Mối liên kết giữa sự trì hoãn và chứng trầm cảm

moi-lien-ket-giua-su-tri-hoan-va-chung-tram-cam

Trì hoãn là một khía cạnh phổ biến của trầm cảm.

Né tránh và cả nghĩ là những triệu chứng cốt lõi của trầm cảm. Tôi sẽ phân tích mối liên hệ giữa trầm cảm và sự trì hoãn để giúp những người đang mắc phải căn bệnh này cũng như những người thân yêu của họ hiểu rõ hơn về nó.

1. Những người mắc chứng trầm cảm thường sẽ mất đi hứng thú với những hoạt động mà bình thường họ thích. Điều này có thể dẫn đến sự trì hoãn đối với cả những hoạt động thú vị. Thậm chí dù họ nghĩ rằng họ có thể sẽ rất thích tham gia một sự kiện nào đó, họ vẫn sẽ chần chừ bởi nỗi sợ rằng họ sẽ không đạt được cảm giác mình mong muốn.

2. Những người đối diện với căng thẳng bằng việc đặt các vấn đề của họ vào ‘chiếc giỏ trì hoãn' có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm cao hơn. Ở đây tồn tại một tình huống vô cùng khó xử. Nếu bạn để những vấn đề quanh quẩn trong đầu thay vì giải quyết chúng trực tiếp, chúng sẽ khiến chứng trầm cảm trở nên tệ hơn; đồng thời, chứng trầm cảm cũng có thể khiến ta trở nên ớn lạnh sống lưng.

3. Chứng trầm cảm khiến người mắc phải gặp khó khăn trong việc sắp xếp hành vi của bản thân theo diện rộng. Chẳng hạn như khi bạn muốn đến cửa hàng tiện lợi, chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp lại nhà cửa hoặc xem lại những khoản nợ, bạn sẽ cảm thấy mông lung và không biết phải bắt đầu từ đâu. Lên kế hoạch cho một nhiệm vụ phức tạp có thể khiến bạn bị quá tải khi mà tâm trí bạn bị che phủ bởi lớp sương mù mang tên trầm cảm. Việc bạn từ chối bắt đầu có thể bị xem là cứng đầu trong khi việc lên kế hoạch trong trạng thái trầm cảm thực sự rất khó khăn. (Nếu bạn cần lời khuyên về cách để bắt đầu, tôi có viết một chương gồm 21 chiến lược cho việc này trong cuốn sách “The Healthy Mind Toolkit”).

Ảnh: Unsplash 

4. Trầm cảm luôn đi đôi với kiểu suy nghĩ “làm việc này thì được gì chứ”. Ví dụ, bạn muốn trở thành một người cha/người mẹ nhưng rồi bạn lại nghĩ “Tại sao ta lại đem một đứa trẻ đến với thế giới đang bị huỷ diệt bởi chính bàn tay của ta”. Hoặc nếu mức chi tiêu của bạn đang vượt quá tầm kiểm soát, bạn có thể nghĩ “Tại sao mình cần phải điều chỉnh lại tài chính khi chính bản thân đang mắc một khoản vay cho sinh viên mà mình sẽ không bao giờ trả được”. Lối suy nghĩ này thường được xem là rất cứng đầu và gây mệt mỏi cho người khác (có thể kể đến cha mẹ hay vợ chồng). Mâu thuẫn và căng thẳng mà lối suy nghĩ này mang tới cho các mối quan hệ có thể khiến chứng trầm cảm của người bệnh trầm trọng hơn.

5. Có một phương pháp tâm lý giúp điều trị chứng trầm cảm tên là Behavioral Activation (Kích thích hành vi). Trong tất cả các phương pháp, phương pháp này liên quan đến việc lên lịch cho các hoạt động thú vị cũng như các hoạt động giúp bạn có cảm giác thành tựu. Đây có thể là một con đường tốt dẫn bạn ra khỏi lối mòn trầm cảm. Thay đổi hành vi của bạn theo cách này có thể giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn dù bạn thậm chí không để ý đến việc thay đổi cách nghĩ của mình. “Kích thích hành vi” là một lựa chọn khá ổn cho những người không đủ điều kiện để gặp chuyên gia tâm lý. Hướng dẫn sử dụng của phương pháp này đi thẳng vào vấn đề chứ không vòng vo như các phương pháp tự thân khác, và điều này giúp việc thực hiện nó trở nên dễ dàng hơn cho mỗi cá nhân.

6. Tách biệt với xã hội đi kèm với trầm cảm có khả năng dẫn đến trì hoãn khi làm những công việc yêu cầu các hành động như gọi điện thoại hay tiếp xúc người lạ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp khi nghĩ đến việc gọi điện thoại để tìm một chuyên gia hoặc tìm một người thợ để sửa chữa mái nhà giúp bạn.

7. Theo thời gian, người mắc chứng trầm cảm có thể sẽ mất niềm tin vào khả năng của bản thân. Trầm cảm có thể khiến người mắc phải trở nên mỏng manh và không đáng tin cậy, điều này làm người khác cảm thấy khó chịu. Hậu quả của nó là khiến người mắc chứng trầm cảm càng thêm tổn thương và hổ thẹn, và nó trở thành một vòng luẩn quẩn không hồi kết. Một số người mắc chứng trầm cảm cảm thấy hổ thẹn khi họ không thể làm việc trong trạng thái trầm cảm và nói dối để che đậy nó. Một số người phát hiện ra họ bị lừa gạt và trở nên gắt gỏng, điều này một lần nữa khiến người mắc chứng trầm cảm trở nặng và càng lún sâu vào suy nghĩ không được xã hội chấp nhận.

8. Tương tự như chứng lo âu, một lập luận cho rằng một phần những suy nghĩ chúng ta thấy ở trầm cảm thực ra chính là sự rối loạn trong quá trình thích nghi. Một số dạng ý nghĩ được cải thiện khi con người trong trạng thái u buồn, và việc thu mình mang yếu tố tự vệ diễn ra khi sự tự tin bị đánh bại.

Nếu sự trì hoãn là biểu hiện chính của chứng trầm cảm, thì bạn chắc chắn không phải người duy nhất. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về điều gì đang diễn ra và có thể giúp bạn giải thích điều này với người thân của mình để họ có thể hiểu sâu hơn và thông cảm cho bạn.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/in-practice/201909/why-depression-and-procrastination-are-linked?amp&fbclid=IwAR2HlBCg_hEZZEBFYczb8vm6d8FwdBHQFgWRl3iQdE1HnBJbikKiDltnWqE

Dịch: Chiu & Thư

------------------------

Tìm đọc cuốn sách Tâm Lý Học Về Sự Trì Hoãn

Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem trì hoãn là gì, cách nó hoạt động và lý do vì sao việc ngừng trì hoãn lại khó đến vậy. Chúng ta cũng nhắm đến sự liên quan giữa trì hoãn và các vấn đề sức khỏe tinh thần thường gặp như trầm cảm, ADHD, chủ nghĩa hoàn hảo và hội chứng kẻ giả mạo,… Với cách tiếp cận này, bạn có thể học cách ngừng trì hoãn, hoàn thành mọi công việc và mục tiêu của mình. 

Xem sách tại Shopee  

menu
menu