Lợi ích khi nhảy múa như một kẻ ngốc – The School of Life
Nhảy múa là một trong những hoạt động cần thiết nhất cho con người - nhưng chúng ta lại thường có suy nghĩ rằng mình "không biết nhảy."
Nhảy múa là một trong những hoạt động cần thiết nhất cho con người - nhưng chúng ta lại thường có suy nghĩ rằng mình "không biết nhảy." Bài này sẽ giúp gợi nhắc bạn rằng không có gì gọi là không biết nhảy cả, rằng mục đích của việc lắc lư điên cuồng mà không màng xấu hổ - chính điều này, chính là để kết nối con người với nhau, và kết nối bản thân với những mảnh ghép bị lãng quên của chính mình.
Một trong những điều kỳ lạ nhưng không kém phần hấp dẫn và mời gọi mà con người hưởng ứng, trong bất kỳ nền văn hóa nào, chính là thường xuyên tụ họp lại thành đám đông, hòa mình vào điệu nhạc ngân vang của các nhạc cụ, trống, sáo và đàn organ cùng tiếng hò reo, cuồng nhiệt lắc lư cơ thể theo những kiểu mà người khác khó lòng giải thích, như thể lạc mất bản thân trong sự hoang dại của điệu nhảy.
Nhảy múa từ lâu được xem là một trong những hoạt động quan trọng và bổ ích nhất mà con người tham gia. Không phải vô cớ mà Nietzsche, nhân vật tiêu biểu cho kiểu người luôn đắm chìm trong sự gượng gạo, dõng dạc khẳng định rằng "Tôi sẽ chỉ tin vào Chúa nếu Người biết nhảy", cùng với đó là một lời nhận xét không kém phần dõng dạc: "Không có âm nhạc, cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì cả."
Dù vậy, nhảy nhót vẫn là một hoạt động mà một vài người trong chúng ta, nhất là những người cần phải nhảy nhiều nhất, thường kiên quyết từ chối tham gia, và sâu thẩm bên trong, cảm thấy sợ khi phải nhảy. Chúng ta nép mình trong góc sàn nhảy, nơm nớp lo sợ sẽ có ai đó kéo mình tham gia, chúng ta luôn soạn sẵn những lí do để né tránh ngay khi tiếng nhạc vang lên, chúng ta cố kìm nén để không bao giờ có bất kỳ ai thấy mình đánh hông theo nhịp nhạc.
Vấn đề cần lưu tâm ở đây không phải việc học nhảy như một vũ công, mà là ta phải nhớ rằng ai trong chúng ta cũng muốn nhảy "xấu", và, công bằng mà nói, cũng chính là điều mà ai trong chúng ta cũng làm được, ít nhất là dù kĩ năng ấy có kinh khủng thế nào thì chúng ta cũng có được những lợi ích nhất định từ việc này.
Ở bất kì thời điểm nào trong quá khứ của bất kì nền văn hóa nào, không kể một số kiểu kì lạ của riêng ai đó, nhảy múa được nhiều người xem như một dạng bài tập không chỉ có ích cho sức khỏe thể chất, mà còn có khả năng cải thiện sức khỏe tinh thần của con người. Biết nhảy không có nghĩa rằng nhảy giỏi, rằng bạn trẻ trung hay bạn là người sành điệu. Tóm lại, điều chúng ta rút ra được là: nhảy múa luôn được đề cao vì khi nhảy, con người bứt ra được vượt khỏi giới hạn của mình để hòa mình vào một tập thể lớn hơn hoan nghênh ta thành một phần của họ.
Phần lớn người Hy Lạp cổ là những người tôn thờ lý trí. Vị thần tối cao nhất của họ, thần Apollo, là hiện thân của lý trí và trí tuệ tinh thông. Tuy nhiên, người Hy Lạp, với sự nhìn xa trông rộng của mình, hiểu rõ rằng một cuộc đời chỉ dành để tìm kiếm sự thanh thản trong tâm trí là một cuộc đời khô khan và cô độc. Vì thế, để cân bằng lại những suy nghĩ về thần Apollo, họ thường xuyên tham gia các lễ hội để tôn vinh một vị thần khác, thần Dionysus, một vị thần thích thưởng rượu, yêu thức khuya, đam mê âm nhạc và những bước nhảy. Người Hy lạp hiểu rõ rằng, người nào càng sống lý trí, người đó càng phải, vào một thời điểm nào đó, thả mình vào điệu nhạc hoang dã của trống và kèn. Tại các bữa tiệc của thần Dionysius được tổ chức thường niên vào tháng Ba tại Athens, kể cả những người thường được kính trọng nhất trong cộng đồng cũng nhiệt tình hưởng ứng điệu nhảy, tưng bừng uống rượu vang đỏ suốt đêm thâu, đến tận sáng hôm sau.
Một từ thường được dùng để mô tả những buổi nhảy múa như thế là "ecstatic". Đó là một từ được truyền miệng lại. Từ này được hình thành từ 2 từ La-tinh khác nhau: ex (nghĩa là tách rời) and stasis (nghĩa là đứng yên), cho thấy trạng thái mà con người dường như "tách rời" khỏi cơ thể họ, cũng chính là thoát khỏi những tầng dày, chi tiết đào sâu vào danh tính của chúng ta, chính là thứ mà ta thường quá để tâm vào, thay vào đó kết nối với những thứ nguyên thủy và cần thiết hơn: bản chất chung của loài người. Chúng ta nhớ lại được, qua khoảng thời gian nhảy múa đê mê ấy, cảm giác được thuộc về, được là một phần của tập thể, được bỏ qua cái tôi của chính mình - được tái hòa nhập với nhân loại.
Trong thời hiện đại, giá trị này vẫn luôn tồn tại, chỉ là nó được truyền lại cho các đại sứ khác, vô cùng đặc biệt: vũ trường và những buổi quẩy. Sự kết hợp này dường như ép con người vào một khuôn khổ: rằng ta phải ngầu, phải ở một độ tuổi nhất định, phải mặc một thể loại quần áo, phải thích một thể loại nhạc, mà thường khá khó nghe. Tất cả những điều xa xỉ đã, thay vì kéo ta ra, đẩy ta vào lún sâu hơn vào xu hướng tránh xa đám đông và tự cô lập mình. Vì vậy, điều cấp thiết chúng ta cần làm chính là khôi phục lợi ích và tác động toàn diện của việc nhảy múa.
Nhưng kẻ thù lớn nhất ngăn cản điều này lại là nỗi sợ, mà nói chung, đó là cảm giác, theo các ta thường gọi, sợ bị xem như 'kẻ ngốc' trước mặt những người mà bạn coi trọng. Cách để vượt qua điều này không phải là tự nhủ rằng, thực tế, ta trông bình thường, và cố thêm tí nữa thì là, không có chút gì "ngốc" luôn ấy.
Hãy nghĩ ngược lại! Chúng ta nên vui vẻ chấp nhận sự thật rằng vốn dĩ những bữa tiệc nhảy múa này, nơi mà ta thoát khỏi cơ thể mình để khuây khỏa, chính là cơ hội để chúng ta cho phép bản thân trở thành những kẻ ngốc, càng ngốc càng tốt, ở giữa sự bủa vây của hàng trăm người giống như bạn, những kẻ ngốc công khai. Chúng ta dành quá nhiều thời gian lo sợ, như thể đây là một sai lầm nghiêm trọng khiến ta không dám ngẩng mặt lên vào ban ngày, như thể chúng ta là những kẻ ngốc, và kết quả là mọi khát khao, mọi ước vọng của ta bị khóa chặt lại bên trong.
Chúng ta nên thoát ra khỏi những rào cản ấy bằng cách thả lỏng bản thân khỏi cái lồng mang tên "nghiêm túc" và chấp nhận rằng, từ lúc sinh ra, con người đã luôn là những kẻ ngốc nghếch, ngốc nghếch khi khóc thầm trong đêm, khi vô ý đâm vào cửa, khi xì hơi trong bồn tắm hay khi vô tình hôn vào mũi ai đó. Nhưng điều này không nên khiến bạn thấy xấu hổ và cô đơn, chính những điều ngốc nghếch này là điểm chung giúp kết nối ta với hàng tỷ người khác trong vũ trụ.
Chúng ta luôn là những kẻ ngốc, ở hiện tại, ở quá khứ và cả tương lai nữa. Con người không có sự lựa chọn khác. Từ thuở sơ khai, nhảy múa vốn được xem như cơ hội để chúng ta cùng nhau phô bày và tung hô bản chất ngốc nghếch cơ bản trong mỗi người. Trên sàn nhảy đầy những kẻ ngờ nghệch như nhau, cuối cùng ta cũng có thể thấy vui sướng chính nhờ sự ngốc nghếch, chúng ta có thể cởi bỏ lớp vỏ bọc ngượng ngùng và kín đáo và trân trọng những điều chưa hoàn hảo trong ta. Một giờ điên cuồng nhún nhảy chắc chắn đã giúp ta rũ bỏ đi đức tin bền bỉ vào những điều bình thường và nghiêm túc trước giờ của chúng ta. Mỗi khi chúng ta có cơ hội rủ rê người khác, đặc biệt là những người vô cùng quan trọng mà ta tôn kính, hay ai đó mà ta muốn gây ấn tượng, hãy nhớ tới thần Dionysus và liều mạng, với trí tuệ tinh thông như thần, bật ca khúc Dancing Queen, I’m so excited hay We are Family. Hãy nghĩ đến Nietzsche, hãy hòa mình vào giai điệu của các bài What a Feeling, Dance with Somebody and Hey Jude.
Hãy quên đi sự cứng nhắc của bản thân, đánh tay theo điệu nhạc, và đừng quan tâm đến cách nhảy "đúng" nhất, hãy lắc lư điên cuồng, như thể bạn và vũ trụ là một, hay ít nhất là hòa mình vào những người xung quanh, những người bạn mới, những người mà ở trước mặt họ bạn gạt bỏ khái niệm "khép mình". Ta có được rất nhiều điều chỉ qua một điệu nhảy, cách chúng ta thường thể hiện sự yếu đuối của bản thân trước những người khác để trở thành người bạn tốt hơn của chính mình và trở nên rộng lượng và bao dung hơn với người khác.
Lợi ích đích thực của việc nhảy múa từ lâu đã bị lãng quên và dần dần bị những "đại sứ sành điệu" xóa mờ đi những yếu tố cốt lõi là cho phép bản thân trở nên ngốc nghếch. Chúng ta nên khôi phục những điệu nhảy ngất ngây về lại với mục đích sâu sắc ban đầu của nó: kết nối, xoa dịu và hội họp con người.
Đông Phương dịch
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/article/the-importance-of-dancing-like-an-idiot/