Làm thế nào để tránh 'lây' cảm xúc tiêu cực từ người khác?

lam-the-nao-de-tranh-lay-cam-xuc-tieu-cuc-tu-nguoi-khac

Bạn có nhận ra mình thường hấp thụ năng lượng từ người khác không?

Bạn có nhận ra mình thường hấp thụ năng lượng từ người khác không? Bạn có thể thức dậy với tâm trạng phấn khởi và vui vẻ. Ngân nga trong lúc đợi cà phê. Có một bữa sáng ngon miệng, đi làm và tận hưởng cuộc sống. Tối đến, bạn hẹn một người bạn. Và khi gặp nhau, bạn của bạn trông có vẻ suy sụp. Bạn dễ dàng nhận ra điều đó qua cử chỉ và giọng nói buồn bã của bạn mình.

Bất chợt, bạn cảm nhận được năng lượng bên trong mình đang thay đổi. Bạn quên đi niềm vui mà bạn đã có suốt cả ngày. Bạn cũng thấy ảo não theo. Bạn của bạn hỏi, “Ngày hôm nay của cậu thế nào?” Và bạn trả lời, “Cũng như mọi ngày.”

Thực ra, bạn muốn nói rằng, “Ngày hôm nay của mình tuyệt lắm! Mình đã rất vui vẻ!”

Đây là chuyện thường tình trong cuộc sống. Chúng ta đều nhạy cảm với những tín hiệu nhận được từ người khác. Và điều này cũng đúng theo chiều ngược lại. Người khác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của bạn. Khi hai tâm trạng va chạm, một tâm trạng sẽ lấn át, và thường là tâm trạng tiêu cực vì đó là một nguồn năng lượng mạnh mẽ.

Vậy bạn phải đối mặt với tình huống trên như thế nào? Một số người gắng sức tránh sự tiêu cực bằng mọi giá. Họ chỉ muốn được bao quanh bởi sự tích cực. Đây không phải là một mong muốn thực tế. Cũng giống như việc nói: "Tôi muốn khỏe mạnh nhưng tôi không muốn tập thể dục."

Các nhà Khắc Kỷ đưa ra một giải pháp tuyệt vời để giải quyết vấn đề này. Họ tin vào lòng nhân ái nhưng luôn cẩn trọng với năng lượng từ người khác. Đối với một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ, sự tỉnh táo của chính họ quan trọng hơn việc cảm nhận được nỗi đau của người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ xa cách hay lạnh lùng.

Bạn có thể có mặt khi ai đó cần đến bạn, thể hiện sự cảm thông và bày tỏ sự thấu hiểu của mình. Nhưng là một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ, bạn đừng bao giờ quên thế nào là phán đoán chính xác. Chỉ vì ai đó buồn trước mất mát không có nghĩa đó là phản ứng đúng. Một người không theo chủ nghĩa Khắc Kỷ sẽ không phân biệt được điều gì nằm trong và ngoài khả năng kiểm soát của họ. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là rao giảng các triết lý mình tuân theo. Nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện các triết lý ấy trong chính tâm trí mình. 

Nếu không, chúng ta có nguy cơ trở nên hà khắc hoặc coi thường cảm xúc của người khác. Đó không phải điều chúng ta nên làm. Chúng ta không bao giờ nên coi thường nỗi đau của ai đó và nói những điều như, "Tại sao bạn lại buồn vì điều đó? Nó thậm chí còn không có thật!" Có thể nó không có thật đối với bạn. Nhưng bạn không phải là người kia.

Điều này có nghĩa là người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ tôn trọng cảm xúc của người khác. Rốt cuộc, làm sao mọi người có thể nói cho ta biết cảm giác của họ? Khi ta quyết định thay đổi cách nhìn nhận thế giới, đó là quyết định xuất phát từ bên trong ta. Bạn không bao giờ có thể bắt đầu sống như một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ, trừ khi bạn thực sự tin rằng cách tiếp cận này là đúng đắn.

Khi đối mặt với cảm xúc của người khác, bạn có thể muốn đề xuất các giải pháp khả thi. Bạn thấy ai đó đang gặp khó khăn, và bạn đã thấy cách một sự thay đổi nhỏ trong tư duy cải thiện cuộc sống của mình như thế nào, và bạn cũng hy vọng điều tương tự với người ấy! Tôi nghĩ rằng đó là một mong muốn và hành động tốt đẹp. Nhưng nó rất dễ bị hiểu nhầm thành bạn muốn lên mặt hoặc dạy đời họ.

Những người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ tin vào sức mạnh cá nhân của của bản thân và người khác. Họ không nghĩ mình tốt hơn người khác. Và họ không muốn tỏ ra khinh thường, vì họ biết người khác thường hiểu sai điều này. Mọi người đều thích tự làm chủ bản thân mình. Đây thực sự là một điều tốt, có nghĩa là bạn nên để người khác tự định đoạt và quyết định cảm xúc của họ.

Đó cũng là cách để bạn bảo vệ tâm trạng của mình: Đừng gán lên mình nghĩa vụ và trách nhiệm cho cảm xúc của người khác. Hãy tập trung vào bản thân và trở thành người tốt nhất có thể. Và nếu người khác cần sự giúp đỡ của bạn, bạn chỉ cần ở cạnh họ.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách:

https://shope.ee/7UoYgxLKUc

menu
menu