hoặc kích động, và xu hướng cảm nhận những cảm xúc mạnh mẽ. Những người yêu nhau chân thực thì có cả hai yếu tố là đam mê và kiên nhẫn.

Tình yêu lãng mạn thường được mô tả là thiếu kiên nhẫn – " Bây giờ hoặc không bao giờ. Ngày mai sẽ là quá trễ." Chúng ta giả định rằng, thật trái tự nhiên khi trì hoãn sự thỏa mãn trong những vấn đề liên quan đến tình yêu. Đối lập với giả định phổ biến này, có nhiều hoàn cảnh mà tình yêu lãng mạn có thể trở nên rất kiên nhẫn.

Sự không ổn định là một đặc điểm cơ bản của cảm xúc. Cảm xúc giống như một cơn bão: có cường độ cao, thỉnh thoảng mới xuất hiện và xảy ra trong thời gian ngắn. Khi bạn không thể yêu cầu một cơn bão hãy bình tĩnh và kiên nhẫn thì bạn cũng không thể kỳ vọng một con tim đang yêu hãy thoải mái và chờ đợi.

Khi ham muốn tình dục càng mãnh liệt thì trái tim đang yêu sẽ ít kiên nhẫn; khi cường độ ham muốn giảm xuống thì sự mất kiên nhẫn cũng giảm xuống theo.

Ta có thể phân biệt giữa cảm xúc sâu sắc của tình yêu lãng mạn và cảm xúc bề ngoài của ham muốn tình dục. Tình yêu lãng mạn, mà ham muốn tình dục là một phần trong đó, bao gồm một sự đánh giá toàn diện tích cực về người khác và mong muốn được ở bên nhau mọi lúc mọi nơi. Khi sự "cùng nhau" này được thể hiện trong tất cả những loại hoạt động mà cặp đôi chia sẻ thì không có lý do gì để trở nên mất kiên nhẫn khi làm một hoạt động này thay vì hoạt động kia. Tình yêu tính đến sự lâu dài nên không có lý do gì để trở nên mất kiên nhẫn trong một vài thời điểm bạn ở bên người ấy. Khi bạn biết thiên đường đang đợi bạn, bạn càng có khả năng cảm thấy thú vị hơn là mất kiên nhẫn. Ham muốn tình dục là một phần và ngắn gọn hơn: Nó không kéo dài mãi mãi và khi nó tồn tại, nó đòi hỏi phải thực hiện ngay lập tức. Thật khó để kiên nhẫn khi bạn ngọn lửa ham muốn tình dục đang cháy phừng phực trong bạn.

Trái tim trở nên mất kiên nhẫn với những vấn đề có tính bên ngoài và chỉ đơn thuần có giá trị bên ngoài, khi trái tim muốn đạt được mục tiêu của nó càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp như vậy, trái tim ít sẵn sàng để đầu tư những nguồn lực, bao gồm thời gian và nỗ lực; do đó nó càng có khả năng trở nên mất kiên nhẫn khi chưa đạt được mục tiêu của nó. Trong tình yêu đích thực, sự quan tâm là sâu sắc, do đó người ta sẵn sàng đầu tư bất kỳ nguồn lực cần thiết, bao gồm cả thời gian.

Giá trị của việc thử thách tình yêu (chơi trò làm sang) nhằm phát hiện liệu thái độ của anh ấy có sâu sắc không và anh ấy đã sẵn sàng đầu tư công sức để ở với bạn, hoặc có phải anh ấy chỉ đơn thuần theo đuổi mục đích tình dục. Ở trường hợp đầu, anh ấy sẽ sẵn sàng chờ đợi và kiên nhẫn đến chừng nào bạn sẵn sàng; ở trường hợp sau, anh ấy sẽ mất kiên nhẫn và không muốn đầu tư các nguồn lực như thời gian, nhằm đạt được phần thưởng tình dục. Khi bạn ở với một ai đó, thường không khó để phân biệt được trái tim anh ấy đang kiên nhẫn hay là mất kiên nhẫn.

Kiên nhẫn khác với sự vô cảm. Vô cảm nghĩa là tỏ ra không quan tâm hoặc không hứng thú với người khác. Còn kiên nhẫn thì bao gồm rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc đối với người ấy. Sự kiên nhẫn ám chỉ về mối quan tâm lâu dài là tối quan trọng. Sự vô cảm đối với người khác ám chỉ sự thiếu vắng tình yêu; sự kiên nhẫn đối với người khác ám chỉ một sự quan tâm và yêu thương sâu sắc mà người yêu sẵn sàng chịu đựng cho đến lúc sự đoàn tụ với người yêu trở thành hiện thực.

Đôi lúc sự chờ đợi là thú vị, nhưng lúc khác thì sự chờ đợi lại gây đau khổ, khi tình yêu không được thực hiện đầy đủ. Sự chờ đợi là thú vị khi nó là một phần của một hoạt động có giá nội tại, như trong trường hợp làm tình (người đàn ông kéo dài khúc dạo đầu); sự chờ đợi là đau khổ khi nó là một phần của một hoạt động có giá trị bên ngoài, bao gồm việc phải vượt qua hàng trăm rào cản từ bên ngoài.

Một yếu tố quan trọng khác quyết định liệu giai đoạn chờ đợi là có thể chịu đựng được hay không; đó là khả năng tình yêu bị trì hoãn cuối cùng sẽ được thỏa mãn. Tình yêu sâu sắc của hai người yêu nhau mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ và giúp họ tiếp tục, nhưng nó có thể cũng gây ra đau khổ cho họ. Nếu những người yêu nhau biết chắc tình yêu của họ sẽ được nhận ra trọn vẹn, nó sẽ dễ dàng hơn cho họ để chờ đợi, ngay cả trong một thời gian dài.

Xã hội hiện đại dường như làm cho chúng ta trở nên mất kiên nhẫn nhiều hơn; một nguyên nhân chính đó là chúng ta mong đợi phần thưởng đến nhanh hơn đối với bất kỳ điều gì ta làm. Từ cafe hoà tan đến tình yêu, chúng ta đòi hỏi sự thỏa mãn nhanh chóng, phần thưởng ngay lập tức và những kết quả nhanh chóng. Khi phần thưởng không có ngay tức thì, chúng ta lập tức trở nên thiếu kiên nhẫn.

Tóm lại, một trái tim kiên nhẫn là một sự thể hiện của tình yêu đích thực; dù trái tim này có thể trở nên mất kiên nhẫn trong những hoàn cảnh nhất định, ví dụ như trong ham muốn tình dục, thì tinh thần chung là sự bình tĩnh, kiên nhẫn. Khi trái mất kiên nhẫn mọi lúc mọi nơi thì nó ám chỉ một sự thiếu vắng tình yêu chân thực.

Những xem xét trên có thể được gói gọn trong câu nói sau: "Anh yêu, hãy mất kiên nhẫn với em trên giường và kiên nhẫn khi chúng ta ở ngoài phòng ngủ. Em sợ là tình hình hiện tại đang bị đảo ngược."

 

Nguồn: The Impatient Heart: Is It Indeed Now or Never? – Psychologytoday

menu
menu