20 bài tập của Chủ nghĩa Khắc kỷ để cải thiện bản thân

20-bai-tap-cua-chu-nghia-khac-ky-de-cai-thien-ban-than

Đây là những chiến lược mà các triết gia Khắc kỷ sử sử dụng cách đây 2000 năm và đến ngày nay chúng vẫn hiệu quả.

1. Coi bản thân mình là khác biệt

Mẹ của người khác qua đời chúng ta nói, “Đây là một phần của cuộc sống.” “cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.” 

Mẹ của chúng ta mất → chúng ta nói, “Tôi thật tội nghiệp, đây là một bi kịch!” “Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?”

Quá dễ để nhìn nhận một việc gì đó một cách khách quan và giữ được vẻ bình thản khi những điều phiền phức, khó chịu nhỏ nhỏ hay thậm chí thảm họa, xảy đến với người khác chứ không phải với bản thân ta.

Nhưng tại sao? Điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng mình là cục cưng đặc biệt của vũ trụ, quan trọng hơn nhiều so với những người khác? 

Chẳng phải sẽ tốt hơn sao nếu chúng ta có thể phản ứng tương tự như thế khi một chuyện gì đó khiến ta đau khổ? Chúng ta không phải người đặc biệt. Những gì xảy ra với chúng ta thì cũng từng xảy ra với nhiều người trước đó và sẽ xảy đến với người khác trong tương lai.

Vũ trụ không đối xử với chúng ta khác biệt so với những người khác, nó không theo đuổi chúng ta. Mọi thứ xảy ra với chúng ta theo quy luật bình thường. Hiểu được điều này có thể an ủi cho chúng ta. 

Hành động: Khi một chuyện gì đó “tồi tệ” xảy đến với bạn, hãy nghĩ rằng nó đã từng xảy đến với người khác. 

2. Nhìn nhận sự việc từ trên cao  

Nếu bạn đang gặp rắc rối về vấn đề gì đó, hãy thử bài tập này. 

Chúng ta thường gặp phải rắc rối không đáng có vì trí tưởng tượng của mình. Chúng ta cứ làm rối tinh lên và quên mất rằng đây chẳng phải điều gì to tát so với toàn bộ cuộc đời của chúng ta. Chúng ta tập trung vào một điều gì đó và cho rằng điều này thực sự quan trọng, nhưng nó không bao giờ quan trọng như ta tưởng. 

Đó là khi góc nhìn có thể thật sự hữu ích. Hãy nhìn nhận sự việc từ trên cao. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên bầu trời nhìn xuống và thấy mình như một chấm nhỏ trong một ngôi nhà nhỏ, trong một thành phố nhỏ, trong một quốc gia nhỏ bé so với toàn hành tinh. Và toàn bộ hành tinh nhỏ bé so với vũ trụ.

Những vấn đề của bạn không thể nào là chuyện lớn trong một chủ đề lớn của cuộc đời bạn. Từ trên cao nhìn xuống, mọi việc dường như quá tầm thường, giúp bạn nhìn nó bằng sự thờ ơ và rằng mọi thứ đều chỉ là phù du. Hãy nhìn xem vấn đề mà người độc thân đang quan tâm là gì. 

John đau đầu và rất lo lắng về điều này. Ở đầu kia của thế giới, nhiều người bị sóng thần tấn công, và ở một nơi khác, người ta bị khủng bố đánh bom. Vấn đề đau đầu trông giống như một chuyện lố bịch so với những chuyện trên. Cũng giống như phần lớn những rắc rối khác mà ta đang tâm tư.

Hành động: Hãy tưởng tượng bạn đang rời khỏi cơ thể bạn và bay lên bầu trời cao và nhìn xuống bản thân và những thứ xung quanh bạn. Bay lên cao hơn và cao hơn nữa, nhìn xuống thành phố của bạn, đất nước của bạn, lục địa của bạn, và cuối cùng là hành tinh của chúng ta. Hãy nhớ lại rằng cơ thể bạn đang ở dưới đó...

3. Nhắc nhở bản thân về sự vô thường của vạn vật

Chúng ta không thực sự sở hữu thứ gì cả. Chiếc xe hơi của bạn có thể bị đánh cắp. Căn nhà của bạn có thể bị thiêu rụi. Bạn có thể mất đi mái tóc của bạn, và thậm chí cơ thể của bạn nữa. 

Đừng quá dính mắc vào mọi thứ, vì rốt cuộc chúng chẳng quan trọng đâu. Cái áo thun mà bạn yêu thích ư? Chỉ là một miếng vải… 

Các nhà Khắc kỷ còn đi xa hơn. Họ nói rằng, bạn đừng quá gắn bó với những người thân yêu của bạn. Epictetus khuyên, “Khi bạn hôn đứa con hay người vợ của bạn, hãy nhắc điều này với bản thân, ‘Tôi đang hôn một con người trần tục sắp chết.’” 

Cuộc đời là phù du, và những người ta quan tâm có thể bị cướp khỏi chúng ta một cách đột ngột mà không hề báo trước. Và bản thân bạn cũng vậy, bạn cũng là người trần tục sắp chết. Bạn có thể đi gặp ông bà vào ngày mai. 

Nhắc nhở bản thân về cuộc sống quý giá ở đây và bây giờ, và những người thân yêu của bạn quý giá như thế nào, bởi vì họ có thể sẽ sớm ra đi. Hãy trân trọng những gì mà bạn có được và nhắc nhở bản thân về tính vô thường của mọi sự. 

Hành động: Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về cái chết của bản thân. Cuộc sống trên trần gian này là hữu hạn, nó chỉ là thứ vay mượn và bạn không biết khi nào bạn phải trả lại. Hãy sử dụng nó một cách tốt nhất và luôn luôn khắc ghi, “Bạn sẽ chết, người thân của bạn cũng vậy.”   

4. Hãy nghĩ về bản thân như một người đã chết  

Cái gì!?! 

Đây là câu nói của Marcus Aurelius: “Hãy nghĩ về bản thân như một người đã chết. Bạn phải sống cuộc sống của mình. Bây giờ hãy lấy nốt những gì còn sót lại và sống một cách thích đáng.” 

Điều này có thể được hiểu theo cách khác. Nó có thể là một sự tưởng tượng tiêu cực về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, đó là cái chết. Nó có nghĩa là quên hết tất cả những chuyện đã xảy ra trước đây và chỉ sống với hiện tại ở đây và ngay bây giờ. Đừng lo lắng về quá khứ và hãy tận dụng tốt nhất ngày hôm nay. Ngày hôm nay là tất cả những gì bạn có. Hãy trân trọng nó và tận dụng nó tối đa. 

Tôi nghĩ rằng nó là một công cụ tuyệt vời để không đưa ra những sự lựa chọn hay hành động bừa bãi. Nó giúp bạn tập trung vào điều thực sự quan trọng. Để bạn không phí thời gian vào những chuyện vặt vãnh mà chỉ dành cho những chuyện thiết yếu.  

Hãy sử dụng thời gian của bạn một cách tốt nhất. Và đây không phải là tinh thần YOLO. Trò xì-dách và chơi gái không phải là cách sử dụng tốt nhất thời gian của bạn. Bạn có một nhiệm vụ. Nhiệm vụ của bạn là trở thành người tốt, cố gắng hết sức và sống một cuộc đời có lý trí và đức hạnh. 

Không quan trọng trước đây bạn đã từng gây ra chuyện quái quỷ gì. Cuộc sống bây giờ hoàn toàn mới mẻ. Bạn không thể xóa bỏ những việc mà bạn từng làm, nhưng bạn vẫn có thời gian để trở thành con người tốt đẹp nhất có thể. 

Hành động: Bạn đã chết đêm qua và bây giờ được trao cơ hội thứ hai trên trái đất. Lập hai danh sách: 1. Những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì? 2. Thực tế bạn đang dành thời gian cho cái gì? Đối chiếu danh sách và chọn một điều mà bạn sẽ tối ưu hóa trong những ngày tiếp theo. 

  1. Đây có phải là hoàn cảnh mà tôi rất sợ hãi không? 

Đây là một bài tập của Seneca. 

Đó là ý tưởng: Bạn dành ra một số ngày nhất định mà bạn phải sống với lượng thức ăn ít ỏi và rẻ tiền, mặc quần áo tồi tàn, và tự hỏi liệu đó có phải là điều khiến bạn sợ không.

Ngoài ra, dành một đêm ngủ dưới đất, nhịn ăn trong 24 giờ, tắm nước lạnh.

Chúng ta coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Một chiếc giường êm ấm. Đầy đủ thức ăn. Nước nóng. Nếu bạn chọn cách sống mà không có những thứ trên dù chỉ trong vài ngày, thì bạn sẽ trân quý chúng nhiều hơn sau này. Bạn sẽ tận hưởng chúng. 

Ý tưởng này được nhân lên gấp ba.

  1. Chúng ta nên quý trọng cuộc đời của mình nhiều hơn và không được xem thường tất cả mọi thứ.
  2. Chúng ta cũng đừng sợ đánh mất mọi thứ. Sẽ không sao đâu. Chúng ta có thể sống với cuộc sống đơn giản hơn, không có gì là thảm họa cả.
  3. Chúng ta nên cố gắng điều độ. Ít sở hữu, tự do hơn. 

Hành động: Tự tước bỏ một thứ gì đó của bản thân một thời gian (ví dụ, 3 ngày không uống cà phê sáng, 1 tuần không tắm nước nóng, 6 tháng không mua quần áo mới, tống khứ một nửa số quần áo của bạn....) và sau đó tận hưởng lại chúng. 

  1. Nói ít, khen ngợi, đừng ngồi lê đôi mách, và hãy lắng nghe

Sự im lặng là bạn của người Khắc kỷ.  

Epictetus khuyên chúng ta chỉ nói khi cần thiết và đừng nói về những chuyện thông thường (tầm thường). “Hơn hết thảy, đừng ngồi lê đôi mách về người khác, khen ngợi, đổ lỗi hoặc so sánh họ.” 

Tham gia buôn chuyện và đánh giá (nói xấu) những người không có mặt đơn giản không phải là điều đức hạnh nên làm. 

Và đừng nói quá nhiều về bản thân. Tất cả mọi người chủ yếu nói về chính họ, vì vậy bạn tốt hơn là nên lắng nghe và giúp đỡ hơn là nói về buổi tối của bạn.

Hãy tự hỏi bản thân, bạn có muốn nghe người khác cứ nói mãi về bản thân họ không? Không. Trừ trường hợp họ là một diễn viên hài.  

Hành động: Quan sát bản thân và những người khác trong các cuộc trò chuyện. Bạn có thấy cách mọi người đang cố gắng kết nối những gì đang được nói với bản thân họ hay không? Đừng nói quá nhiều, hãy cố lắng nghe và hỗ trợ người khác. Làm họ cảm thấy thoải mái.

  1. Kiểm tra những ấn tượng ban đầu của bạn (Suy nghĩ trước khi hành động) 

Bạn có thường xuyên phản ứng một cách tự động trước một vài tình huống mà chỉ dựa vào ấn tượng ban đầu của bạn hay không?

Hãy nghĩ xem mọi người thường xuyên điên máu trước những tài xế khác khi đang lái xe. Người ta chửi thế, giơ ngón tay thối và phát khùng trước những lái xe khác. Chỉ vì cảm xúc. Chúng ta có ấn tượng rằng những tài xế khác là lũ khốn nạn và tông xe vào ta. 

Nhưng chúng ta không biết.

Có lẽ đó là quyền lái xe của chúng ta, nhưng biết đâu con trai anh ấy đang hấp hối ở băng ghế sau, có lẽ chiếc xe của anh ta bị đánh cắp, có lẽ anh ta hơi lơ đễnh. Và có lẽ bạn đã từng gây ra điều tương tự trong quá khứ. 

Phần lớn thời gian chẳng có điều gì thực sự tồi tệ xảy ra. 

Vì vậy hãy bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và chống lại cái thôi thúc phản ứng ngay lập tức. Chúng ta không nên hấp tấp phản ứng trước những ấn tượng ban đầu, hãy dành một lúc để tự hỏi mình, “Tôi đang nổi giận… Chuyện này có hợp lý không? Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra?” 

Epictetus khuyên chúng ta nên tự hỏi xem liệu điều đó có tùy thuộc chúng ta hay không, và nếu không thì ta nên nói “đó không phải là chuyện của tôi.”  

Chẳng có lý do gì để phản ứng trước những thứ ta chẳng thể tác động tới nó. Nó không nằm trong sự kiểm soát của ta, ta chỉ kiểm soát được phản ứng của chính mình mà thôi. Hãy lựa chọn cách đáp lại tốt nhất có thể và sống tiếp. Trong nhiều trường hợp, cách phản ứng tốt nhất là không phản ứng. 

Hành động: Kiểm tra ấn tượng ban đầu của bạn. Nếu chúng không hữu ích thì hãy chọn một cách phản ứng thông minh hơn. Hoặc có lẽ bạn chẳng cần phản ứng. Chúng ta thường hay phản ứng trước những chuyện vặt vãnh. Điều này không cần thiết và ta có thể dẹp đi. 

  1. Làm sao tôi có thể dùng đến đức hạnh ở đây và ngay bây giờ? 

Đây là một trong những đoạn văn hay nhất mà tôi từng đọc về tư tưởng Khắc kỷ. Bởi Epictetus: 

“Đối với mọi thử thách, hãy nhớ đến những nguồn lực bạn có trong bản thân để đương đầu với nó. Bị khêu gợi bởi vẻ ngoài của một người đàn ông đẹp trai hay một phụ nữ xinh đẹp, bạn sẽ khám phá ra trong mình sức mạnh đối lập của khả năng tiết chế bản thân. Đối diện với đau đớn, bạn sẽ khám phá ra sức mạnh của sự chịu đựng nhẫn nại. Nếu bị xúc phạm, bạn sẽ tìm thấy đức kiên nhẫn. Theo thời gian, bạn sẽ ngày càng tự tin rằng chẳng có thử thách nào mà bạn không có được các phương tiện đạo đức để chịu đựng nó.” 

Bạn có thể sử dụng mọi tình huống, mọi thử thách, như một cách để rèn luyện đức hạnh và trở thành một người tốt hơn. Bạn chỉ cần liên tục áp dụng đức hạnh và lý trí.

Quan điểm này đơn giản (nhưng không dễ làm). Với tất cả mọi chuyện xảy đến, bạn có thể rèn luyện đức hạnh. Đó là điều tối thiểu bạn có thể làm. Đó là một cách dễ dàng để chấp nhận mọi thứ xảy ra một cách tử tế, vì bạn ít ra cũng có thể nhận được một điều gì đó tốt đẹp từ nó, cụ thể là thực hành đức hạnh. 

Bạn có thể đi xa hơn khi chấp nhận mọi thứ xảy ra bằng cách yêu lấy chúng. Đó được gọi là ‘amor fati’- yêu lấy cái số phận của bạn. Mọi chuyện xảy đến với riêng mình bạn. Và bạn tận hưởng nó. 

Hành động: Khi bạn đối diện với một tình huống khó khăn, hãy hỏi bản thân “Phản ứng tốt nhất của tôi ở đây là gì?” “Làm sao tôi có thể áp dụng lý trí và đức hạnh ở đây và ngay lúc này?” 

  1. Có một hình mẫu lý tưởng 

Những người Khắc kỷ sử dụng Stoic Sage (nhà hiền triết khắc kỷ) như một hình mẫu lý tưởng. 

Hiền triết là một lý tưởng theo giả thuyết, ông ta là một con người khôn ngoan và tuyệt vời.

Đừng lo lắng, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo được theo nghĩa đó. Và bạn cũng không cần phải hoàn hảo. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng khi trong tâm trí ta có một người mà chúng ta muốn ghi nhớ hoặc bắt chước thì sẽ có lợi cho ta. Vấn đề không phải là sự bắt chước, vì bạn là người độc nhất vô nhị và đừng nên cố gắng giống người khác. Nhưng chúng ta có thể học hỏi từ người khác.

Trong những hoàn cảnh khó khăn, hãy hỏi bản thân: 

“Nhà Hiền Triết sẽ làm gì?” “Người mẹ hoàn hảo sẽ làm gì?” “LeBron James sẽ làm gì?”  “Wonder Woman sẽ làm gì?” 

Nếu bạn có một vài hình mẫu lý tưởng trong tâm trí, tuyệt vời! Hãy tưởng tượng rằng ông ta đang quan sát và theo dõi bạn và bạn muốn trở thành con người tốt nhất có thể. Trò chơi hình mẫu lý tưởng này chủ yếu nhấn mạnh đến việc đưa ý thức vào tình huống. Vì sâu thẳm trong lòng, bạn biết đâu là điều tốt nhất cần là. 

Hành động: Mang ý thức vào những tình huống hằng ngày và hỏi hình mẫu lý tưởng của bạn sẽ làm gì. Hoặc hỏi người cha, người mẹ, người anh, người bạn, người vợ, người yêu hoàn hảo sẽ làm gì. 

  1. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? 

Khi bạn dự định làm chuyện gì đó, hãy tự hỏi mình, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” 

Đó là một bài tập kinh điển của Chủ nghĩa Khắc kỷ và là một trong những tư tưởng chính của nó: Để chuẩn bị cho những chuyện chết tiệt xảy ra và vẫn có khả năng giải quyết nó bằng sự bình thản và chọn cách đáp lại khôn ngoan nhất có thể. 

Nhiều người đã vạch ra một số kế hoạch và khi một điều gì đó xảy ra không theo kế hoạch đó, họ lại nổi khùng. Điều này chẳng giúp được gì cho bạn và có thể phòng tránh được. 

Hãy dự tính trước về những điều tồi tệ . Hãy tưởng tượng chiếc xe của bạn sẽ bị hỏng khi bạn đang trên đường đi đến buổi phỏng vấn công việc. Và nếu nó xảy ra, bạn có thể ứng phó tốt hơn. Xe vẫn hỏng nhưng bạn sẽ không phát điên lên. 

Chúng ta không muốn điều tồi tệ nhất xuất hiện, nhưng chúng ta cần chuẩn bị trước cho tình huống đó. Nếu bạn đã tưởng tượng về một tình huống không thuận lợi trước khi nó xảy ra, bạn sẽ xử lý tốt hơn và giữ được sự bình tĩnh và do đó có thể khiến tình hình trở nên khá hơn. 

Bạn chỉ bị sốc nếu bạn chưa từng lường trước chuyện đó… 

Hành động: Bạn dự định làm gì trong những ngày tiếp theo? Hãy hình dung những chuyện không suôn sẻ và quyết định một phản ứng thông minh. Sẽ ra sao nếu…khi ấy tôi sẽ… 

  1. Tự nguyện chịu khổNằm trên sàn nhà ở quán cafe Starbucks 

“Hãy dành ra một số ngày, mà trong suốt khoảng thời gian này bạn sẽ phải bằng lòng với số thức ăn ít ỏi và rẻ tiền nhất, mặc bộ đồ thô kệch, nói với bản thân trong khoảng thời gian đó: “Đây có phải là tình cảnh mà tôi sợ hay không?” – Seneca 

Tự nguyện chịu khổ: Huấn luyện cho mình quen với những tình cảnh bất tiện để bạn không nao núng khi chúng xảy đến. 

Vấn đề nằm ở việc tập cho quen với những điều bất tiện, phiền hà để phát triển vùng thoải mái của bạn (comfort zone). Giả sử bạn cảm thấy khó chịu khi không thể ăn gì suốt nửa ngày trời. Bây giờ khi bạn tập nhịn ăn 48 giờ mỗi tháng một lần, sau vài tháng thì bạn sẽ không thấy bực bội khi nhịn ăn nửa ngày. 

Hành động: (Thường xuyên) Cố tình đưa bản thân vào một tình huống không thoải mái. Tim Ferriss khuyên ta nằm ngủ ngoài phố. Nhiều lựa chọn khác dành cho bạn: 

  • 1 đêm ngủ trên sàn nhà.  
  • Xin giảm giá 10% khi bạn gọi cà phê. 
  • 1 tuần không uống cà phê. 
  1. Thêm ‘mệnh đề dự bị’ cho các hành động của bạn 

Chúng ta chỉ kiểm soát được ý nghĩ và hành động của mình. Mọi thứ khác đều không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của ta. Đây là lý do tại sao các triết gia Khắc kỷ thường thêm một mệnh đề dự bị cho hành động của họ 

Ý tưởng: Bạn có một mục tiêu trong đầu và bạn cố gắng hết sức để đạt được nó. Nhưng tất cả đều không chịu sự kiểm soát của bạn, do đó bạn thêm một mệnh đề dự bị chẳng hạn như “Ý Chúa,” “số phận cho phép,” “nếu không có thứ gì cản trở tôi” cho hành động.  

Seneca mô tả nó như sau, “Tôi muốn làm việc này việc kia, chừng nào chưa có thứ gì xảy ra có thể ngăn cản quyết định của tôi.” 

Điều này mang lại cho bạn sự bình thản trước bất kỳ kết quả nào. Vì bạn biết nó không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Một người khôn ngoan không nhầm lẫn những khát vọng của anh ta với hướng đi của vũ trụ. 

“Tôi sẽ giong buồm băng qua Đại Dương, nếu không có thứ gì cản trở tôi.” 

“Ngày mai tôi sẽ đi chơi biển, nếu số phận cho phép.” 

“Bạn sẽ nhận được thư của tôi trước thứ Năm, do ý Chúa.” 

Điều này đòi hỏi bạn nỗ lực hết sức cho tất cả những gì thuộc quyền kiểm soát của bạn, và sau đó chấp nhận bất cứ thứ gì xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của bạn. Bạn ngộ ra rốt cuộc thì kết quả nằm ngoài vòng kiểm soát của bạn. 

Hành động: Có chuyện gì mà bạn lên kế hoạch thực hiện nhưng kết quả thì hoàn toàn không phụ thuộc vào bạn chưa? Hãy sử dụng mệnh đề dự bị. Thí dụ khi bạn rời nhà, hãy tạm biệt mẹ bạn như thế này, “Gặp lại mẹ sau nhé, nếu số phận cho phép.” Bà ấy sẽ không vui khi nghe bạn nói thế, nhưng đó là bài tập luyện tốt dành cho bạn. 

  1. Amor Fati – Yêu lấy Số phận của bạn  

Các nhà Khắc kỷ cố gắng tập trung vào những gì mà họ có thể kiểm soát được. Và số phận thì không nằm trong số đó. 

Vì thế họ khuyên ta đừng mong thực tế trở nên khác đi, mà thay vào đó nên chấp nhận và yêu lấy nó. Họ thường sử dụng phép ẩn dụ “con chó bị xích vào một chiếc xe ngựa đang di chuyển”: 

Người khôn ngoan cũng giống như một con chó đang bị xích vào một chiếc xe ngựa đang chạy, vui vẻ và nhịp nhàng chạy theo chiếc xe, còn người ngu ngốc thì giống một con chó gầm gừ chống lại sợ xích nhưng dù cố đến mấy bản thân nó vẫn bị chiếc xe lôi đi. 

Chúng ta không thể thay đổi những chuyện xảy đến với mình trong đời. Bởi vậy điều khôn ngoan nhất là chấp nhận hơn là chống lại từng điều nhỏ nhặt xảy đến với ta. Chúng ta cũng giống như con chó đang bị xích vào một chiếc xe: chúng ta chỉ có được sự tự do bằng chiều dài của sợi dây xích. Vì thế chúng ta hãy tận hưởng hành trình thay vì để cho mình bị kéo lê dọc đường. 

Phẫn nộ với những chuyện đang xảy ra tức là giả định sai lầm rằng bạn có sự lựa chọn trong vấn đề đó. 

Hành động: Khi điều gì đó xảy ra với bạn, hãy hỏi bản thân xem liệu bạn có thể làm được gì hay không. Nếu không, nếu nó không nằm dưới sự kiểm soát của bạn mà là của số phận, thì chấp nhận thôi. Chống lại thực tại không ích gì, nó chỉ khiến bạn khổ sở. 

Không phản kháng: Đừng mong thực tế trở nên khác với hiện tại mà nó đang là.  

Không phán xét: Đừng đánh giá các sự kiện, đơn giản là chấp nhận chúng như đang là. 

Không dính mắc: Mọi việc đến rồi đi, đừng quá dính mắc vào những gì bạn yêu thích. 

  1. Đau đớn và bệnh tật – Cơ hội cho Đức hạnh 

“Bệnh tật là một chướng ngại vật đối với cơ thể, chứ không phải ý chí, trừ phi ý chí lựa chọn nó. Sự què quặt là một chướng ngại vật đối với cái chân, chứ không phải ý chí.” – Epictetus 

Giáo viên trường phái Khắc kỷ Epictetus bị què một chân. Ông chọn điều này là một trở ngại cho đôi chân của ông chứ không phải cho tâm trí.

Điều tương tự cũng đúng với bệnh tật và nỗi đau thể xác. Cơn đau ảnh hưởng đến cơ thể chứ không phải tâm trí. Chúng ta có thể chọn nên làm gì với cơn đau. Chúng ta có thể dũng cảm đương đầu với cơn đau đầu hoặc ta rên rỉ và than vãn về nó. Sự lựa chọn tùy thuộc ở ta. 

Vấn đề không phải là để cho sự yếu đuối và thương hại bản thân kiểm soát ta khi chúng ta đang bị đau. Những hành vi nuông chiều bản thân như vậy sẽ chỉ làm sự việc tồi tệ hơn. 

Hành động: Lần tới khi bạn đang bị đau, hãy cố gắng rèn luyện phẩm hạnh của bạn và cứ ở đó. Hãy nhớ, cơn đau xảy ra với cơ thể chứ không phải tâm trí. 

Đau đầu? Nó là một cơ hội để rèn luyện sức mạnh.  

Sốt? Để cho cơ thể bạn nghỉ ngơi, chẳng có lý do gì để ca thán.  

Hãy chọn không để nỗi đau ảnh hưởng đến bạn, hãy giữ sự bình thản của bạn. 

  1. Tưởng tượng rằng mọi thứ đều vay mượn từ vận mệnh

Tất cả những gì mà ta thực sự sở hữu chỉ là tâm trí của ta mà thôi. Tất cả những thứ khác có thể bị lấy đi trong nháy mắt. 

Tài sản của bạn, cơ thể bạn, gia đình bạn, bạn bè của bạn, tất cả mọi thứ đều có thể bị lấy đi trong tíc tắc.

Theo các nhà Khắc kỷ, chúng ta nên tận hưởng những thứ đó chừng nào ta còn đang có chúng, nhưng đừng quá dính mắc vào bởi vì chúng có thể mất đi nhanh chóng. Hãy xem mọi thứ chỉ là đang vay mượn - từ tự nhiên, vận may, Chúa, hay bất kỳ thứ gì bạn muốn –và bạn chỉ có thể sử dụng nó tạm thời. Nó có thể bị tước đoạt khỏi bạn trong tíc tắc. Whoops và biến mất. Không cần báo trước. Không cần xin phép. 

Seneca tự hỏi, làm sao mà chúng ta có thể nhìn thấy quá nhiều nỗi bất hạnh xảy ra trên khắp thế giới mà lại không hình dung nó sẽ xảy đến với ta? Đấy là sự vô minh. 

Hành động: Nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ bạn nghĩ là đang sở hữu không thật sự là của bạn đâu. Ngay cả khi bạn đã trả tiền để mua chúng. Chúng có thể bị lấy đi trong một nốt nhạc, nó không thật sự là của bạn. 

Ý thức rằng tất cả mọi thứ mà bạn đang giữ khư khư có thể bị lấy đi mà chẳng cần báo trước. Món đồ yêu thích mà bạn đang “sở hữu” là gì?” Hãy nhớ, nó có thể ra đi vào ngày mai. Lần tới khi bạn hôn tạm biệt những người thân yêu của mình, hãy tưởng tượng như đó là lần cuối cùng. 

  1. Đếm những phước lành của bạn 

Các nhà Khắc kỷ đều là những người tối giản. 

Họ thích coi trọng những gì họ đang có thay vì khao khát những thứ họ không có. Họ biết ơn về những điều họ có trong đời. Họ cố gắng yêu thích bất cứ thứ gì họ đã có thay vì thèm muốn thứ họ chưa có. 

Về cơ bản, (1) họ cố gắng chống lại cái thôi thúc lượm lặt và tích trữ đồ đạc. Họ (2) biết ơn về những thứ họ đã có mà không (3) quá gắn bó với chúng. (Hãy nhớ rằng, chúng có thể bị lấy đi trong một nốt nhạc.) 

Hành động: Bạn sẽ khao khát những món đồ bạn đang có nhiều như nào nếu bạn không có chúng? Cũng giống như các bài tập khác, bạn có thể ghi chúng ra. Chẳng hạn, hãy viết ra 3 điều mà bạn thấy biết ơn.

Đừng mua những món đồ mà bạn không cần. Hãy trân trọng những gì bạn có. Đừng quá bám víu vào những thứ mà bạn biết ơn. 

  1. Tha thứ cho những người có lỗi với bạn  

Các nhà Khắc kỷ tin rằng tất cả mọi người đều đang cố gắng làm những gì mà anh ta cho là đúng đắn. Ngay cả khi nó rõ ràng là sai.

Mọi người không cố tình phạm lỗi, họ hành động như thể họ cho rằng việc đó là đúng. Và chúng ta nên thông cảm thay vì đổ lỗi cho họ.  

Làm sao ta có thể nổi giận với một ai đó khi chúng ta biết rằng anh ta chẳng biết còn có đường nào khác tốt hơn? Chúng ta muốn khoan thứ cho những lỗi lầm của người khác, như Chúa Jesus nói, “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” 

Hành động: Trước khi bạn nổi nóng với ai đó, hãy tự nhủ với bản thân rằng cô ấy không biết còn cách nào khác tốt hơn. Nhưng bạn thì có, và do đó bạn tử tế và khoan dung.

  • Đừng tìm cách trả đũa khi ai đó có lỗi với bạn – sự hèn hạ đến từ sự yếu đuối. Thay vào đó hãy chọn sự tử tế và tha thứ.  
  • Hãy thông cảm thay vì đổ lỗi cho người phạm tội – họ mù quáng trong công cụ mãnh nhất của họ: tâm trí của họ. 
  • Nếu ai đó chơi xấu bạn, hãy cố gắng xem nó như sự tập luyện. Chúng ta đều đang học hỏi và cố gắng trở nên tốt hơn.
  1. Hãy chọn sự bình thản

Một trong những mục tiêu chính của các nhà Khắc kỷ là có thể giữ được sự bình tĩnh ngay cả khi đối diện với nghịch cảnh. Bất kể một người Khắc kỷ đang đối mặt với điều gì, anh ta muốn giữ bình tĩnh và đầu óc lý trí. 

“Tôi chọn sự bình thản.” Câu này đã giúp tôi tránh phung phí nhiều năng lượng và cảm xúc. Thường thì khi chuyện gì đó xảy ra khiến tôi không thích và trong lòng nảy lên cảm giác tức giận và kích động, tôi tự nhủ với bản thân, “Tôi chọn sự bình thản.” Và bình tĩnh sống tiếp. Thậm chí nở một nụ cười. 

Chỉ riêng mình câu trích dẫn này đã giá trị bằng tất cả các cuốn sách mà tôi đã đọc về Chủ nghĩa Khắc kỷ. Tôi khuyến khích bạn thử đưa những từ này vào lối sống khắc kỷ của bạn. Hãy tin tôi, nó rất đáng giá đó.

Nhắc nhở duy nhất: Nó đòi hỏi đủ ý thức để đứng giữa kích thích và phản ứng. Nếu bạn trau dồi nó, bạn sẽ nhanh chóng được hưởng lợi rất nhiều từ những từ này.

Hành động: Đưa nhận thức vào cuộc sống của bạn và bất cứ khi nào một điều gì đó làm dấy lên sự giận dữ và bất mãn trong bạn, hãy nói với mình, “Tôi tin vào sự bình thản.” 

Khi bạn làm đổ rượu lên quần áo của bạn – hãy chọn sự bình thản. Khi bạn chung phòng (hoặc em trai) không rửa chén – hãy chọn sự bình thản. Khi đội thể thao yêu thích của bạn cầm hòa – hãy chọn sự bình thản. 

  1. Suy ngẫm về một ngày của bạn

Điều này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. 

Bạn có thể gọi nó là ghi nhật ký. Ý tưởng là suy ngẫm về bản thân. 

  • Hôm nay bạn đã làm được việc gì tốt?
  • Những gì bạn có thể làm tốt hơn? 
  • Và làm thế nào bạn có thể trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân? 

Đó là một phiên bản mà tôi đọc được gần đây. Suy ngẫm về điều tốt, điều tốt hơn, điều tốt nhất. Điều này rất tuyệt bởi vì bạn cần ôn lại về những việc mà bạn đã làm tốt. Điều này tạo động lực và tăng cường cho cơ bắp Đức hạnh của bạn. 

Cách hiệu quả nhất có lẽ là viết chúng ra. Nhưng điều đó không cần thiết. Cá nhân tôi thì viết ra các mục tiêu và ý định bổ sung (những mẫu câu dạng nếu… thì khi đó…) cho ngày tiếp theo. Đó là một thói quen nhỏ dễ dàng duy trì. Vì vậy tôi không viết ra những suy ngẫm của mình về ngày hôm đó.

Tôi xem xét về một ngày của mình gần như mỗi đêm. Chỉ trong đầu tôi. Và tác dụng của nó rất to lớn. Tôi nhận thức rõ ràng hơn về ngày đó và tôi sẽ sớm phát hiện được khi nào tôi không hành động theo những gì mà tôi cho là tốt nhất. Về cơ bản đây là một công cụ nhận thức. 

Hành động: Cam kết làm những điều tốt đẹp, điều tốt hơn, điều tốt nhất trong một tuần làm việc. Dành 5 phút mỗi tối trước khi bạn đi ngủ và tự hỏi mình 3 câu hỏi đơn giản này (xem ở trên). Một mình bài tập này có thể mang lại lợi lạc to lớn cho bạn về phương diện phát triển cá nhân.

  1. Đừng bằng lòng với những gì học được – Hãy thực hành! 

“Đó là lý do tại sao các triết gia cảnh báo chúng ta đừng nên thỏa mãn với việc học cho biết, mà cần thực hành và sau đó là rèn luyện. Vì khi thời gian trôi qua, chúng ta quên mất những gì mình đã học và kết cuộc là làm ngược lại với chúng” – Epictetus 

Đừng cảm thấy thỏa mãn chỉ vì bạn vừa mới đọc lướt qua các bài tập. Bạn phải chọn ít nhất 1 bài và bắt đầu làm ngay lập tức. 

Như Epictetus hỏi rằng, “Nếu bạn không học những điều đó để đưa chúng vào thực hành, vậy bạn học chúng để làm gì?” 

ĐÂY LÀ HERCULES trong tấm ảnh trên.

Hãy bắt đầu ngay. Những bài tập dễ nhất là 2,3,4,10,13,15,16, và 19.  

 

PS: Tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Khắc kỷ trong cuốn sách Nghệ Thuật cổ của niềm vui Khắc kỷ (A Guide to the Good Life: The Ancient Art of Stoic Joy- Tác giả: William B. Irvine) mà Page dịch (Sách sẽ ra mắt vào đầu năm sau nha các bạn ^^). Đọc thử các chương đầu <a style="color: #

menu