Nghiện cảm xúc

nghien-cam-xuc

CÓ THỂ AI TRONG CHÚNG TA CŨNG ĐỀU NGHIỆN CẢM XÚC

"Nghiện" thường bị dán nhãn tới chất kích thích. Nhưng thực tế, con người không nghiện chất kích thích, cái họ nghiện là cảm xúc, giác quan mà nó đem lại. Vì “cảm xúc" có thể gây nghiện, nên những hoạt động đem lại cảm xúc khác nhau, cũng gây nghiện.
 
Lướt mạng xã hội mỗi ngày, đọc tin tức chấn động,... bạn cảm thấy sự thôi thúc, thoải mái bên trong không?
 
Đó là do một loại chất dẫn truyền thần kinh gây ra: dopamine.
 
Được nhiều người xem như chất hạnh phúc (pleasure molecule), nhưng thực chất dopamine làm ta cảm thấy khao khát, hưng phấn; từ đó kích thích não bộ hoạt động những việc tương tự để tiết ra thêm pleasure molecule.
 
Khi cơ thể hoạt động, não bộ sẽ giải phóng dopamine khiến ta có động cơ lặp đi lặp lại hoạt động đó. Những hành vi giải phóng nhiều dopamine là những hoạt động mà não bộ đoán trước sẽ có "phần thưởng ngay sau đó (immediate potential rewards)Ví dụ sự thỏa mãn khi buôn chuyện; sự thỏa mãn tình dục trong những lần tình một đêm; ăn fast food, junk food; hoặc sử dụng chất kích thích. Mọi người đều biết những điều này là xấu; nhưng cái cảm giác, khao khát và những “giải thưởng sau đó" thì khá là tốt.
 
Vì những hoạt động không có immediate potential rewards thì não bộ không giải phóng dopamine; nên việc lập một kế hoạch lành mạnh - cân bằng hay sống tích cực khá khó khăn với nhiều người (bởi “phần thưởng" của nó không đến ngay lập tức mà là khá lâu sau đó).
 
Hầu hết mọi hành động (uống nước khi đang khát, đi dạo sau giờ làm...) đều sản sinh dopamine, nhiều hay ít dựa vào tính chất của hoạt động đó.
 
Đạt được “phần thưởng ngay lập tức - một cách ngẫu nhiên” được xem là cách giải phóng lượng dopamine cao nhất, chẳng hạn như chơi casino, trò chơi may rủi; dù bạn biết sẽ mất tiền, nhưng nó luôn khiến bạn khao khát thắng một bàn lớn. Và rõ ràng, những chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cocaine, heroin,...) cũng giúp con người có được lượng lớn dopamine không tự nhiên. Bởi cơ thể người có một sự cân bằng nội môi (homeostasis), để cân bằng tính vật lý bên trong và những điều kiện hóa học, nó giúp cơ thể thích nghi với những yếu tố bên ngoài.
 
Ví dụ khi trời nóng, cơ thể đổ mồ hôi; khi trời lạnh, nhiệt độ cơ thể tăng để giữ mức 37 độ; và việc uống nhiều rượu bia thường xuyên để giúp cơ thể ít nhạy cảm hơn với tác động của cồn cũng là tính chất của “homeostasis”.
 
Cơ thể người duy trì sự cân bằng nội môi, nên khi não bộ làm quen với mức độ cao dopamine được sản sinh; mức độ cao đó sẽ trở thành “trạng thái bình thường mới". Nên ta dễ thấy những người nghiện chất kích thích có xu hướng sử dụng nặng hơn và khó cai nghiện. Vì hoạt động bình thường không giải phóng đủ lượng dopamine cho họ cảm giác thỏa mãn.
 
Vấn đề nằm ở chỗ, xã hội đã dán nhãn nghiện là phải đi cùng chất kích thích quá nhiều, khiến ta quên đi gốc rễ của nó, là cảm xúc.
 
Hiện nay con người tiếp nhận với lượng lớn dopamine không tự nhiên mỗi ngày. Vấn đề nghiện nằm ở “cảm xúc" chứ không phải chất kích thích. Lướt mạng xã hội, xem tin giật gân, video games, nội dung khiêu dâm; những hoạt động đánh bật cảm xúc (hit emotion) luôn khiến ta khao khát trong vô thức.
 
Những hoạt động não bộ đoán được sẽ nhận “phần thưởng ngay sau đó" (như được like hình, nhận thông báo, hoặc những video hài hước...) sẽ dễ gây nghiện hơn là những hoạt động đơn thuần: đi dạo, đọc sách, thiền, làm việc nhà,...
 
Không những thế, việc nghiện cảm xúc (hit emotion) cũng được thể hiện trên những phương diện: cảm thấy bản thân đau khổ, hoặc thường trong trạng thái giận dữ, khó chịu, buồn chán,... dẫn đến một lối sống độc hại kinh niên - Nghiện Cảm Xúc.
 
Vì gốc rễ của nghiện là "cảm xúc", nên không chỉ những hoạt động hữu hình mà việc nghiện còn thể hiện trên những phương diện: suy nghĩ, tâm lý và cảm giác.
 
Có ai từng cảm giác bản thân mình khổ sở, luôn là "nạn nhân", hoặc thường ở trạng thái giận dữ, khó chịu, chán ghét, âu sầu...!?
 
Đúng là không ai muốn phiền muộn, nhưng bên trong cơ thể không nhận thức được như chúng ta, dopamine vẫn tiếp tục sản sinh khi con người đang trong những tình huống dẫn tới "xúc động mạnh" (hit emotions).
 
Có phải vài người xung quanh (hoặc bản thân) chúng ta trong vô thức luôn ở những tình huống kịch tính, tạo ra những câu chuyện buồn bã, uất giận...!? Hoặc khi ta thấy một người hay phản ứng thái quá với các tình huống, hãy cảm thông cho họ thay vì tạo ra tiếp những tình huống xấu hơn.
 
Con người luôn phải đối mặt với căng thẳng. Tuy nhiên có nhiều mặt tích cực về stress, nó giúp ta tăng kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), khả năng tự tạo ra môi trường mới cho bản thân và phân tích xử lý. Căng thẳng còn giúp con người tăng khả năng phục hồi (resilience - đàn hồi).
 
Vấn đề ở chỗ chúng ta để stress trở nên mãn tính, kinh niên. Khi ở một môi trường thường xuyên đối mặt căng thẳng; trong vô thức, ta sẽ "bị quen", đem cái tâm lý đó gắn lên bản thân và gặp vấn đề nào ta cũng đều có xu hướng đem cảm xúc đó vào.
 
Thực chất, đằng sau những cảm xúc bất kỳ của chúng ta là kết quả từ "những thuật toán" sinh hóa bên trong cơ thể - não bộ. Một khi "bộ máy sinh hoá thần kinh" kích hoạt "thuật toán về sự lo âu", nó sẽ quen với điều đó và thường xuyên sản sinh ra thuật toán ấy.
 
Khác với cơ quan bên trong cơ thể người làm việc trong vô thức; chúng ta có "nhận thức" (khoa học chưa tìm được nhận thức từ đâu ra), ta có khả năng quan sát được khi nào ta căng thẳng và cảm xúc bị kích động, và ta có thể điều tiết lại bản thân.
 
 

NHỮNG HÀNH VI THỂ HIỆN VIỆC NGHIỆN CẢM XÚC LÀ:

  • Liên tục tái hiện một tình huống bằng cách kể về nó với bất kỳ ai mà bạn có thể. Hoặc lặp lại tình huống đó trong vô thức.
  • Dấn vào các mối quan hệ nơi mà bạn có thể cảm thấy được những xúc động mạnh (hit emotions) trong những chu kỳ lặp lại.
  • Tìm kiếm những hit emotions qua các bài hát, phim ảnh, TV shows, tin tức để “sống lại cảm xúc đó".
  • Tham gia hoặc tạo ra những hỗn loạn, mâu thuẫn gia đình, môi trường làm việc (nơi mà mọi người trong gia đình đều phụ thuộc cảm xúc nhau).
Vì sự kỳ thị mà việc nghiện thường bị hiểu lầm. Chúng ta trong một xã hội hình sự hóa chứng nghiện ngập. Chúng ta trong một xã hội không hiểu khi nào các nhu cầu cốt lõi của con người không được đáp ứng - Chúng ta có nhiều người trưởng thành không thể kiểm soát cảm xúc.
 
Khi một người không thể kiểm soát - đối phó với cảm xúc của họ, họ tìm mọi cách có thể để giải tỏa tâm trí và cơ thể, điều này khiến họ lại rơi vào vòng lặp chu kỳ của hoảng loạn và đau đớn.
 
Một số người nghiện, bị kỳ thị hơn những người khác (heroin, ma túy, rượu bia). Hầu như những người nghiện chất kích thích đều có chấn thương tâm lý, cảm xúc chưa bao giờ được giải tỏa. Và họ đi tìm những thứ đó để giảm căng thẳng.
Tuy nhiên lại có nhiều sự nghiện được xã hội khen thưởng (hoặc chấp nhận) như: nghiện công việc, bận rộn, nghiện mua sắm. Họ phải đeo một chiếc mặt nạ để đối phó với cảm xúc bên trong. Ít người trong số họ nhận thức được những tổn thương về tình cảm và mất kết nối mà họ phải chịu đựng, họ tìm những thứ khác để giải phóng cảm xúc.
 
"Nghiện" là tìm kiếm sự giải tỏa. Khi cảm xúc bị kích động, ta không chấp nhận kết nối với cảm xúc ấy, ta đi tìm kiếm một sự kết nối khác, sai lầm.
 
Ví dụ: Có người mỗi khi buồn sẽ tìm đến " đồ ăn" hoặc "mua sắm".
 
Để chữa lành chứng nghiện, chúng ta phải chữa lành cơ thể tổn thương tâm lý. Thực ra đó chỉ là trở lại cơ thể mà chúng ta đã bỏ mặc. Chúng ta phải cho phép bản thân cảm nhận được nỗi đau của chính mình, học những cách mới để đối phó, học cách điều chỉnh hệ thống thần kinh của cơ thể. Một trong nhiều cách là "dopamine detox":
 
Những hoạt động "trần tục" (đi dạo, đọc sách, thiền, học bộ môn nghệ thuật/ thể thao,…). Những điều này có thể đánh lừa não bộ để làm những việc được cho là khó khăn.
 
Ví dụ: Trải nghiệm 1 ngày không sử dụng mạng xã hội thay vào đó là dọn nhà cửa. Phần thưởng là lướt mạng xã hội một ít vào cuối ngày.
 
Thực hành chứng kiến - quan sát bản thân
 
“Bạn đang nghĩ gì?” “Bạn đang nói gì?” và “Cách bạn phản ứng (trong vô thức) với những điều xung quanh mình". Quán chiếu lại bản thân trong một ngày (những biểu hiện, cách phản ứng, suy nghĩ, cảm xúc của mình với những sự kiện).
 
Thở chậm rãi. Một việc tưởng chừng dễ nhưng lại khó khăn; đơn giản nhưng rất quan trọng. Phật giáo đã nhắc đến quán niệm hơi thở, tâm lý học cũng đưa ra lời khuyên “3 lần thở sâu bằng bụng sẽ kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm (parasympathetic nervous system)”, và cả việc thở cũng liên quan đến thiền định.
 
Nhận thức những gì bản thân “tiêu thụ". Tâm trí và cơ thể ta “học” các trạng thái cảm xúc, nó sẽ “tìm" và “ở lại" những trạng thái đó khi ta đang vô thức (unconscious). Hãy nhận biết những gì chúng ta tiêu thụ, tìm kiếm mỗi khi đang chán hoặc bị kích động (có người khi chán sẽ tìm đến sex, hoặc thuốc lá để hút, hoặc suy nghĩ lại những chuyện buồn).
 
Sau đó ta có thể nhận ra tần suất bản thân “đi tìm” các trạng thái cảm xúc để “sống lại nó".
  • Nhận thức về những chủ đề mình bàn luận khi ở những mối quan hệ thân thiết. “Bạn có đang chia sẻ về bản thân cho nhau không hay bạn đang sống lại (re-living) trải nghiệm cảm xúc đó bằng cách kể lại.
  • Việc “nghiện cảm xúc" của bản thân bắt nguồn từ những sự kiện thơ ấu.
Những lúc cảm thấy “chán” hoặc bất an, nhiều người bị cám dỗ xem những bộ phim để cảm nhận lại bất kỳ phiên bản nào của nỗi buồn.
 
Hoặc, họ chọn người yêu (partner), những người xung quanh để “kích hoạt" lại những phản ứng, những cảm xúc (hit emotions) để “gây chuyện".
 
Bài: Khánh Duy - Art of Life Columnist
Theo: Harvard Health Publishing và healthline
menu
menu