Nếu muốn mình trở nên siêu dễ mến với người nào đó, thậm chí biến thù thành bạn, hãy sử dụng “hiệu ứng Benjamin Franklin”!

neu-muon-minh-tro-nen-sieu-de-men-voi-nguoi-nao-do-tham-chi-bien-thu-thanh-ban-hay-su-dung-hieu-ung-benjamin-franklin

Hãy tìm hiểu về niềm đam mê và sở thích của mọi người. Yêu cầu giúp đỡ có chủ đích khi có cơ hội. Và hãy luôn nhớ bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành và mãnh liệt nhất.

Để có thể biến kẻ thù thành bạn, Franklin đã sử dụng một phương pháp rất mới lạ. Trong cuốn tự truyện của mình ông cũng có nhắc đến nó. Và phương pháp này cũng đã được khoa học chứng minh. Ngày nay, chúng ta vẫn gọi nó là "hiệu ứng Benjamin Franklin".

Tôi biết đến phương pháp này qua một khóa đào tạo kỹ năng bán hàng. Sau đó tôi mới đi tìm cuốn tự truyện của Franklin để tìm hiểu thêm. Trong cuốn tự truyện đó, ông kể về Pennsylvania - một đối thủ của ông trong quốc hội.

Vì muốn kết bạn với Pennsylvania, Franklin đã mượn một cuốn sách hiếm từ chỗ ông ta. Không lâu sau thì Pennsylvania đã gửi sách đến. Một tuần sau, Franklin đã đọc xong và gửi trả lại sách cho ông ta. Franklin còn gửi kèm một lá thư để bày tỏ lòng biết ơn. Cứ như thế hai người tiếp tục gửi thư cho nhau. Theo thời gian, họ đã trở thành bạn của nhau suốt đời.

Franklin đã gói gọn cái gọi là hiệu ứng Ben Franklin vào một câu: "Người từng làm điều tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm thêm nhiều thứ hơn so với người được bạn giúp đỡ"

Chúng ta thường nói rằng có cho đi mới được nhận lại. Tuy nhiên, theo lý thuyết thì không phải vậy. Bạn sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người đã từng giúp đỡ bạn.

Bây giờ chúng ta hãy thử dùng thuyết bất hòa nhận thức để giải thích vấn đề này.

Giả sử bạn cố gắng làm một chuyện tốt cho cho người mà trước giờ bạn chẳng quan tâm hoặc thậm chí là ghét cay ghét đắng. Chắc chắn bây giờ bạn đang cảm thấy hành động và suy nghĩ của mình đang mâu thuẫn với nhau. Sao mình lại giúp cái gã ngốc này nhỉ?

Tuy nhiên khi suy nghĩ và hành động của bạn bắt đầu "làm hòa" với nhau thì suy nghĩ của bạn cũng thay đổi để phù hợp với hành động của mình. Ơ, anh ta đâu đến nỗi tệ. Thực tế, tự thuyết phục bản thân yêu quý người khác sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc phủ nhận hành động của mình hoặc giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Thực sự, đây là một phương pháp tuyệt vời dành cho tôi. Tôi không phải là người có tài thu hút người khác. Vậy nên mỗi lần gặp người lạ tôi đã rất khó kết bạn với họ. Tôi rất muốn áp dụng phương pháp này lập tức. Không phải vì tôi muốn "mê hoặc" người khác, mà tôi muốn cải thiện bản thân và được nhiều người yêu quý hơn.

Sự thật về "Hiệu ứng Benjamin Franklin"

Bạn không thể đi khắp nơi và khiến mọi người ủng hộ và yêu mến bạn được. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể sử dụng phương pháp của Franklin.

Quay lại chuyện của Franklin một chút. Đối thủ của Franklin rất tự hào về bộ sưu tập sách quý của mình. Bằng cách hỏi mượn sách của ông ta, Franklin đã ngầm cho ông ta biết rằng mình rất ngưỡng mộ niềm đam mê của ông ấy. Ông đang ngầm công nhận rằng: "Bạn có khiếu thẩm mỹ và khả năng phán đoán tuyệt vời về sách vở."

Chính điều này đã khiến đối phương cảm thấy ấm áp và cảm kích đồng thời thúc đẩy mối quan hệ giữa hai người. Và bạn biết rồi đấy, ai được khen mà chả thích. Đó là lý do tại sao khi được một ai đó đánh giá cao và khen ngợi về niềm đam mê hoặc sở thích của mình thì bạn sẽ có cảm tình với người đó.

Đây là một chiến lược giúp bạn nâng cao khả năng được yêu thích của mình.

Giống như hầu hết các phương pháp giúp cải thiện mối quan hệ khác, bạn phải tiếp cận một cách từ từ. Hay nói cách khác là phải tiếp cận từ xa đến gần chứ bạn không nên thể bắt người khác yêu quý mình ngay được.

1. Tìm hiểu về những người mà muốn kết bạn

Hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ mà mọi người vô tình để lộ ra trong các cuộc trò chuyện. Họ tự hào về kỹ năng nào? Họ theo đuổi những đam mê nào? Bạn hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về sở thích và các mối quan tâm của họ. Hãy chú ý đến những thứ mà họ nhắc đến nhiều lần như thế bạn sẽ phát hiện ra điều gì quan trọng đối với họ.

Nếu có được những thông tin này, thì bạn có thể nhận được những sự trợ giúp nhỏ theo cách công nhận niềm đam mê và khả năng của họ.

2. Yêu cầu một sự giúp đỡ có chủ đích

Hãy đưa ra một yêu cầu dễ thực hiện nhưng nó cũng có ý nghĩa với bạn. Nên nhớ rằng đừng đặt ai đó vào tình huống khó xử. Đừng bao giờ yêu cầu ai đó giúp đỡ những việc mà đáng ra bạn phải trả tiền cho họ. Đây là một chiến lược giúp bạn không làm mất lòng người khác.

Nếu ở bước đầu tiên bạn đã nắm chắc những thông tin của đối phương, thì chắc chắn bạn sẽ biết mình nên sử dụng những thông tin đó vào lúc nào.

Bạn quen một người rất sành ăn. Các nhà hàng ở đây cô ta nắm rõ trong lòng bàn tay. Và đây cũng là điều cô ấy cảm thấy rất tự hào. Thứ 6 tuần này bạn có một cuộc hẹn với đối tác nhưng không biết mời họ ăn ở nhà hàng nào. Đây chính là cơ hội để bạn sử dụng những thông tin ở bước 1. Bạn có một cô bạn sành ăn vậy thì ngại gì mà không gọi cho cô ta và yêu cầu giúp đỡ.

"Tối thứ 6, tớ có một cuộc hẹn với đối tác mà không biết nhà hàng nào ngon. Cậu có thể giúp tớ một việc được không?".

Nếu thực sự tự hào về kiến thức ẩm thực của mình thì chắc chắn cô ta sẽ đánh giá cao việc bạn công nhận kiến ​​thức chuyên môn của cô ta. Và vì yêu cầu rất đơn giản nên cô bạn này sẽ sẵn lòng giúp đỡ mà có khi cô ta còn đặt bàn giúp bạn luôn cũng nên.

3. Bảy tỏ lòng biết ơn

Sau khi xong xuôi hãy bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành. Thêm vào đó, hãy bổ sung một câu nói nhấn mạnh về việc sự giúp đỡ của họ có ý nghĩa đối với bạn như thế nào.

"Cảm ơn cậu đã giúp tớ chọn nhà hàng. Đó là một buổi tối tuyệt vời. Đối tác của tờ luôn miệng khen đồ ăn ngon. Thực sự cảm ơn cậu rất nhiều. Nếu không có sự giúp đỡ của cậu chắc vụ làm ăn của tớ đổ bể mất".

Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh nói những câu như: "tôi nợ bạn" hoặc "Sau tôi sẽ trả lại cho bạn". Nếu bạn nói như vậy thì đó không khác gì một cuộc giao dịch. Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau vì lòng tốt chứ không phải vì tiền bạc.

Chỉ bằng cách mượn một cuốn sách, Ben Franklin đã biến kẻ thù thành một người bạn chí cốt. Vậy nên nếu bạn chỉ yêu cầu mọi người yêu quý mình nhiều hơn thì không những bạn không được yêu quý mà thậm chí còn bị ghét thêm.

Chính vì thế hãy tìm hiểu về niềm đam mê và sở thích của mọi người. Yêu cầu giúp đỡ có chủ đích khi có cơ hội. Và hãy luôn nhớ bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành và mãnh liệt nhất.

Mai Lâm dịch

Theo Medium

Photo by rawpixel.com on Unsplash

Tìm đọc cuốn sách HIỆU ỨNG FRANKLIN - MỐI QUAN HỆ TỐT BẮT NGUỒN TỪ SỰ LÀM PHIỀN
 
Cuốn sách sẽ giúp bạn bước chân vào cuộc sống thực tế thông qua kiến thức tâm lý học phổ thông, dễ hiểu, là một sổ tay về giao tiếp xã hội mà bất kì ai cũng có thể đọc hiểu. Rồi bạn sẽ nhận ra, ngại ngùng khi làm phiền người khác không phải một đức tính tốt, lẩn trốn trong thế giới của bản thân đánh mất liên hệ với thế giới bên ngoài. Mối quan hệ tốt bắt đầu từ chuyện “làm phiền”. Sống ở đời, không thể lúc nào cũng đơn phương độc mã. Biết cách làm phiền người khác là một biểu hiện của EQ cao, cũng là một hình thức khiến đôi bên cảm nhận được sự ấm áp, cảm nhận được giá trị của nhau. Mong tất cả chúng ta đều học được cách mở lòng và nhờ vả người khác một cách đúng đắn.
 
Mời bạn đặt sách tại:

 
menu
menu