Làm thế nào để thoát khỏi bế tắc?

lam-the-nao-de-thoat-khoi-be-tac

Đôi khi chỉ một chuyện nhỏ không như ý cũng có thể đẩy ta rơi vào trạng thái bế tắc.

Đôi khi chỉ một chuyện nhỏ không như ý cũng có thể đẩy ta rơi vào trạng thái bế tắc. Tuần trước, tôi và một người bạn tên Dave trò chuyện về cảm giác bị mắc kẹt. Dave kể rằng cách đây vài tháng anh bị một trận ốm nặng, nó khiến anh phải ngừng tập thể dục và thay đổi thói quen ăn uống, điều này làm Dave cảm thấy tồi tệ hơn. Sau đó, giấc ngủ của anh ấy cũng bị ảnh hưởng theo, ban ngày anh cảm thấy mệt mỏi và rất khó tập trung, cuối cùng đến đến công việc của anh bị ảnh hưởng.

Tất cả chúng ta đều từng có trải nghiệm tương tự. Một sự kiện có thể gây ra dòng chảy kéo dài hàng tháng trời. Điều quan trọng là phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này, vì nếu không, bạn sẽ bắt đầu chán ghét cuộc sống của mình mà không có lý do chính đáng. Đó là điều đã xảy ra với một người bạn khác mà tôi gặp gần đây. Anh ấy kể, điều tương tự đã xảy ra với anh ấy, và đến giờ anh ấy vẫn cảm thấy tiêu cực. “Sau một thời gian, tôi bỗng dưng chán ghét công việc của mình. Tôi chỉ đơn giản là không thích bất cứ điều gì. Còn ở nhà thì tôi bắt đầu cãi nhau với vợ nhiều hơn.”

Chúng ta thường không nhận thức được nguyên nhân gây ra sự chán nản của mình. Ta nghĩ rằng giải pháp chấm dứt trạng thái trì trệ đó là thay đổi nguyên nhân trực tiếp gây ra nó. Ta có thể nghĩ rằng công việc là điều khiến mình không vui, rồi đi tìm một công việc khác. Nhưng thực ra, vấn đề không phải là công việc, mà là ta cảm thấy thế nào.

Khi mọi thứ trong cuộc sống đều u ám, và bạn không còn hào hứng với bất cứ điều gì, hãy thử những điều sau: Đặt ra một mục tiêu có ý nghĩa mới. Khi bạn chỉ sống trong tâm trí mình, đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân, điều cuối cùng bạn muốn làm là tập trung nhiều hơn vào bản thân. Nhưng hãy thử tập trung vào điều gì đó bên ngoài. Nhìn vào điều gì đó ngoài bản thân, lý tưởng nhất là những thứ có tác động đến người khác. Dave là một doanh nhân, anh ấy chia sẻ với tôi về cách anh ấy quyết định thiết kế lại hoàn toàn một trong những sản phẩm chính của mình. Anh ấy đã nhận được phản hồi từ những người mà anh ấy tôn trọng, và điều đó mang lại cho anh ấy nguồn cảm hứng để thực hiện một số thay đổi giúp khách hàng của anh có trải nghiệm tốt hơn.

Mỗi khi tôi bế tắc hoặc không còn năng lượng, tôi nghĩ ra những điều mới để làm. Nhưng tôi chỉ tập trung vào những điều thực sự làm tôi hứng thú. Những điều quan trọng. Khi bạn làm việc gì đó quan trọng với mình, bạn sẽ cảm thấy mỗi ngày của mình đều có ý nghĩa. Khi bạn cứ lang thang trong cuộc sống mà không có mục đích rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy mình đang lãng phí thời gian. Như Seneca từng nói, hãy tận dụng từng ngày ta đang sống: “Đừng để ai cướp đi từ ta một ngày nào mà không trả cho ta sự đền đáp xứng đáng vì sự mất mát đó.”

Để chắc chắn không ai có thể cướp một ngày từ bạn, hãy làm điều gì đó ý nghĩa mỗi ngày. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể nói với bạn rằng không có gì thúc đẩy bạn bằng việc có một mục tiêu. Khi bạn làm những việc có ý nghĩa, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình đang lãng phí thời gian. Nhưng khi bạn cảm thấy mọi ngày đều giống nhau và bạn không đạt được bất kỳ tiến bộ nào, bạn sẽ nhanh chóng trở nên bực dọc. Khi điều đó xảy ra, hãy coi đó là dấu hiệu để thay đổi.

Nhưng đây không nhất thiết phải là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống. Hãy thay đổi tư duy trước. Nếu những thứ khác đòi hỏi phải thay đổi, vậy thì hãy thay đổi. Ít nhất bạn đã bắt đầu từ đúng nơi: Bên ngoài bản thân mình. Ta nên làm thế nào mới tạo ra điều có ích cho người khác? Hãy tự hỏi mình câu hỏi đó mỗi khi bạn bế tắc, và bạn sẽ không bao giờ ở trong tình trạng đó lâu. Những điều tốt đẹp sẽ đến khi chúng ta muốn tạo ra ảnh hưởng. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách:

https://shope.ee/7UoYgxLKUc

 Dịch từ bài viết “On getting unstuck” của Darius Foroux.

menu
menu