Nếu bạn đang bận rộn, bạn đang mắc sai lầm: Cuộc sống thư giãn đáng ngạc nhiên của những người ưu tú

neu-ban-dang-ban-ron-ban-dang-mac-sai-lam-cuoc-song-thu-gian-dang-ngac-nhien-cua-nhung-nguoi-uu-tu

Bạn nên coi sự bận rộn và kiệt sức như kẻ thù. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng và làm việc muộn, bạn đang mắc sai lầm.

Nghiên cứu Berlin

Đầu những năm 1990, ba nhà tâm lý học đã tới trường Universität der Künste, một học viện nghệ thuật lịch sử ở trung tâm Tây Berlin để nghiên cứu về các nghệ sĩ violin.

Theo mô tả trong báo cáo trên tờ Tạp chí tâm lý Psychological Review, các nhà nghiên cứu đã nhờ các giáo sư âm nhạc của học viện giúp họ xác định nhóm người chơi violin nổi bật – là những sinh viên mà các giáo sư tin rằng sẽ có sự nghiệp của một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp.

Chúng ta gọi đây là nhóm người chơi ưu tú.

Để so sánh, họ cũng chọn ra một nhóm sinh viên từ khoa sư phạm của trường. Đây là những sinh viên tương lai sẽ trở thành giáo viên âm nhạc. Họ học violin nghiêm túc, nhưng theo lời giải thích của các giáo sư thì khả năng của họ không bằng nhóm 1.

Chúng tôi gọi đây là nhóm người chơi trung bình.

Ba nhà nghiên cứu thực hiện một loạt cuộc phỏng vấn sâu với những người thuộc đối tượng nghiên cứu. Sau đó họ phát cho mỗi người một cuốn nhật ký được chia 24 giờ trong ngày thành mỗi khoảng 50 phút. Sau đó người tham gia nghiên cứu về nhà và ghi chép cẩn thận về cách họ sử dụng thời gian.

Có trong tay rất nhiều dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã cố gắng trả lời cho câu hỏi cốt lõi: Tại sao những người chơi ưu tú lại chơi tốt hơn những người chơi trung bình?

Giả định hiển nhiên nhất là người chơi ưu tú chuyên tâm hơn trong công việc của họ. Nghĩa là họ sẵn sàng tập luyện trong thời gian dài theo phong cách của Mẹ Hổ, trong khi những người chơi trung bình thì chơi đùa và mải tận hưởng cuộc sống.

Những dữ liệu thực tế lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác…

Giải mã mẫu người ưu tú

Chúng ta bắt đầu bằng cách bác bỏ giả định cho rằng những người chơi ưu tú dành nhiều thời giờ cho âm nhạc hơn. Nhật ký tiết lộ rằng cả 2 nhóm đều dành thời gian cho âm nhạc là như nhau trong 1 tuần (khoảng 50 giờ/tuần)

Sự khác biệt nằm trong cách sử dụng thời gian của họ. Những người chơi ưu tú đã dành thời gian cho luyện tập có chủ đích (deliberate practice) gần như gấp 3 lần so với những người chơi trung bình. Luyện tập có chủ đích là loại công việc gây khó chịu, có phương pháp, nhằm mục đích kéo dãn hết mức khả năng của một người.

Điều này không gây bất ngờ, vì tầm quan trọng của việc luyện tập có chủ đích đã xuất hiện trong nhiều báo cáo.

Nhưng các nhà nghiên cứu chưa dừng tại đây.

Họ nghiên cứu việc lập kế hoạch công việc của các sinh viên. Với người chơi trung bình, họ dàn trải công việc suốt cả ngày. Đồ thị trong nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình dành cho công việc so với thời gian thức trong ngày về cơ bản là đường thẳng ngang.

Những người chơi ưu tú, ngược lại, cũng tập hợp công việc thành 2 giai đoạn rõ ràng. Khi bạn vẽ thời gian trung bình dành cho công việc và so với số giờ trong ngày của những người này, sẽ xuất hiện 2 đỉnh nổi bật: một vào buổi sáng và một vào buổi chiều.

Thực tế là, người chơi càng giỏi, các đỉnh này càng rõ nét. Với những người chơi giỏi nhất trong số những người chơi ưu tú – họ là những người mà các giáo sư tin rằng sẽ chơi cho một trong hai dàn nhạc chuyên nghiệp tốt nhất nước Đức – thì không có sự thay đổi nào trong lịch trình cứng nhắc hai buổi tập một ngày.

Sự tách biệt giữa công việc và giải trí còn có tác động rõ ràng tới những phạm vi khác nhau trong cuộc sống của những người chơi violin.

Chẳng hạn như giấc ngủ: những người chơi ưu tú ngủ nhiều hơn 1 giờ mỗi đêm so với những người chơi trung bình.

Cũng xem xét về sự thư giãn. Các nhà nghiên cứu phỏng vấn sinh viên để ước tính họ dành bao nhiêu thời gian mỗi tuần cho các hoạt động giải trí - một chỉ số quan trọng về cảm giác thư giãn. Bằng cách này, các nhà khoa học thấy rằng người chơi ưu tú thư thái hơn nhiều so với người chơi trung bình, và những người chơi tốt nhất là những người có cuộc sống thảnh thơi nhất.

Việc khó khác với khó làm việc

Tóm tắt kết quả của báo cáo trên như sau:

  • Những người chơi trung bình giành thời gian cho công việc cũng giống những người chơi ưu tú (khoảng 50h mỗi tuần).
  • nhưng họ không dùng những giờ đó vào đúng loại công việc (luyện tập có chủ đích là tối quan trọng nhưng lại dành ít thời gian hơn nhóm chơi ưu tú 3 lần)
  • và hơn nữa, họ dàn trải công việc này suốt cả ngày. Vì vậy mặc dù họ làm việc nhiều hơn nhóm chơi ưu tú, nhưng họ lại ngủ ít hơn và thấy mệt mỏi hơn. Chưa nói tới việc họ chơi violin tồi hơn nhóm kia.

Tôi đã chứng kiện hiện tượng tự như vậy trong nghiên cứu của tôi về những người đạt được thành tích cao. Tôi thậm chí đặt cho nó một cái tên: Sự thư giãn ngược đời của học giả Rhodes. (The paradox of relaxed Rhodes Scholar)

Nghiên cứu này đã rọi chút ánh sáng vào nghịch lý trên. Nó cho thấy bằng chứng rằng có một sự khác biệt giữa công việc khó khăn và những khó khăn để làm một công việc:

  • Việc khó (Hard work): là tập luyện có chủ đích. Loại công việc này sẽ khiến bạn chẳng mấy vui vẻ khi thực hiện, nhưng bạn không phải làm nó quá lâu trong một ngày (người chơi ưu tú đã dành 3.5 giờ/ 1 ngày và chia làm 2 lần). Nó mang lại cho bạn sự tiến bộ vừa phải trong việc phát triển một kỹ năng nào đó. Sự tiến bộ này tạo ra cảm giác mãn nguyện và động lực làm việc. Vì vậy mặc dù công việc khó khăn là nặng nề, nó sẽ không làm bạn kiệt quệ mà bạn hoàn toàn có thể làm nó trong một ngày thư giãn đầy thú vị.
  • Khó làm việc (Hard to work): làm bạn kiệt quệ. Nó khiến bạn chạy lăng xăng cả ngày trong trạng thái bận rộn giả tạo. Nó khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng giống như những người chơi trung bình đến từ nghiên cứu Berlin. Nó cũng ít tạo ra các thành tựu thật sự.

Bài phân tích này dẫn đến một kết luận quan trọng. Dù bạn là sinh viên hay đang khởi nghiệp, nếu mục tiêu của bạn là xây dựng một cuộc sống tuyệt vời, thì bạn nên coi sự bận rộn và kiệt sức như kẻ thù. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng và làm việc muộn, bạn đang mắc sai lầm. Bạn là người chơi trung bình của trường Universität der Künste chứ không thuộc nhóm người chơi ưu tú. Bạn đã xây dựng một cuộc sống khó làm việc, chứ bạn không làm công việc khó khăn.

Giải pháp đề xuất bởi nghiên cứu này, cũng giống như quan điểm của tôi, đơn giản đến mức giật mình: Làm ít đi. Nhưng làm những việc bạn cần làm với sự tập trung cao độ nhất. Sau khi bạn đã hoàn tất công việc khó khăn trên, thì hãy thưởng thức nốt phần còn lại của ngày.

 

Nguồn: http://calnewport.com/blog/2011/11/11/if-youre-busy-youre-doing-something-wrong-the-surprisingly-relaxed-lives-of-elite-achievers/

Nguồn dịch: https://nthnhung.wordpress.com/category/cal-newport/

menu
menu