Làm sao biến cô đơn thành sự cô độc êm dịu

lam-sao-bien-co-don-thanh-su-co-doc-em-diu

Một mình mà không thấy cô đơn - Kinh nghiệm của một giáo sự luật hơn 10 năm sống trong cảnh cô đơn bệnh tật.

Khi tôi mắc phải căn bệnh mãn tính hơn 10 năm trước và phải đánh đổi cuộc sống bận rộn của một giáo sư đại học cho cái cảnh lẻ loi trong phòng ngủ, cảm giác cô đơn là không thể tránh khỏi. Có những lúc bạn khó mà phân biệt được giữa bệnh tật và cô đơn.

Một ngày nọ, người bạn tôi quen trên mạng gửi cho tôi câu trích dẫn này của giáo sư thần học Paul Tillich:

"Ngôn ngữ...đã tạo ra từ ‘cô đơn’ để diễn tả về nỗi đau đớn của cảnh một thân một mình. Và nó cũng tạo ra từ ‘cô độc’ (solitude) để thể hiện niềm kiêu hãnh ở một mình."

Tôi là kiểu người của xã hội nên tôi thấy việc ở một mình có thể là mọi thứ trừ kiêu hãnh.

Nhưng mấy lời của Tillich's đã gieo một hạt giống và tôi bắt đầu tìm hiểu xem ý nghĩa của việc "sống một mình." Tôi nhận ra tự thân chuyện sống một mình không tích cực cũng chẳng tiêu cực. Nó chỉ là một sự thật giờ đây được mô tả như một phần tốt lành của cuộc đời tôi. Nếu Tillich nói đúng, nó có thể bị xem như niềm đau chẳng có ai bên cạnh hay sự đơn độc kiêu hãnh.

Bella e Buona by Dante Gabriel Rossetti 
Source: Public Domain
 

Vì thế tôi lên mạng để xem người ta trân trọng điều gì về sự đơn độc. Đây là vài ví dụ tôi tìm thấy:

"Tôi yêu sự đơn độc vì chẳng có ai yêu cầu, ra lệnh cho tôi."

"Khi tôi một mình, các giác quan của tôi được mài giũa và tôi cảm nhận được một phần nhịp điệu của vũ trụ.”

"Sự đơn độc làm tinh thần tôi khoan khoái."

"Tôi thường đưa ra những quyết định sáng suốt nhất khi ở một mình."

Những câu nói trên truyền cảm hứng (và tôi đã lưu lại chúng), nhưng chúng không thay thế được nỗi đau mà cô đơn gây ra cho tôi.

Những lúc bất lực, tôi tìm đến Phật pháp mong được cứu độ. Tôi nghĩ về sự thật cao quý thứ nhất và thứ hai —rằng chúng ta khổ khi ta ham muốn những hoàn cảnh mà ta không thể kiểm soát được trở nên khác đi. Tôi bị mắc kẹt vào cái ham muốn lấy lại cuộc sống xã hội năng động của mình. Nhưng tôi không thể. Bởi bản chất của căn bệnh của tôi, và do bản chất của căn bệnh của tôi khiến chuyện quan hệ xã hội kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tôi.

Tôi thấy nếu mình có thể buông bỏ ham muốn đó thì tôi có thể mở lòng và tâm trí trước khả năng sự đơn độc có thể là một điều dễ thương, thậm chí còn đáng kiêu hãnh nữa.

Tôi tự hỏi bản thân, "Tôi có thể trân trọng điều gì khi ở một mình?" Đây là danh sách của tôi, đã được phát triển qua nhiều năm:

Sự tĩnh lặng xoa dịu tâm trí tôi và thi thoảng còn làm giảm cơn đau thể xác của tôi, đặc biệt nếu tôi tỉnh thức theo dõi hơi thở đi vào và đi ra cơ thể mình.

Ở một mình nâng cao năng lực quan sát của tôi. Tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ xung quanh mình mà khi còn khỏe mạnh tôi đã ngó lơ, như ánh sáng mặt trời lung linh trên trần nhà hay những chiếc lá bay phất phơ trong không gian vào một ngày mát trời.

Tôi làm việc hiệu quả hơn khi một mình vì tôi có thể đi theo dòng suy nghĩ của mình dễ dàng hơn, đặc biệt khi tôi đang cố viết. (Căn bệnh của tôi có thể khiến tôi khó tập trung.)

Ở một mình cho phép tôi để cơ thể chỉ đạo nhịp sống một ngày của tôi—khi nào ngủ trưa, lúc nào ăn, khi nào viết sách hoặc đan len.

Tôi có thể xem bất cứ chương trình nào tôi thích trên TV!

Một mình quá lâu khiến góc nhìn của tôi về thế giới trở nên đặc biệt, như thể tôi đang nhìn thế giới lại lần nữa bằng đôi mắt mở rộng.

Khi tôi mở lòng và tâm trí với chuyện sống một mình, sự đơn độc quả thực đã trở thành điều ngọt ngào. Và đôi khi còn hết sức thú vị: Tôi có thể  nghỉ ngơi trong trạng thái bình thản mà đức Phật đã mô tả—cho phép thế giới diễn ra mà không giữ chặt lấy những thứ dễ chịu hay trốn tránh điều khó chịu. Khi việc này xảy ra, tôi cũng cảm thấy mình như một phần của nhịp điệu vũ trụ—một "dòng chảy của vật chất, năng lượng và thông tin" như nhà triết học Joanna Macy từng diễn tả rất hay về nó.

Tôi cũng muốn lưu ý rằng những người chăm bệnh cũng là đối tượng chịu cô đơn, bị loại khỏi một cuộc sống xã hội năng động.

Nếu việc sống một mình làm bạn khổ sở thì hãy xem thử bạn có thể nghĩ ra một vài điều tích cực nảy sinh từ sự đơn độc hay không (ngay cả khi đó chỉ là bạn được sở hữu cái điều khiển tv! (ý là không có ai giành nó với bạn). Có lẽ giống như ví dụ về những người tôi trích dẫn ở trên, bạn có thể dựa vào đó để tự sáng tạo cho mình một sanh sách những điều tích cực.

Thỉnh thoảng tôi vẫn cô đơn và mong có ai ở bên mình. Khi “niềm đau của cảnh lẻ loi”của Tillich xâm chiếm lấy tôi, tôi không chống cự lại nó. Sự phản kháng chỉ khiến cô đơn càng khó chịu hơn. Thay vì vậy, tôi dành cho bản thân lòng trắc ẩn, thi thoảng lặp đi lặp lại một câu nói chẳng hạn như, "Thật khó để ở một mình khi cậu muốn ở cạnh mọi người," hay "thật khó mà chịu nổi cái cảm giác cậu đang bỏ lỡ rất nhiều niềm vui ngoài kia."

Trau dồi lòng từ bi với bản thân giúp xoa dịu nỗi cô đơn và khiến bạn có thể chịu đựng nó. Sau đó tôi nhắc mình rằng nỗi đau cô đơn cũng giống như mọi trạng thái tinh thần khác, chúng đến rồi đi. Bây giờ chúng làm bạn đau đớn, nhưng nếu bạn kiên nhẫn chờ thì nó sẽ qua đi và sự đơn độc êm dịu ngọt ngào sẽ xuất hiện.

Sweet Solitude by Edmund Blair Leighton

Source: Public Domain

Tôi cho rằng tiểu thuyết gia Ann Packer cũng có cảm giác tương tự khi bà ấy viết cuốn Dive From Clausen's Pier: "Cô đơn là một điều buồn cười. Nó cũng y như một người lạ. Ít lâu sau nó sẽ làm bạn với bạn nếu bạn cho phép."

Tôi thì thích thay thế “cô đơn” bằng “sự đơn độc" trong câu của bà ấy: "Sự đơn độc là một điều buồn cười. Nó cũng y như một người lạ. Ít lâu sau nó sẽ làm bạn với bạn nếu bạn cho phép." Đơn độc như một người bạn đồng hành là một trong những lý do khiến nó trở nên quá đỗi êm dịu.

Tác giả: Toni Bernhard

Bà từng là giáo sư luật trong 22 năm tại trường đại học California—Davis, cho đến khi buộc phải nghỉ hưu do bệnh mãn tính. Sống trong cảnh cô đơn bệnh tật, mất đi công việc giảng dạy. Bà đã viết 3 cuốn sách áp dụng những lời Phật dạy và chuyên môn của bà để giúp những người đang mắc chứng bệnh mãn tính khác vượt qua cảm giác vô dụng, cô đơn, những lời chỉ trích bản thân, …

  

How to Be Sick: A Buddhist-Inspired Guide for the Chronically Ill and Their Caregivers (Tái bản lần 2) 2018 (Làm sao để bị bệnh: Hướng dẫn Phật giáo truyền cảm hứng cho người bị bệnh mãn tính và người chăm sóc họ)

How to Live Well with Chronic Pain and Illness: A Mindful Guide (2015) (Làm thế nào để sống hạnh phúc với cơn đau và bệnh mãn tính: Hướng dẫn chánh niệm)

How to Wake Up: A Buddhist-Inspired Guide to Navigating Joy and Sorrow (2013) (Làm thế nào để thức dậy: Hướng dẫn Phật giáo truyền cảm hứng để điều hướng niềm vui và nỗi buồn)

 

Lưu ý: Tất cả các cuốn sách của bà đều đề cập đến nỗi cô đơn. Như trong cuốn, How to Live Well with Chronic Pain and Illness: A Mindful Guide, có một phần nói về sự cô đơn và cô lập.

 

Dịch: Rubi

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/turning-straw-gold/201105/how-turn-loneliness-sweet-solitude

menu
menu